Trang chủKinh tếNông nghiệpLúa mùa nổi là giống lúa kỳ lạ ở vùng Tứ Giác...

Lúa mùa nổi là giống lúa kỳ lạ ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, tranh nhau mua gạo

Lúa mùa nổi chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi (còn gọi mùa lũ), chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm tỉnh An Giang, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ) và Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An).

Lúa mùa nổi chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi (còn gọi mùa lũ), chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm tỉnh An Giang, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ) và Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An).

img

Thu hoạch lúa mùa nổi ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Hạt lúa sạch do nông dân trồng theo truyền thống. Từ những năm 1980, 1990 được người dân trồng nhiều, nhưng sau này giống lúa cao sản cho năng suất cao hơn, vòng đời ngắn nên đã đẩy bật lúa mùa.

Để bảo vệ nguồn gen lúa quý, Viện Biến đổi khí hậu, Trường đại học An Giang đã sưu tầm, bảo tồn thành công “Kho lúa” lưu giữ nét đặc thù một vùng văn hóa, sinh thái và môi trường ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.

Hạt gạo phù sa

Tại tỉnh An Giang lúc trước diện tích trồng lúa mùa nổi là hơn 300.000 ha nhưng hiện nay còn khoảng 150 ha.

Ông Lê Tấn Nẫm, 64 tuổi, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bồi hồi nhớ lại những bữa cơm hương vị gạo lúa mùa, hạt lúa mầu đỏ nhìn rất đẹp.

Khi vo gạo nấu cơm cho ra nước mầu đỏ lợt, phụ nữ không bỏ nước vo này mà dùng rửa mặt giúp da mặt mịn màng, ít mụn. Còn nước cơm rất bổ, người ta bỏ đường vào quậy lên cho trẻ em uống thay sữa.

Vụ lúa mùa năm 2023, chúng tôi về vùng Tứ giác Long Xuyên, từ một vùng bát ngát lúa sạch, nay chỉ còn rải rác.

Ông Nguyễn Văn Đông, ngụ xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn đang thong dong chống xuồng trên cánh đồng nước kiểm tra chiều cao thân lúa chia sẻ, ông trồng lúa mùa hơn 20 năm, hầu hết nông dân đều trồng giống lúa Nàng Tây Đùm, tháng 6 dương lịch bắt đầu xuống giống để chờ nước nổi vào.

Do đất ruộng còn nhiễm phèn nên cua, ốc bươu vàng không sống nổi, vì thế lúa non không bị chúng cắn phá. Khi phù sa vào, đất phèn bị lắng xuống, nước ngọt vun bồi cho cây lúa vươn lên.

Trong hơn 5 tháng chờ lúa chín, nông dân nhàn rỗi thời gian làm thêm các việc khác. Tháng 11 khi nước nổi từ đồng rút ra sông cũng là lúc thân lúa ngã rạp chín trổ vàng bông.

Ông Đông cho biết thêm: “Chúng có ưu điểm nước cao đến đâu lúa vẫn vươn lóng vượt qua, mấy tháng trời ngâm mình trong nước ngấm chất ngọt phù sa, ngậm sương trời nên gạo sạch lắm”.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng có 3 ha đất trồng lúa mùa phân tích, vùng Vĩnh Phước như lòng chảo gom nước lũ về, khi sạ lúa, nông dân chỉ bón ít phân giai đoạn đầu còn lại cứ bỏ cho cây lúa tự phát triển cùng nước trời, cho nên còn gọi là “lúa trời”.

Với kinh nghiệm lâu năm, ông Hoàng nói, năm nào cánh đồng này ngập sâu hơn 1,7m, thân cây lúa sẽ cao hơn 2m, cho hạt to và trổ bông nhiều hơn. Còn năm nào lũ nhỏ, lúa cho bông nhỏ, năng suất kém hơn.

Do thân lúa cao tạo thành vùng đệm êm ấm kéo theo cá, tôm trú ẩn, chúng ăn côn trùng, sâu rầy phá lúa, cho nên nông dân khỏi tốn công phun xịt diệt rầy. Cá nhiều, nên cách vài ngày ông Hoàng giăng lưới bắt ăn lai rai. Đến cuối vụ, ông thu gom cá đồng, cá linh bán cho thương lái kiếm được mớ tiền.

