Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương 20-50 triệu, ngành Kỹ thuật hàng không vẫn khát nhân lực

Lương 20-50 triệu, ngành Kỹ thuật hàng không vẫn khát nhân lực


Lương ngành Kỹ thuật hàng không được cho là cao, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh còn hạn chế, quá trình đào tạo dài, công việc áp lực khiến giới trẻ ít chọn, dẫn đến thiếu hụt nhân lực.

Kỹ thuật hàng không là ngành cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng máy bay.

Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết nhân sự trong ngành này có thể nhận mức lương từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng với trình độ sơ đẳng, làm các công việc đơn giản như thay dầu, lốp máy bay. Với người có chứng nhận B1, B2 (chứng chỉ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay) và có thể ký xác nhận sau khi hoàn thành công việc bảo dưỡng, mức lương lên đến 50 triệu đồng, thậm chí cao hơn.

Dù được coi là ngành lương cao nhưng Kỹ thuật hàng không rất thiếu nhân lực, trong bối cảnh ngành này hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, việc đào tạo có hạn vì là ngành đặc thù, học phí cao, thời gian đào tạo dài.





Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ về nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm

Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam, chia sẻ về nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, so với thời điểm trước Covid-19 (năm 2019), thị trường vận tải hàng không năm nay tăng 1% về số hành khách và 14,8% về hàng hóa. Trong đó, vận chuyển nội địa đã tăng vượt năm 2019. Dự báo đến cuối năm nay, thị trường quốc tế cũng phục hồi tương đương trước đại dịch.

Tại hội thảo về đào tạo và nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không do Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức ngày 23/5, ông Trọng cho biết Việt Nam hiện có 13 hãng hàng không với gần 280 tàu bay, 15 công ty về kỹ thuật – bảo dưỡng. Dù vậy, với cơ sở hạ tầng hiện tại, Việt Nam chỉ có duy nhất công ty VAECO của Vietnam Airlines có năng lực bảo dưỡng tàu bay ở mức không hạn chế. Phần lớn hãng hàng không phải mang tàu bay ra nước ngoài bảo dưỡng.

Dự án sân bay Long Thành đang được thực hiện dành 16 hecta để xây dựng 16 hangar (xưởng máy bay), các hãng hàng không cũng đều có kế hoạch phát triển đội tàu bay.

“Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không hiện rất lớn”, ông Trọng nói.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết đơn vị này cần tuyển bổ sung 100 kỹ sư mỗi năm cho công ty bảo dưỡng máy bay. Khi cơ sở bảo dưỡng ở Long Thành đi vào hoạt động, số kỹ sư cần tuyển có thể gấp đôi hay gấp ba.

“Việt Nam không có thống kê tổng thể số lượng kỹ sư hàng không còn thiếu nhưng toàn thị trường Đông Nam Á trong 20 năm tới cần bổ sung khoảng 60.000 nhân viên kỹ thuật bởi số lượng máy bay sẽ tăng trưởng gần như gấp đôi”, ông Thắng nói.





Sinh viên USTH khi đi thực tập tại công ty VAECO. Ảnh: Minh Đức/USTH

Sinh viên USTH đi thực tập tại công ty VAECO. Ảnh: Minh Đức/USTH

Tình trạng “khát” nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không khó có thể giải quyết sớm. Việt Nam có một vài trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không nhưng số tuyển sinh ít, như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (40 sinh viên mỗi năm), Bách khoa Hà Nội (50), Bách khoa TP HCM (100), Học viện Hàng không Việt Nam (140).

PGS.TS Ngô Quang Minh, Phó trưởng khoa Hàng không, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết trường hợp tác với Vietnam Airlines, Viện Vũ trụ Hàng không Pháp (IAS) trong đào tạo cùng sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Airbus, nhưng không thể tuyển sinh nhiều hơn do những yêu cầu đặc thù của chương trình đào tạo.

