Trang chủNewsThế giớiLý do quyết định xả nước phóng xạ của Nhật gây tranh...

Lý do quyết định xả nước phóng xạ của Nhật gây tranh cãi


Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đánh giá quyết định xả nước thải phóng xạ ra biển của Nhật là an toàn, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về tác động từ tritium.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 4/7 đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra đại dương của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

“Việc xả thải dần dần, có kiểm soát này sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường”, IAEA cho biết, thêm rằng quyết định cuối cùng tùy thuộc Tokyo.

Theo Nikkei, chính phủ Nhật có thể bắt đầu xả nước thải từ nhà máy Fukushima sớm nhất vào tháng 8 theo lộ trình đã được chuẩn bị trong nhiều năm. Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản năm 2019 tuyên bố “không có lựa chọn nào khác”, khi không gian xung quanh nhà máy không còn chỗ để chứa nước thải phóng xạ.

Nhưng đánh giá của IAEA vẫn không thể xua tan nỗi lo và những tranh cãi của ngư dân địa phương, các nước láng giềng, cũng như giới chuyên gia về mức độ an toàn của nguồn nước thải phóng xạ được xả ra biển.





Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến ba lõi lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tan chảy, giải phóng lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải sử dụng lượng lớn nước để làm mát lò phản ứng và thu gom chúng trong các bể chứa trong khuôn viên nhà máy.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy, đã xây hơn 1.000 bể chứa khổng lồ chứa 1,32 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng, đủ lấp đầy hơn 500 bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

Nhưng TEPCO giờ đây không còn đất để xây thêm bể chứa. Họ cũng cần giải phóng không gian để tiến hành tháo dỡ nhà máy an toàn. TEPCO cho biết nước thải phóng xạ có một số thành phần nguy hiểm, nhưng chúng đều có thể được tách khỏi nước.

Vấn đề thực sự của nước thải từ nhà máy Fukushima là tritium, một dạng phóng xạ của hydrogen (H) rất khó để tách khỏi nước. Tritium có chu kỳ bán rã 12,3 năm, nên việc lưu trữ chúng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn rò rỉ mất kiểm soát, trong khi chưa có công nghệ nào có thể loại bỏ hoàn toàn tritium còn sót lại từ lượng nước lớn như vậy.

Chính phủ Nhật Bản và IAEA cho biết nước phóng xạ từ Fukushima sẽ được pha loãng triệt để và xả từ từ ra đại dương trong nhiều thập kỷ. Nhật Bản quy định giới hạn nồng độ tritium trong nước thải là 1.500 Bq/l (becquerel/lít), thấp hơn 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 Bq/l đối với nước uống.

Tokyo không lên kế hoạch xả tất cả nước thải cùng lúc. Theo lịch trình, chỉ 0,06 g tritium được xả vào Thái Bình Dương mỗi năm, qua một cống ngầm hướng ra biển. IAEA sẽ là bên giám sát quá trình xả thải này.

IAEA và nhiều cơ quan khác cho hay các nhà máy hạt nhân trên thế giới đều xả nước thải qua xử lý có hàm lượng tritium thấp một cách thường xuyên và an toàn, lập luận rằng tritium tồn tại ở tự nhiên, trong nước biển, nước máy, thậm chí trong cơ thể con người.

Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ (NRC) xác nhận “gần như toàn bộ” các nhà máy hạt nhân ở nước này đều xả nước thải có hàm lượng phóng xạ thấp qua đường thủy.





Các bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 23/2/2017. Ảnh: Reuters

Các bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 23/2/2017. Ảnh: Reuters

Dù vậy, đánh giá của IAEA và Nhật gây nhiều tranh cãi trong dư luận và giới chuyên gia, khi một số học giả cho rằng nước thải chứa tritium vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tim Mousseau, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Nam Carolina, Mỹ, cho hay chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tác động của tritium đối với môi trường và thực phẩm, dù xả nước thải chứa phóng xạ là hoạt động phổ biến của các nhà máy trên thế giới.

