Trang chủKinh tếNông nghiệpLục bình, cây ngoại lai hoang dã, heo ăn chả nổi, nay...

Lục bình, cây ngoại lai hoang dã, heo ăn chả nổi, nay ở Sóc Trăng dân cắt, phơi, đan lát, có tiền


Lục bình, cây ngoại lai hoang dã có hại nay dân lại có tiền

Tại vùng nông thôn của thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, người dân từ lâu đã biết tận dụng cây lục bình sống trên các kênh rạch làm nguyên liệu đan thành các sản phẩm như túi sách, thảm nhà…rất thân thiện với môi trường.

Hiện nay, nghề đan đát các sản phẩm từ cây lục bình đang giúp bà con có thêm công ăn việc làm tại gia trong những lúc nông nhàn, làm tăng thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống.

Ông Mã Thanh Sơn, ấp Mỹ Thọ, xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm cho biết, gia đình ông đã gắn bó với nghề đan lục bình khoảng 5 năm nay. 

“Nông dân vùng này chỉ làm 2 vụ lúa/năm, nên thời gian nhàn rỗi còn khá nhiều, vì vậy mà địa phương phát triển mô hình đan lục bình để tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, ngoài việc canh tác diện tích 2ha đất trồng lúa của gia đình, nhà ông có 3 người tham gia đan lục bình, mỗi năm kiếm thêm thu nhập từ 70-80 triệu đồng.

“Gia đình tôi một tuần đan từ 240-300 khuông, sau khi trừ tiền nguyên liệu, hàng tháng còn được HTX trả trên 8 triệu đồng”, ông Sơn cho biết thêm.

Từ loài cây bỏ đi, nông dân vùng này ở Sóc Trăng kiếm thêm thu nhập- Ảnh 1.

Ông Mã Thanh Sơn, ấp Mỹ Thọ, xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm cho biết nghề đan đát các sản phẩm từ cây lục bình-cây ngoại lai hoang dã này đã giúp cho gia đình ông có thêm nguồn thu vài chục triệu đồng/năm. Ảnh: Hồng HHồng

Theo bà con nông dân thị xã Ngã Năm, đây là nghề rất phù hợp với lao động nhàn rỗi tại địa phương. Gia đình nào chịu làm sẽ có cuộc sống ổn định hơn so với việc bỏ quê lên các thành phố làm công nhân.

Ngành nông nghiệp thị xã Ngã Năm cho biết, địa phương có kinh tế chủ lực là sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, cùng với sự đầu tư về hạ tầng, thuỷ lợi, giao thông từng bước hoàn chỉnh đã đáp ứng tốt cho việc trồng trọt, chăn nuôi của người dân.

Thế nhưng, đối với hộ gia đình ít tư liệu sản xuất, hộ khó khăn thì có thêm một công việc để làm tại nhà lúc nhàn rỗi là hết sức cần thiết. Mô hình đan đát lục bình vừa giải quyết việc làm để bà con không phải rời quê đi làm ăn xa, vừa tạo thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ loài cây bỏ đi, nông dân vùng này ở Sóc Trăng kiếm thêm thu nhập- Ảnh 2.

Chính quyền thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết, đây là mô hình được chính quyền thị xã quan tâm nhân rộng, nhằm giúp người dân trên địa bàn tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống. Ảnh: Hồng Hồng

Chị Phạm Thị Giang, ngụ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình cho biết, gia đình chỉ sản xuất 5 công ruộng, nhưng phải nuôi 3 đứa con nhỏ, kinh tế gia đình những năm trước đây không đủ trang trải cuộc sống.

“Gần 3 năm nay, khi học xong nghề đan đát lục bình, tôi được nhận nguyên liệu về gia công cho HTX của địa phương, mỗi ngày tôi kiếm thêm thu nhập trên 150.000 đồng” chị Giang nói và cho biết, nguồn thu nhập này giúp đời sống gia đình được đảm bảo hơn.

Giàu chả mong chứ kiếm tiền chợ thì dễ

Bà con ở vùng nông thôn thị xã Ngã Năm chia sẻ thêm, nghề đan lục bình rất nhẹ nhàng, chỉ cần học nghề, khéo tay, chịu khó là có thể kiếm thêm thu nhập, già trẻ đều có thể làm được.

“Tui làm nghề này có thu nhập một ngày cũng 90.000 đồng, ngày nào cũng có được tiền, khỏi xin con cháu”, bà Nguyễn Thị Mai (68 tuổi) ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình nói trong nụ cười hiền.

Chị Nguyễn Kim Liên – Chủ nhiệm HTX đan đát lục bình Hương Liên ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình cho biết, HTX của chị có khoảng 350 xã viên tham gia đan lục bình. Trước khi tham gia HTX, bà con được học nghề đan đát với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

“Khi thạo nghề, bà con được nhận nguyên liệu về gia công nên rất thuận lợi. Mỗi tuần HTX sẽ thu gom sản phẩm một lần với số lượng từ 12.000 -13.000 sản phẩm để giao cho đối tác”, chị Liên nói và cho biết, nghề này rất phù hợp với chị em phụ nữ ở nông thôn.

Nghề đan lục bình đang là mô hình sinh kế hiệu quả cho người dân ở thị xã Ngã Năm. Từ mô hình này, đã giúp người lao động nhàn rỗi ở có thêm nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Đây cũng là mô hình được chính quyền thị xã Ngã Năm quan tâm nhân rộng, nhằm giúp người dân trên địa bàn tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.





Nguồn: https://danviet.vn/luc-binh-cay-ngoai-lai-hoang-da-heo-an-cha-noi-nay-o-soc-trang-dan-cat-phoi-dan-lat-co-tien-20240822170633498.htm

Cùng chủ đề

Túi xách thủ công hợp mọi trang phục, phong cách thời trang

Túi xách thủ công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương

(ĐCSVN) - Đại tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị thời gian tới, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung đã thống nhất, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ...

Mới nhất