Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLớp bùn biển tại Nhật Bản hé mở câu chuyện về tác...

Lớp bùn biển tại Nhật Bản hé mở câu chuyện về tác động của con người lên Trái đất

Nằm sâu dưới mặt nước biển tại Vịnh Beppu của Nhật Bản là các lớp trầm tích và bùn, tưởng chừng như không có gì đặc biệt, nhưng lại mở ra câu chuyện về cách con người đã làm thay đổi thế giới xung quanh.

Lớp bùn biển tại Nhật Bản hé mở câu chuyện về tác động của con người lên Trái đất
12 địa điểm trên thế giới được đề xuất là các “điểm vàng” cho Kỷ nguyên Anthropocene, trong đó có Vịnh Beppu tại Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Vịnh Beppu – “điểm vàng” cho một kỷ nguyên địa chất

Địa điểm này nằm trong số những vị trí được coi là “điểm vàng”, nơi cung cấp bằng chứng về một kỷ nguyên mới mang tên Anthropocene, do con người đang thay đổi về cơ bản bộ mặt Trái đất.

Các nhà khoa học đã tranh luận nhiều năm qua về việc liệu rằng Kỷ nguyên Holocene bắt đầu vào 11.700 năm trước đã thực sự bị thay thế bởi một kỷ nguyên mới với đặc trưng là tác động của con người đến Trái đất.

Chìa khóa trong các cuộc thảo luận là chọn một địa điểm ghi nhận rõ nét cách con người đã thay đổi môi trường sống của mình, từ việc làm ô nhiễm môi trường với chất phóng xạ plutonium thông qua các cuộc thử hạt nhân, đến sự xuất hiện của vi nhựa trong môi trường…

12 địa điểm trên thế giới đã được đề xuất là các “điểm vàng”, bao gồm một vùng đất ngập nước ở Ba Lan, rạn san hô của Australia và Vịnh Beppu ở Oita phía Tây Nam Nhật Bản.

Ông Michinobu Kuwae, Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường biển (Đại học Ehime), đã nghiên cứu khu vực Vịnh Beppu gần một thập kỷ.

Ông bắt đầu các cuộc điều tra về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quần thể cá như thế nào, thông qua các lớp vảy cá được lắng đọng trong lớp trầm tích của vịnh.

Gần đây, ông mới xem xét địa điểm này như một “điểm vàng” tiềm năng, vì nó chứa nhiều “dấu vết do con người tạo ra, bao gồm các hóa chất và hạt nhân phóng xạ nhân tạo xếp chồng lên nhau trong trầm tích của vịnh”.

Trả lời AFP, ông cho biết, các lớp trầm tích cho phép các nhà khoa học xác định “thời gian và mức độ chính xác của ranh giới kỷ Anthropocene-Holocene”.

Ông Yusuke Yokoyama, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Khí quyển và đại dương (Đại học Tokyo), người đã phân tích các mẫu lõi từ địa điểm này, giải thích rằng sự bảo tồn hoàn hảo đó là kết quả của một số đặc điểm độc đáo.

Đáy vịnh nhanh chóng sụt xuống từ bờ biển, tạo ra một lưu vực bẫy vật chất trong cột nước và “giống như tạo ra một món súp miso”, ông nói với AFP.

“Hồi chuông cảnh báo” cho nhân loại

Địa danh được xem là một “điểm vàng” phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm việc cung cấp hồ sơ ghi chép trong ít nhất 1 thế kỷ trước đó, cùng với các “dấu hiệu do con người tạo ra” cụ thể như thử nghiệm bom hạt nhân, thay đổi hệ sinh thái và công nghiệp hóa.

Địa điểm đó cũng cần cung cấp một trữ lượng hoàn chỉnh về thời kỳ bao quát và những dấu vết cho phép các nhà khoa học xác định lớp nào đại diện cho năm nào.

Trầm tích của Vịnh Beppu lưu giữ được mọi thứ từ chất phân bón nông nghiệp chảy tràn đến các lớp trầm tích từ các trận lũ lịch sử được ghi nhận trong tài liệu chính thức, cũng như vảy cá và nhựa.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Kuwae và Yokoyama, đặc điểm đáng chú ý nhất là các dấu vết từ một loạt các vụ thử nghiệm bom hạt nhân được thực hiện trên khắp Thái Bình Dương từ năm 1946 đến 1963.

Các cuộc thử nghiệm đã tạo ra bức xạ khí quyển có thể phát hiện trên toàn cầu, nhưng cũng có các dấu hiệu khác được tìm thấy tại các nơi gần các địa điểm thử nghiệm.

“Chúng tôi có thể phát hiện cả hai”, ông Yokoyama nói. Nguyên nhân là “Vịnh Beppu nằm ở hạ lưu… chúng tôi từ đó có thể xác định được những dấu vết cụ thể của một số thử nghiệm”.

Các mẫu lõi được thu thập từ Vịnh Beppu cho thấy sự gia tăng của plutonium liên quan đến các cuộc thử nghiệm hạt nhân riêng lẻ, và nó khớp với các kết quả tương tự được thấy ở san hô thuộc khu vực Ishigaki gần đó.

Dù bất kỳ địa điểm nào được chọn là “điểm vàng”, Vịnh Beppu và các địa điểm khác đều được mong chờ sẽ tiếp tục là những nguồn tài nguyên quan trọng để tìm hiểu tác động của con người đến Trái đất.

Và ông Kuwae hy vọng việc định danh chính thức cho Kỷ nguyên Anthropocene sẽ là một “hồi chuông cảnh báo” cho nhân loại.

Ông nói: “Sự suy cấp của môi trường toàn cầu, bao gồm cả sự nóng lên toàn cầu, đang diễn ra ngày một nhanh chóng.

Chúng ta sẽ ở tình thế mà một khi Trái đất nguyên bản mất đi, sẽ không có cách nào khôi phục trạng thái an toàn của nó trước đó”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump chuẩn bị rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris

(CLO) Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh hành pháp về việc rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris 2015, để cho phép khoan và khai khoáng nhiều hơn. ...

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng

Sáng 6/11, Ủy ban Dân tộc phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho đồng bào DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự và phát biểu chỉ đạo.Chiều 6/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã...

Xu hướng chăn nuôi bò thịt dựa trên công nghệ và thị trường

Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường,...

Chủ đầu tư lên tiếng về nghi vấn dùng rác, trạc thải đắp nền đường Vành đai 4

Trước phản ánh về quá trình thi công đường Vành đai 4 đoạn địa phận xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội đã sử dụng trạc thải, rác thải đắp nền đường, chủ đầu tư dự án đã lên tiếng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Thảo luận thách thức xã hội của công nghệ và trí tuệ nhân tạo cùng chuyên gia Pháp

Viện Pháp tại Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hội nghị và bàn tròn về chủ đề trí tuệ nhân tạo và công nghệ từ 11-15/11 cùng bà Asma Mhalla - nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quản lý công nghệ số và đạo đức trong đổi mới sáng tạo.

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Mới nhất

Mới nhất