Ủy ban An toàn Hạt nhân Canada cho biết tritium quá yếu để xâm nhập vào da, nhưng thừa nhận nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu được hấp thụ với “lượng cực lớn”. Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ cũng thừa nhận “bất kỳ phơi nhiễm phóng xạ nào đều có thể gây một số rủi ro sức khỏe”, nhưng thêm rằng “ai cũng tiếp xúc với một lượng nhỏ tritium mỗi ngày”.

Trong khi đó, Robert H. Richmond, giám đốc Phòng thí nghiệm biển Kewalo tại Đại học Hawaii, nhận định kế hoạch xả thải là “thiếu khôn ngoan và chưa đủ độ chín”. Ông Richmond là thành viên nhóm học giả quốc tế làm việc cùng Diễn đàn Các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) để đánh giá kế hoạch xả thải của Tokyo.

Ông cho hay pha loãng nước thải chứa tritium có thể không đủ để giảm thiểu tác động lên sinh vật biển. Tritium có thể xâm nhập vào nhiều tầng của chuỗi thức ăn như thực vật, động vật và vi khuẩn, tích tụ trong hệ sinh thái biển.

“Các đại dương trên thế giới đang phải chịu rất nhiều áp lực từ biến đổi khí hậu, axit hóa, ô nhiễm, đánh bắt quá mức. Mọi người cần ngừng đối xử với biển như một bãi rác”, Richmond nói.

Các chuyên gia lo ngại những rủi ro tiềm tàng từ động thái xả thải của Nhật sẽ ảnh hưởng tới các khu vực khác trên thế giới. Một nghiên cứu năm 2012 của nhóm nghiên cứu đến từ các trường đại học Mỹ đã tìm ra bằng chứng phát hiện cá ngừ vây xanh nhiễm tritium ở Fukushima đã vượt Thái Bình Dương tới vùng biển ngoài khơi California, Mỹ.





Các bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima nhìn từ trên cao, ngày 31/5. Ảnh: AFP

Các bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima nhìn từ trên cao, ngày 31/5. Ảnh: AFP

Trong khi Mỹ, đảo Đài Loan ủng hộ quyết định xả thải của Nhật Bản, nhiều nước láng giềng đã phản ứng quyết liệt.

Trung Quốc cho rằng đánh giá của IAEA “không phải bằng chứng hợp lý và hợp pháp”, cảnh báo Tokyo sẽ gánh mọi hậu quả nếu vẫn quyết xả nước phóng xạ ra biển. “Thái Bình Dương không phải cái cống của Nhật Bản để xả nước thải hạt nhân”, một quan chức cấp cao Trung Quốc nói hồi tháng 3.

Tổng thư ký Diễn đàn Các quốc đảo Thái Bình Dương Meg Taylor hồi đầu năm cũng bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” và cho rằng cần có thêm dữ liệu trước khi cấp phép bất kỳ hoạt động xả thải nào ra đại dương. “Chúng tôi nợ con cháu lời đảm bảo về tương lai an toàn”, ông viết.

Đảng cầm quyền Hàn Quốc tuyên bố tôn trọng đánh giá của IAEA, song nhiều người Hàn Quốc đã tích trữ muối và hải sản do lo ngại tác động từ kế hoạch xả thải của Nhật Bản.

Giá muối biển ở Hàn Quốc tăng vọt trong thời gian gần. Một số người chia sẻ đã tích trữ rong biển, cá cơm và muối đủ dùng cho ba năm. Người Hàn Quốc cũng tổ chức một số cuộc biểu tình phản đối quyết định xả nước phóng xạ của Nhật.

Dư luận Nhật Bản cũng chia rẽ về động thái này. Khảo sát hồi tháng 3 của Asahi cho thấy 51% trong số hơn 1.300 người được hỏi ủng hộ việc xả nước thải, trong khi 41% phản đối. Người Tokyo cũng từng xuống đường phản đối kế hoạch này hồi đầu năm.

Trong khi đó, ngư dân Fukushima, nơi thảm họa xảy ra, là những người đầu tiên chỉ trích kế hoạch. Hoạt động đánh cá của họ đã bị đình chỉ trong nhiều năm sau khủng hoảng. Các quốc gia khác cũng áp đặt các hạn chế nhập khẩu hải sản từ khu vực này.

