Làng Ông Hảo là một trong những làng nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống nổi tiếng khắp cả nước.
Đến nay, nghề này đã dần mai một, chỉ còn vài gia đình còn theo nghề. Đó cũng là một trong những lý do để tác giả Nguyen Ngoc Van lưu giữ nghề truyền thông này thông qua bộ ảnh “Làng Ông Hảo – làng nghề truyền thống làm đồ chơi trung thu”. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Đến làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào những dịp Trung thu, từ đầu làng đến cuối ngõ đều rực rỡ sắc màu của những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống.
Khi da đã đạt đủ độ, sẽ được vớt ra, phơi khô, sau đó cắt thành từng miếng tròn làm mặt trống rồi mang đi giáp với tang trống, công đoạn này gọi là bưng trống.
Từng lớp sơn được tô vẽ cứ liên tục nối tiếp nhau và lần lượt thực hiện đến khi sơn đạt yêu cầu.
Mỗi nét vẽ đều được tô bằng sự hăng say, lòng nhiệt huyết của những người thợ làm nghề, khiến cho mùa Trung thu thêm rực rỡ.
Để hoàn thiện một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua 3 công đoạn cơ bản: Tạo khuôn, bồi khô và sơn vẽ. Các khuôn đúc mặt nạ bằng xi măng được chế tạo tương ứng với một nhân vật cụ thể. Được làm từ nguyên liệu thiên nhiên là bìa, giấy báo sẽ được tái chế làm mặt nạ giấy bồi. Từng chiếc mặt nạ sẽ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn đổ sẵn.
Mặt nạ giấy bồi có nhiều hình dạng khác nhau, mô phỏng nhiều nhân vật như Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, các con thú,…
Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ làng Ông Hảo, những chiếc mặt nạ giấy bồi cứ lần lượt hiện ra một cách sinh động, mang dáng dấp hình hài thuần Việt, thể hiện sự duyên dáng, hóm hỉnh cũng như nét văn hóa không thể pha trộn của con người Việt Nam.
Khi đã bồi khô, những chiếc mặt nạ sẽ được mang đi phơi nắng, thời gian phơi phụ thuộc vào thời tiết. Sau khi phơi khô, mặt nạ sẽ được đục mắt và bắt đầu công đoạn vẽ. Đây là công đoạn thổi hồn qua từng nét màu của người thợ, từng lớp sơn được tô vẽ cứ liên tục nối tiếp nhau, quá trình này được thực hiện tỉ mỉ và cẩn trọng.
Cũng như các sản phẩm văn hóa dân gian khác, chiếc mặt nạ giấy bồi phản ánh khá rõ nét những mong ước về cuộc sống no đủ của người dân đất Việt. Chúng còn gần gũi ở chỗ từ gò má, sống mũi, đến chiếc khăn vấn đội đầu… tất cả đều mang dáng dấp hình hài thuần Việt, thể hiện sự duyên dáng, hóm hỉnh cũng như nét văn hóa không thể pha trộn của con người Việt Nam.
Vietnam.vn