Trang chủKinh tếNông nghiệpLũ về đầu nguồn sông Hậu nước chảy đục ngầu, chợ quê...

Lũ về đầu nguồn sông Hậu nước chảy đục ngầu, chợ quê An Giang bày bán la liệt cá đồng đặc sản


Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở thị trấn Long Bình huyện An Phú (tỉnh An Giang), sông Hậu chia thành hai dòng. Dòng chính chảy hướng Đông – Nam về phía chợ Khánh An, có tên khác là sông Bassac, hay sông Bát-Sắc, Ba-Thắc. 

Dòng phụ chảy theo hướng Tây – Nam, gọi là sông Bình Ghi, men theo biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, ôm gần một nửa cù lao tả ngạn. 

Khi tới ngã ba Bắc Đai, sông Bình Ghi nhận thêm một lượng nước lớn từ phía Campuchia và được người dân gọi là sông Phú Hội, xuôi về đến vàm Vĩnh Hội Đông, nó lại có tên gọi khác là sông Châu Đốc.

Vào mùa nước lên, dọc theo các tuyến sông đầu nguồn, không khó bắt gặp những “bến cá” tấp nập xuồng ghe. 

Đó là những vựa cá được người dân xây cất ven sông để tiện việc thu mua thủy sản, cũng như chuyên chở đi bán lại cho thương lái. Năm nào mấy chợ cá đó đông vui, nhộn nhịp bán mua là biết dân làm nghề hạ bạc bội thu.

img

Chợ cá đồng ở đầu nguồn sông Hậu trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang chuyên mua bán các loại cá đồng, đặc sản mùa nước nổi.

Chúng tôi đến “bến cá” đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, khi trời còn tờ mờ sáng đã thấy hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau. Ghe này cân cá vừa xong là lập tức lui ra để ghe khác tấp vào. Cứ như thế, mỗi bến, có gần 20 nhân công, nhưng làm việc luôn tay, người nào cũng mướt mồ hôi. Dù vậy, trong ánh sáng lúc rạng đông, tôi vẫn thấy vẻ hân hoan trên gương mặt của mỗi người.

Vợ chồng anh Út Lâm bán xong 120kg cá linh, vừa lui ghe vừa đếm số tiền thu được sau một ngày đặt dớn, tranh thủ trò chuyện với chúng tôi. 

Anh nói, năm nay, nước lên nhiều vào đầu tháng Bảy âm lịch, sau đó hơi “chững” lại lúc cuối tháng. Tuy vậy, lượng cá cũng khá ổn định. Mỗi ngày, trung bình vợ chồng anh đặt dớn được khoảng 100kg, có ngày trúng nhiều lên tới gần 200kg. 

Dù giá cá linh bán làm cá mồi cho các vùng nuôi cá trê, cá tra chỉ ở mức 5.000 đồng/kg, nhưng với anh bây nhiêu đó cũng đủ tiền trang trải cuộc sống. Mỗi năm, vào mùa khô, anh chị canh tác mẫu ruộng phía sau nhà, khi thấy nước đổ là lập tức chuẩn bị xuồng ghe, đăng dớn cho vụ đánh bắt. 

Nước chụp lên đồng là anh chị xuống dớn liền. Năm nay, đã 60 tuổi, nhưng nhìn anh Lâm vẫn rắn rỏi, nước da đen sạm vì dạn dày nắng gió, gương mặt góc cạnh với nụ cười hiền khô lúc nào cũng nở trên môi.

Vợ anh ngồi sau lái phụ họa thêm chuyện hai vợ chồng có nhà cửa gần đó, nhưng mùa nước nổi thì thích ở trên ghe, thăm dớn, bán cá, nấu ăn, mọi việc đều làm lúc lênh đênh sóng nước. 

Gần 40 năm về chung sống với nhau, năm nào vợ chồng anh cũng làm nghề cá khi nước lên. Có năm giăng lưới, giăng câu, đặt lọp, đặt xà di, gần đây anh chị chuyển sang đặt dớn cá linh đầu mùa, nước bêu chút thì chuyển qua giăng câu cho tới khi nước giựt. 

Anh chị có 4 người con, 3 đứa theo nghề hạ bạc, chỉ 1 đứa đi làm công nhân trên Bình Dương. Dù cá mắm mấy năm nay có khi trúng khi thất, nhưng vợ chồng Út Lâm luôn tin sẽ sống khỏe bằng nghề này. 