Ngành này cũng khó thu hút thí sinh do là ngành hẹp, ít lựa chọn nghề nghiệp khi ra trường. Học phí cao có thể cũng là rào cản. như tại USTH, học phí là 100 triệu đồng một năm, gấp đôi các ngành khác.

Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết ngoài thời gian học trong trường đại học, nhân viên bảo dưỡng máy bay muốn có chứng nhận B1, B2 phải được đào tạo thêm 4-5 năm nữa. Để làm việc độc lập, được đứng ra ký sổ bảo dưỡng tàu bay, họ phải học hành với thời gian tương đương bác sĩ.





Ông Nguyễn Chiến Thắng, đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại hội thảo do Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm

Ông Nguyễn Chiến Thắng, đại diện Vietnam Airlines chia sẻ tại hội thảo, ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm

Lương cao nhưng áp lực lớn cũng khiến ngành Kỹ thuật hàng không chưa thu hút. Ông Tạ Minh Trọng nhấn mạnh bảo dưỡng máy bay là lao động đặc thù, làm việc trong môi trường kỷ luật cao với những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe về kiến thức, sức khỏe.

“Chẳng hạn, các bạn tưởng tượng suốt mùa hè phải làm việc dưới mức nhiệt lên tới 50-60 độ C”, ông Trọng ví dụ.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam nói không muốn vẽ ra “viễn cảnh màu hồng” để thu hút sinh viên nhằm bù đắp nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không. Tuy nhiên, ông khẳng định những sinh viên có đam mê, kiên trì theo đuổi sẽ có cơ hội nghề nghiệp lớn với mức lương hấp dẫn.

Ngoài làm việc trong nước, sinh viên có thể ra nước ngoài nếu trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt bởi thiếu hụt nhân lực Kỹ thuật hàng không là vấn đề toàn cầu sau đại dịch Covid-19, theo ông Trọng.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Học ngành Kỹ thuật dầu khí có vất vả?

Em đang tìm hiểu hai ngành, trong đó có Kỹ thuật dầu khí, mong mọi người tư vấn về công việc và khó khăn của nghề này. Em năm nay thi đại học, đang quan tâm đến ngành Kỹ thuật dầu khí và Kỹ thuật hàng không. Em muốn hỏi mọi người đã và đang làm trong lĩnh vực này về những vất vả, khó khăn của công việc.Em không rõ Kỹ sư dầu khí làm trên biển bao...

Rút ngắn 3 năm đào tạo Kỹ thuật hàng không nhờ hợp tác doanh nghiệp

Thay vì mất khoảng 7 năm mới có chứng chỉ B1/B2 về kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội chỉ mất 4 năm. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) ngày 5/3 ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay (VAECO) về đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không,...

Dự kiến phát triển ba đại học quốc tế xuất sắc ở Việt Nam

Ba trường Đại học Việt - Đức, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Đại học Việt - Nhật sẽ tiên phong thí điểm mô hình hoạt động mới, quốc tế hóa trong một số lĩnh vực. Thông tin này được đưa ra tại tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ...

10 trường quân đội tuyển bổ sung từ hôm nay

Từ 22 đến 29/10, các trường quân đội nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đại học, cao đẳng từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, tổng chỉ tiêu gần 200. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết có 3 học viện và 7 trường sĩ quan cần tuyển bổ sung. Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển nếu đã tham gia sơ tuyển và được một trường quân đội gửi thông báo đủ điều kiện...

Tuyển bổ sung gần 200 chỉ tiêu vào các trường quân đội

Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa thông báo về việc tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng tại các trường quân đội năm 2023.Điều kiện đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung là: Đã tham gia sơ tuyển và được 1 trường Quân đội gửi thông báo đủ điều kiện sơ tuyển; chưa trúng tuyển hoặc chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào; có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Mới nhất

Sau khi sắp xếp, Tiền Giang chỉ còn 164 đơn vị hành chính cấp xã

Tỉnh Tiền Giang vừa hoàn thành việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh giai đoạn 2023-2025. Sau khi sắp xếp, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện,...

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề...

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? ...

Mới nhất