Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMáy tính lượng tử phá kỷ lục với hơn 1.000 qubit

Máy tính lượng tử phá kỷ lục với hơn 1.000 qubit


MỹCông ty Atom Computing tạo ra máy tính lượng tử đầu tiên có 1.180 qubit, có thể cải thiện độ chính xác của cỗ máy.





Máy tính lượng tử lớn nhất do Atom Computing chế tạo. Ảnh: Atom Computing

Máy tính lượng tử lớn nhất do Atom Computing chế tạo. Ảnh: Atom Computing

Máy tính lượng tử đầu tiên trên thế giới có nhiều bit lượng tử (qubit) hơn gấp đôi cỗ máy giữ kỷ lục thế giới trước đó là máy tính Osprey của IBM (433 qubit). Dù có nhiều qubit hơn không nhất thiết đồng nghĩa với hiệu suất tốt hơn, số lượng qubit lớn rất cần thiết đối với máy tính lượng tử không lỗi trong tương lai, khác với các cỗ máy nghiên cứu bị nhiễu nhiều hiện nay. Những máy tính lượng tử lớn nhất như của IBM và Google sử dụng mạch siêu dẫn làm lạnh tới nhiệt độ cực thấp. Nhưng cỗ máy lập kỷ lục đến từ công ty khởi nghiệp Atom Computing ở California sở hữu 1.180 qubit, sử dụng nguyên tử trung tính giữ cố định bởi laser trong mạng hai chiều, New Scientist hôm 24/10 đưa tin.

Một lợi thế của thiết kế này là dễ dàng mở rộng quy mô hệ thống và thêm nhiều qubit vào mạng lưới, theo Rob Hays, giám đốc điều hành Atom Computing. Bất kỳ máy tính lượng tử hữu dụng nào trong tương lai không bị lỗi (đặc điểm gọi là khả năng chịu lỗi) sẽ cần ít nhất hàng chục nghìn qubit sửa lỗi hoạt động song song với qubit lập trình.

“Nếu chỉ tăng quy mô lên hàng chục qubit, giống như phần lớn hệ thống siêu dẫn và bẫy ion hiện nay, chúng ta sẽ cần thời gian rất dài để tiến tới kỷ nguyên của những cỗ máy có khả năng chịu lỗi. Với phương pháp sử dụng nguyên tử trung tính, chúng ta có thể đạt đến cột mốc đó nhanh hơn nhiều”, Hays giải thích. Theo ông, nhóm nghiên cứu của Atom Computing hướng tới tăng số lượng qubit trong cỗ máy gấp khoảng 10 lần sau mỗi hai năm.

Khác với bit máy tính thông thường có giá trị là 1 hoặc 0, qubit đa dạng hơn, có một loạt đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào cách chúng được tạo ra. Nguyên tử trung tính phù hợp hơn với rối lượng tử, một hiệu ứng lượng tử kỳ lạ trong đó hai qubit được nối với nhau và có thể ảnh hưởng đến nhau ngay cả ở những khoảng cách rộng lớn. Chúng cũng hoạt động ổn định hơn. Qubit trong máy tính của Atom Computing ngăn trạng thái lượng tử khỏi sụp đổ, nhờ đó đạt khả năng chịu lỗi, trong gần một phút. So với nó, máy tính Osprey của IBM có thời gian liên kết qubit chỉ khoảng 70 – 80 micro giây.

Thời gian liên kết dài đến từ nguyên tử ytterbium mà Hays và cộng sự sử dụng như qubit. Phần lớn cỗ máy nguyên tử trung tính sử dụng electron của nguyên tử làm yếu tố lượng tử để tiến hành tính toán, nhưng chúng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các laser mạnh dùng để cố định chúng. Với ytterbium, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một đặc điểm lượng tử của hạt nhân nguyên tử gọi là spin (mômen động lượng nội tại của hạt), vốn ít nhạy hơn trước rối loạn. Theo nhà nghiên cứu Ben Bloom ở Atom Computing, hạt nhân không tương tác với môi trường bên ngoài mạnh như electron.

Do qubit có quá nhiều đặc điểm khác nhau, rất khó để so sánh nó giữa những cỗ máy khác biệt. Tuy nhiên, Bloom cho biết cỗ máy của Atom Computing có khả năng xử lý tương đương máy tính của IBM. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể cung cấp máy tính cho khách hàng vào năm sau để ứng dụng trong điện toán đám mây.

An Khang (Theo New Scientist)




Source link

Cùng chủ đề

Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được

Bài toán dưới đây không chỉ đòi hỏi người chơi có tư duy logic, tính toán nhanh nhạy mà còn cần trí tưởng tượng phong phú. Đề bài như sau: "Hai ông bà Lars cùng đến một buổi gặp mặt với 4 cặp vợ chồng khác nhân dịp năm mới. 5 cặp vợ chồng bắt tay nhau, nhưng không ai bắt tay chính vợ/chồng của mình. Sau khi bắt tay, ông Lars đến hỏi từng người xem họ bắt...