“Trời cho nhiều thì ăn nhiều, cho ít thì ăn ít, nhưng chắc chắn không đói đâu mà sợ” – anh Út nói thế rồi cười thật lớn, sau đó nổ máy chạy ghe về phía cánh đồng biên.

img

Chợ cá đồng vùng đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang đang vào độ hoạt động nhộn nhịp khi nước lũ đục ngầu đổ về mang theo nhiều loại đặc sản mùa nước nổi.

Anh Trần Văn Tý (41 tuổi) làm chủ một cơ sở thu mua cá với 15 nhân công. Anh cho biết, mỗi ngày, cơ sở anh thu vào khoảng 3 tấn cá, chủ yếu là cá linh non. Số cá này một phần sẽ được bán lại cho các chợ đầu mối, còn đa số là xay ra bán làm cá mồi cho các vùng nuôi. 

Anh Tý tâm sự: “Làm nghề này, tuy có cực một chút vì phải thức khuya dậy sớm, gánh cá nặng nhọc nhưng thu nhập khá ổn. Mỗi mùa nước, cơ sở của anh lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, lại giúp bà con trong xóm có công ăn việc làm nên anh thấy hài lòng lắm”. 

Khi trò chuyện với chúng tôi, tay anh Tý vẫn đều đặn xúc cá để vào máy xay. Anh Tý cho biết thêm, xóm anh có hơn 10 cơ sở thu mua cá, dân làm nghề câu lưới muốn ghé bán chỗ nào thì ghé. Các cơ sở này cũng không cạnh tranh nhau bởi lượng xuồng ghe chở cá về mỗi ngày rất nhiều.

Tôi hỏi anh Tý khu vực này chỉ mua cá, vậy các sản vật khác người ta sẽ bán ở đâu. Anh Tý chỉ tay về phía bờ sông đối diện, nơi có mấy chiếc ghe, vỏ lãi đang đậu, nói chỗ đó thu mua cua ốc và các thứ khác. Tôi liền đi qua cầu Nhơn Hội, tới bến sông nơi anh Tý chỉ. 

Đó là cơ sở thu mua thủy sản của gia đình ông Ba Phước. Khác với mấy cơ sở mua cá, chỗ ông Ba Phước không mướn nhân công, vợ chồng ông phụ trách hết. Nếu ghe tới bán nhiều quá, con cháu ông sẽ xuống làm tiếp. Cái sàn nhà cao được trưng dụng làm chỗ để cân bàn, thùng xốp, bao tải và những thứ khác phục vụ cho việc mua bán. 

Bà Ba Phước ngồi trên cái bàn gần đó với mấy cuốn tập ghi chép chi chít số liệu, cái máy tính nhỏ và chiếc điện thoại “cùi bắp”, nhưng chuông reo liên tục.

Bà Ba Phước cho biết, chỗ của bà mỗi ngày thu mua khoảng 2 tấn cua, 1,5 tấn ốc; còn lươn, chuột, ếch gom lại chừng 100kg. Cua, ốc đa số được bán lại để người ta xay nhuyễn cho tôm ăn. 

Còn những loại cua lớn, ốc ngon, lươn, ếch, chuột sẽ bán cho các chợ đầu mối. Gia đình bà Ba đã làm công việc này 40 năm, mùa nước mua cua ốc là chính, còn mùa khô mua chuột, ếch, rắn, lươn nhiều hơn. 

“Vùng đầu nguồn này sản vật mùa lũ phong phú lắm, mùa nào người ta cũng đánh bắt được, mình chỉ cần mua đừng ép giá, thanh toán tiền bạc sòng phẳng là bà con tin tưởng, có thứ gì cũng đem lại bán cho mình” – bà Ba bộc bạch.

img

Trong số nhiều loại đặc sản mùa lũ, sản vật mùa nước nổi ở vùng đầu nguồn sông Hậu đoạn chảy qua huyện An Phú, tỉnh An Giang không thể thiếu cá linh.

Khi chúng tôi tới, có mấy chiếc vỏ lãi chở đầy cua cập bến. Hai đứa con bà Ba Phước lập tức nhảy xuống vác lên từng bao để cân, xong rồi đổ vào cái khay lớn để phân loại cua. 

Ông Ba Phước và 4 đứa cháu đứng quây quanh cái khay, tay thoăn thoắt lùa cua theo từng kích cỡ vào những rãnh trên khay. Đó là cách phân loại “cua mồi” và “cua thịt” để tiện cho việc bán lại. Còn bà Ba ngồi trên bàn, lắng nghe con đọc số ký của từng bao cua, ghi chép vào sổ rồi tính tiền trả cho người bán. Từ người lớn đến những đứa trẻ, ai nấy đều làm phần việc của mình thật thuần thục vì đã làm đi làm lại rất nhiều lần.