Giải bài toán tiêu thụ lúa mùa

Vụ lúa năm 2023, lúa mùa bán giá 16.000 đồng/kg, gần gấp đôi lúa thường, cho nên nông dân trồng lúa có thu hoạch khá, trừ chi phí còn lời hơn 2 triệu đồng một công (0,1 ha).

Ông Hoàng cho biết, lúa mùa cho năng suất không cao như lúa cao sản nhưng lợi nhuận vẫn cao, do suốt vụ nông dân không phải dùng phân bón, thuốc trừ sâu.

Nhưng theo ông, quan trọng khi thu hoạch xong, nhà nông đốt đồng và những gốc rạ của thân lúa mùa bị cháy thấm vào đất thành lớp màu mỡ.

Từ lớp đất tốt tươi này, ông cho xới lên, trồng khoai mì, số nông dân khác trồng hoa màu như kiệu, ớt, bí hồ lô… rất trúng. Năm nào khoai mì giá tốt, ông Hoàng thu lợi một công hơn 3 triệu đồng…

Những nông dân ở xã Vĩnh Phước cho biết, nhờ đó họ có thu nhập khá nhưng đáng lo là hiện nay lũ thất thường, có năm nước về chậm, có năm nước thấp ảnh hưởng tới vụ trồng.

Và tuy là lúa sạch nhưng khó bán do giá cao và cũng rất kén người ăn, do vậy phải có nơi bao tiêu sản phẩm thì nhà nông mới mạnh dạn trồng.

Nhưng không trồng lúa mùa thì không có rơm rạ tốt làm nền cho vụ hoa màu, bao đời nay nông dân vùng này quen làm một vụ lúa mùa cùng hoa màu, nhưng lợi nhuận không kém gì lúa ba vụ mà việc đồng áng lại thảnh thơi hơn.

Thạc sĩ Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu có hơn 10 năm nghiên cứu, lai tạo lúa mùa giải thích, lúa mùa nổi cho gạo sạch nhưng khó bán đại trà, doanh nghiệp chưa mặn mà do hạt gạo nấu ra cơm hơi khô cứng, khó ăn.

Vì thế, lâu nay viện đang nghiên cứu cho ra giống lúa mùa đáp ứng các tiêu chí: gạo sạch, mùi thơm, mềm cơm. Và qua thời gian dài thử nghiệm với bao vất vả cùng với nhiều hỗ trợ từ các nhà khoa học, ông Phong cơ bản tạo được giống mới có mùi thơm, đang nghiên cứu thêm độ mềm dẻo để hoàn thiện đưa ra cho nông dân trồng.

Ông lý giải, khi giải được bài toán khó này thì vấn đề tiêu thụ lúa mùa không đáng lo, gạo sạch và ngon vẫn được thị trường trong và ngoài nước quan tâm.

Khi đó diện tích trồng lúa mùa sẽ tăng lên không chỉ ở tỉnh An Giang mà cả các tỉnh, thành phố khác, tăng thêm thu nhập bền vững cho nông dân.

Thấy rõ tầm quan trọng của lúa mùa, từ năm 2013 tới nay, tỉnh An Giang đã phối hợp cùng Dự án Quản lý nước và thích ứng biến đổi khí hậu (CCCEP) An Giang, thông qua tổ chức GIZ đã triển khai nhiều hoạt động bảo tồn và phát triển hệ thống canh tác lúa mùa nổi, phấn đấu đến năm 2030 tỉnh mở rộng diện tích lúa mùa nổi lên hơn 500 ha.

Nông dân xã Vĩnh Phước quá quen thuộc hình ảnh các nhà khoa học Trường đại học An Giang lội khắp đồng ruộng, ăn ở cùng nông dân tìm tòi lúa mùa, chọn giống chắt lọc nguồn gen.

Gắn bó với nhà nông, ông Phong nhận thấy nông dân trồng lúa mùa năng suất thấp, do giống thoái hóa nên tìm hiểu, phục tráng thành công giống lúa Nàng Tây Đùm nguyên bản.

