Loại củ này là loại nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp Việt, dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Củ này còn được sử dụng làm dược phẩm trong y học cổ truyền.
Theo Livestrong, mỗi 100g tỏi cung cấp 150 kalo, 33g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali…
Không chỉ giúp các món ăn thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng, tỏi còn là loại “tiên dược” giúp phòng tránh và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau.
Loại củ “thuốc kháng sinh tự nhiên”
Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.
Theo đó, khi chúng ta nhai hoặc nghiền tỏi sẽ sản xuất ra hợp chất allicin – chất tạo mùi và là kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Tuy nhiên, allicin là một chất không bền, dễ biến chất sau khi được tạo ra. Do đó, tỏi đập dập nên sử dụng ngay vì càng để lâu, chất allicin càng mất bớt hoạt tính.
Các nghiên cứu còn cho thấy tỏi và các dẫn xuất của nó có hiệu quả chống lại vi khuẩn Salmonella, E. col và Staphylococcus aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng. Và một số nghiên cứu cũng cho thấy tỏi có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn.
Nhiều công dụng cho sức khỏe
Làm sạch lá gan
Ăn tỏi là cách tốt nhất để làm sạch lá gan. Theo đó, khi chúng ta nhai hoặc nghiền tỏi sẽ khiến sản xuất ra hợp chất allicin – chất có tác dụng tiêu diệt những loại vi khuẩn có hại và hỗ trợ giải độc, bảo vệ gan cũng như những bộ phận khác trong hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, loại gia vị này còn kích thích các enzyme cần thiết nhằm giúp cơ thể đào thải độc tố. Do đó, hãy nhớ sử dụng tỏi kết hợp với những nguyên liệu khác để chế biến ra các món ăn và bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày của gia đình bạn.
Chống ung thư
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỏi có chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên và các thành phần có tính chống oxy hóa. Cả hai đều có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và bàng quang.
Các cơ chế chống ung thư này bao gồm sự điều hòa chuyển hóa chất gây ung thư, ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào, gây ra apoptosis, ức chế sự hình thành mạch và ức chế xâm lấn và di cư.
Ngừa chứng mất trí nhớ
Tỏi cũng là gia vị rất tốt cho bộ não. Theo đó, loại củ với hàm lượng chất chống oxy hóa cao này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa xảy ra trong cơ thể và giảm đáng kể stress oxy hóa ở bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tật.
Đặc biệt, khi kết hợp tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp, tỏi sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
Tốt cho xương khớp
Tỏi còn được biết là loại thực phẩm hỗ trợ chữa được nhiều bệnh trong đó có bệnh xương khớp.
Theo các nghiên cứu, trong thành phần dinh dưỡng của tỏi chứa các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… được chứng minh là tốt cho sự phát triển xương khớp.
Bên cạnh đó, tỏi còn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giúp xương khớp của bạn thêm phần chắc khỏe.
Điều hòa huyết áp
Tỏi cũng có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ động mạch. Công dụng này là do hồng cầu có thể chuyển hóa sunfua trong tỏi thành hydro sulfide làm giãn mạch máu, điều hòa huyết áp.
Các chuyên gia cũng cho rằng bổ sung khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày có thể giúp những người cao huyết áp cải thiện đáng kể sức khỏe.
Hạ đường huyết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi sống không chỉ có thể bảo vệ gan khỏi một số độc tố mà còn giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Theo đó, các hợp chất chiết xuất từ tỏi như alliin, allicin, diallyl disulfide… được chứng minh có hiệu quả trong giảm kháng insulin.
Trong những năm gần đây, người ta phát hiện ra rằng tỏi có tác dụng hạ đường huyết rất tốt và có thể được sử dụng như một phương thuốc ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Bánh mì nướng bơ tỏi
Bạn đang phân vân không biết làm món gì để chiêu đãi cả nhà trong bữa sáng. Chỉ mất khoảng 15 nghìn và 20 phút thực hiện. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị béo ngậy của bơ, thơm nhẹ của tỏi, giòn rụm của bánh mì ngon không cưỡng nổi.
Tôm rim tỏi
Chỉ với một ít tỏi, đường và các nguyên liệu sẵn có trong bếp, chúng mình sẽ chỉ cho bạn cách làm món tôm rim tỏi mặn, ngọt đậm đà. Tôm rim mà ăn với cơm trắng thì chỉ có ngòn ngón ngon thôi. Món này rất thân thuộc, gắn liền với thời sinh viên nè.
Tôm tươi hấp tỏi
Trong một ngày nóng nắng, bạn thèm ăn tôm nhưng lại sợ phải chiên xào thì tôm hấp tỏi chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Đặc biệt, tôm đem hấp sẽ không bị mất đi vị ngọt tươi. Phần nước tiết ra từ tôm, quyện đều với miến phủ bên dưới giúp món ăn càng thêm hấp dẫn.
Gà nấu tỏi
Không giống như những món ăn nấu với gà thông thường, món gà nấu tỏi mang lại cho bạn một khẩu vị hoàn toàn mới với mùi thơm đặc trưng của dầu olive, kết hợp với mùi thơm của tỏi, cho bạn một món ăn thật lạ miệng và hấp dẫn.
Cá cơm chiên tỏi
Cá cơm giòn, mặn mà, bên ngoài được áo một lớp tỏi thơm và ớt cay cay, có thể dùng ăn kèm với cơm hoặc nhiều món nhắm đều ngon. Những ai mà chưa ăn thử sẽ mê luôn cho mà xem.
Rau muống xào tỏi
Rau muống xào tỏi là món rau xào thường được thấy trên mâm cơm của mỗi gia đình. Rau muống giòn, xào cùng với tỏi dậy mùi thơm, chỉ mất 15 phút là bạn đã có đĩa rau muống xào tỏi thơm ngon dành cho gia đình.
Đây là một số món ăn phổ biến có thể chế biến với tỏi giúp bạn có thêm những gợi ý đổi món cho bữa cơm gia đình thêm đa dạng, vừa ngon lại tốt cho sức khỏe các thành viên.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/loai-cu-menh-danh-khang-sinh-tu-nhien-giup-duong-gan-ha-duong-huyet-cuc-tot-192241205105711357.htm