Tôi ngồi chỗ thu mua của ông Ba Phước chừng 1 giờ, nhưng đếm được 18 chiếc ghe, vỏ lãi đến bán cua, ốc. 

Chiếc nào ghé vô là cả nhà ông Ba xoắn tay áo lên làm thật nhanh để người dân còn quay trở lại cánh đồng tiếp tục đánh bắt. Những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, ông Ba tranh thủ chỉ cho mấy đứa con cách phân loại cua thịt, cua mồi, cách phân biệt ốc bươu vàng và ốc lác, ốc đá. Riêng bà Ba điện thoại cho thương lái, hỏi thăm tình hình giá cả thủy sản thu mua bao nhiêu, bán ra bao nhiêu.

Tôi không ngờ ở một xóm nhỏ vùng biên vốn dĩ rất hẻo lánh này nhịp sống lại tất bật như thế. Đi dọc từ sông Bình Ghi trở xuống, không khó để bắt gặp những “bến sông vui”. 

Niềm vui của người dân khi đánh bắt cá mắm khẳm ghe chở về đây bán, niềm vui của những cơ sở thu mua khi vừa có thu nhập vừa tạo công ăn việc làm cho người thân, chòm xóm. Tiếng nói tiếng cười lúc nào cũng vang lên trên những bến sông này.





Nguồn: https://danviet.vn/lu-ve-dau-nguon-song-hau-nuoc-chay-duc-ngau-cho-que-an-giang-bay-ban-la-liet-ca-dong-dac-san-20240922205623699.htm

Cùng chủ đề

Chợ quê bên cồn: Nếu các nơi làm được sẽ giàu mấy hồi!

'Nét chợ quê bên cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp) là sản phẩm đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu các nơi làm được như vậy sẽ giàu mấy hồi, không phải tốn tiền đi tour nữa', bạn đọc danhdanh nhận xét. ...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Gạo đặc sản ST25 được xếp hạng OCOP 5 sao

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian gần đây, cùng với đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thế mạnh của từng địa phương tỉnh Sóc Trăng cũng đã triển khai việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản địa phương, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung, cầu cho các sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua trưng bày tại các hội chợ, triển lãm, mô hình thí...

Kết nối sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên nông thôn Đà Nẵng

TPO - Các sản phẩm khởi nghiệp nông nghiệp, sản phẩm sáng tạo của thanh niên nông thôn Đà Nẵng được kết nối để tiêu thụ, tìm kiếm thị trường tại Festival Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2024. 08/12/2024 | 14:58 TPO - Các...

Nhiều sự kiện lớn của du lịch thế giới và Việt Nam sẽ tổ chức tại Quảng Nam

2024 được đánh giá là năm của xúc tiến quảng du lịch Việt Nam ra 5 châu với nhiều hoạt động mang dấu ấn nổi bật, tới đây nhiều sự kiện lớn của du lịch thế giới và VN sẽ tổ chức tại Quảng Nam. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhieu-su-kien-lon-cua-du-lich-the-gioi-va-viet-nam-se-to-chuc-tai-quang-nam-post999357.vnp

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mới nhất

Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới

Đây là nhận định của các chuyên gia khi dự báo về sự phục hồi của thị trường, tác động của các luật mới, bài toán nguồn cung - cầu và triển vọng giá nhà trong những năm tới. Đây là nhận định của các chuyên gia khi dự báo về sự phục hồi của thị trường, tác động của...

Đi đổ xăng, nơi nhường nhau chờ tới lượt, chỗ ào lên chen ngang

Cây xăng không chỉ là nơi để đổ xăng mà còn là nơi người ta thấy được những hành động đẹp và chưa đẹp. ...

Đoàn Nghi lễ Quân đội tổ chức lễ gắn biển công trình Nhà làm việc

(Bqp.vn) - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đoàn Nghi lễ Quân đội (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Lễ gắn biển công trình Nhà làm việc. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thượng tướng Phùng Sĩ...

Taxi điện Việt Nam chính thức lăn bánh ở Indonesia

Ngày 18-12, Công ty CP Di chuyển xanh và thông minh GSM (GSM) của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba Xanh SM hiện diện, sau Việt Nam và Lào. ...

Triển lãm tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu giấy bảo vệ môi trường

Latoa với dự án bảo tồn tranh dân gian trên chất liệu sơn mài khắc với triển lãm “Con đường”, mang đến cho khách hàng những cảm xúc tuyệt vời về phong cách làm mới cái đã cũ. Lần này trong khuôn khổ chương trình Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 2024 do Bộ Thông tin và Truyền...

Mới nhất