Nhờ đó, nông dân thu hoạch hơn 3,3 tấn/ha thay vì từ 2 đến 2,5 tấn như trước đây. Hiện nay, Viện Biến đổi khí hậu đang bảo tồn hơn 300 giống lúa mùa nổi vùng châu thổ gồm: Nàng Pha, Nàng Tây Đùm, Tàu Binh, Chệch Cụt, Nàng Chồi, Nàng Chi, Bông Sen, Hương Lài… và nhiều giống lúa mùa của các nước khác.

Thạc sĩ Phong so sánh, qua phân tích các chỉ tiêu cho thấy gạo lúa mùa chứa hàm lượng vitamin B1 và vitamin E cao hơn nhiều so với các loại gạo khác, chỉ số đường trong gạo cũng rất thấp.

Ngoài ra, chúng có chứa các hợp chất hữu cơ tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, tim phổi, bệnh xơ cứng động mạch, chống lão hóa…

Ông nhấn mạnh: “Lúa mùa có nhiều gen phong phú, tôi đam mê nghiên cứu vì nếu bỏ đi hay để mai một rất uổng. Lúa có khả năng thích nghi rộng từ vùng phèn đến ngập lũ, chúng có đặc tính sinh trưởng mạnh, nảy rất nhiều chồi, bụi, chịu ngập.

Vùng trồng lúa mùa tạo ra một không gian sạch, một nguồn nước sạch, đất không nhiễm thuốc bạc màu, từ đó kiến tạo dịch vụ hệ sinh thái để làm nền tảng khôi phục thủy sản tự nhiên. Và quan trọng nhất, giữ được nguồn gen lúa mùa sẽ giữ được phần hồn của mùa nước nổi”.





Nguồn: https://danviet.vn/lua-mua-noi-la-giong-lua-ky-la-o-vung-tu-giac-long-xuyen-dong-thap-muoi-tranh-nhau-mua-gao-20241025155154346.htm

Cùng chủ đề

Long Xuyên họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều 16/12, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Long Xuyên tổ chức họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Viếng và dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh Đại biểu tham dự họp mặt Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

Khi lãnh đạo tỉnh cầm tiền để ‘bật đèn xanh’ cho doanh nghiệp khai thác trái phép khoáng sản

Hoàn tất kết luận điều tra vụ án, CQĐT cho rằng, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản vẫn còn có tình trạng buông lỏng, móc ngoặc giữa doanh nghiệp với các cá nhân được giao làm công tác quản lý. Theo kết luận điều tra, để Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép thăm dò, khai thác cát và nâng công suất khai thác trái quy định của pháp luật, bỏ qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mới nhất

Thiên lệch trước, cân bằng sau

Ấn Độ được tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake chọn làm điểm đến đầu tiên để công du nước ngoài sau...

Lan tỏa chương trình “bữa sáng yêu thương” cho học sinh nghèo

Những bạn trẻ với tấm lòng nhân ái không ngừng vận động, quyên góp, thậm chí bỏ tiền túi để mang những 'bữa sáng yêu thương' cho trẻ em nghèo Gia Lai. Sau ba ngày nghỉ học vì ốm, bước chân đến trường của em Siu Ksor Ngọc Tâm (5 tuổi, điểm trường buôn Đê -...

‘Khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất’

Theo Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ, khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, tạo nên giá trị mới đáng kể. Chia sẻ này được GS.TS Lê Quân nêu tại lễ ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc...

Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy thua kiện trong vụ án tham nhũng

(CLO) Hôm thứ Tư (18/12), tòa phúc thẩm cấp cao nhất của Pháp đã ra lệnh cho cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn phải đeo thẻ điện tử như một...

Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn sóng đầu tư “bất động sản lễ hội”

Số liệu của ngành du lịch Kiên Giang cho thấy, Phú Quốc đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ với lượng du khách đã vượt xa giai đoạn trước đại dịch. Đây cũng là động lực bứt phá của thị trường bất động sản tại đảo ngọc. Du lịch Phú Quốc trở lại thời hoàng kim, kích thích làn...

Mới nhất