Nhiều năm sau thảm họa, khi nguồn nước và cá ở tỉnh này được đánh giá về mức an toàn, niềm tin của khách hàng khó có thể được khôi phục hoàn toàn. Các ngư dân Fukushima cho biết quyết định xả thải có thể một lần nữa làm tổn hại đến sinh kế cũng như danh tiếng của tỉnh.

“Có vẻ như giới chức đã đưa ra quyết định mà không có sự đồng ý từ chúng tôi”, một ngư dân địa phương nói.

Đức Trung (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Điểm danh những địa điểm nổi tiếng xuất hiện trong phim bom tấn Hollywood

Những địa điểm này mang đến vẻ đẹp đặc trưng và tạo dấu ấn khó quên cho mỗi...

Tập đoàn Vietravel ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với tỉnh Fukushima

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2024, nhân sự kiện Ngài Uchibori Masao - Thống đốc tỉnh Fukushima có chuyến thăm và làm việc, Tập đoàn Vietravel đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Chính quyền tỉnh Fukushima. Đây được xem là sự kiện đặc biệt quan trọng nhằm tăng tình hữu nghị và thắt chặt mối quan hệ hợp tác song phương, xúc tiến, quảng bá...

Những món ăn truyền thống độc đáo tại Fukushima, Nhật Bản

Với những món ăn truyền thống độc đáo và hương vị tinh tế, Fukushima hứa hẹn mang đến...

IAEA tiếp tục giám sát việc xả thải tại Fukushima

Ngày 13-3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cam kết tổ chức này sẽ tiếp tục nỗ lực giám sát việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Theo người đứng đầu IAEA, việc xả thải chỉ là giai đoạn đầu của một quá trình lâu dài cần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn...

Theo Reuters, ngày 1/11, quân đội Israel cho biết đã tiêu diệt quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.

Cùng chuyên mục

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024: Đội Công đoàn Quảng Ninh giành Cúp vô địch

Chiều ngày 3/11, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã tổ chức lễ bế mạc và và trao giải thưởng cho các cầu thủ và đội tuyển xuất sắc. Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức trong nhiều tháng qua. Trận chung kết...

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu “quay xe” với Kiev nếu ông Trump đắc...

Ngày 3/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã chiếm làng Vyshneve ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Cùng ngày, Thủ tướng Hungary đề nghị châu Âu cân nhắc lại việc ủng hộ Kiev nếu ông Trump đắc cử.

Lực lượng Nga kiểm soát ngôi làng chiến lược ở Donetsk, tập kích Kyiv

Lực lượng Nga tuyên bố kiểm soát thêm làng Vyshneve gần trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk của Ukraine ở Donetsk, đồng thời tập kích Kyiv đêm thứ 2 liên tiếp. ...

Mới nhất

Cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng

Có lợi thế về cảng biển nước sâu, nhưng cảng Dung Quất chưa phát huy hết tiềm năng, do nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và thu hút đầu tư. Có lợi thế về cảng biển nước sâu, nhưng cảng Dung Quất chưa phát huy hết...

Lagoon Residences chinh phục nhà đầu tư đang tìm kiếm quỹ đất ven vịnh đắt giá

Khả năng thu hút dòng tiền, tiềm năng sinh lời vượt trội của bộ sưu tập Lagoon Residences được đánh giá cao bởi vị trí đắc địa trên quỹ đất ven vịnh Hạ Long, tính truyền đời và hệ thống tiện ích đẳng cấp quốc tế. Lagoon Residences chinh phục nhà đầu tư đang tìm kiếm quỹ đất ven vịnh...

TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy Nipro

Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư Dự án nhà máy Nipro Việt Nam tại Khu công nghệ cao. TP.HCM chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy NiproBan Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM...

Rời Thủ đô, nhà đầu tư tìm điểm sáng nơi vùng ven đất vàng

Phổ Yên - thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI. Phổ Yên - thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như...

Mới nhất