Câu đố IQ ‘hại não’ nhất, ít ai tìm ra đáp án chính xác

Dựa trên những dữ liệu hình ảnh đã có, hãy suy luận và tính toán để tìm ra đáp số phép tính cuối cùng. Câu đố này đòi hỏi người chơi có mắt quan sát tinh tế, óc logic và khả năng tính toán nhanh nhạy.Dạng câu đố này không xa lạ nhưng lại làm khó nhiều người. Để tìm đáp án, bạn cần tập trung cao độ. Nếu tìm ra đáp án trong thời gian ngắn, bạn đích...

Trung Quốc ‘bẻ khóa’ thành công thuật toán mã hóa nhờ máy tính lượng tử

Trong nghiên cứu mới nhất do Wang Chao, thuộc Đại học Thượng Hải, dẫn đầu, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng máy tính lượng tử do D-Wave Systems của Canada sản xuất để bẻ khóa thành công thuật toán mật mã, đánh dấu một cột mốc quan...

Bài toán cộng, trừ, chia sáu số 9 gây tranh cãi

Gần đây, một bài toán được dân mạng truyền tay nhau, thoạt nhìn trông đơn giản nhưng vẫn xảy ra cuộc tranh luận về đáp án.Câu hỏi với nội dung như sau: Hãy sử dụng trí thông minh của mình giải phép toán sau: 9 - 9 : 9 + 9 - 9 : 9 = ?.Nếu nhìn qua chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ bài toán này cực đơn giản, nhưng khi tính toán ra đáp án...

Thử thách chỉ dành cho người thông minh

Dưới đây là một kim tự tháp, trong các ô sẽ có các chữ số khác nhau như: 198, 263, 431, 265, 446, 679, 681, 1110. Tuy nhiên lại xuất hiện 2 ô ký tự E và D. Nhiệm vụ của bạn hãy vận dụng trí thông minh tìm được ra giá trị của 2 ô chữ E và D sao cho chính xác và đúng với quy luật của các ô số.Để tìm ra đáp án không hề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ​

 Tham dự tọa đàm có đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ cùng nhiều lãnh đạo các viện, trường, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, Đồng bằng...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Màn hình co giãn có thể "tự do biến thành bất kỳ hình dạng nào" của LG Display

Khác với những màn hình linh hoạt hiện tại chỉ có thể uốn cong hoặc gập lại, màn hình này thực sự có thể biến đổi, xoắn, và kéo giãn thành nhiều hình dạng khác nhau. Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà...

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. Ngày 14-11, Ủy ban châu Âu tuyên bố phạt...

Cùng chuyên mục

Mất tiền ngay tức khắc khi tìm cụm từ đơn giản này trên Google: Người dùng cần xem để né ngay!

Nếu người dùng nhấp vào trang web giả mạo do tin tặc tạo ra, phần mềm độc hại sẽ tự động được tải về máy tính của người dùng. ...

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. Ngày 14-11, Ủy ban châu Âu tuyên bố phạt...

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ĐCSVN)- Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia. Chiều 14/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và...

Indonesia dạy AI và mã hóa cho học sinh tiểu học

Hiện tại mô hình giảng dạy AI và mã hóa đã được thử nghiệm tại một số trường học ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ngày 14-11, Bộ trưởng Giáo dục tiểu học và trung học Indonesia Abdul Mu'ti cho biết nước này đang xem...

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Mới nhất

Saigon Co.op tặng phòng học tiếng Anh và sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị

Trao tặng phòng học tiếng Anh và bộ sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, Saigon Co.op hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho các em. ...

Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2

So với các phiên đấu giá trước tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, mặt bằng giá trúng 32 lô đất LK05 và LK06 ở huyện Hoài Đức, Hà Nội có phần thấp hơn, dao động quanh mức 85 - 91 triệu đồng/m2. Đất đấu giá Hoài Đức có giá “mềm” hơn, cao nhất là 109 triệu đồng/m2So với các...

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ai cũng nên biết

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở người làm công việc lao động nặng, văn phòng hoặc người cao tuổi. Nếu sớm phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm...

Vừa lên sàn, tập đoàn chuyên bán nguyên liệu của ông Nguyễn Thiên Trúc ‘mất’ ngay nghìn tỉ

Vừa lên sàn hôm 11-11 với giá 63.000 đồng/cổ phiếu, sau vài phiên điều chỉnh, vốn hóa CTCP Nguyên liệu Á châu AIG 'bốc hơi' hơn nghìn tỉ đồng. ...

Mới nhất

làm sao để kiểm soát?