Trang chủKinh tếNông nghiệpLàng miến Bình Lư vào vụ

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Mường Khương là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, huyện đã và đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện.Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo.Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục, tập quán, nhất là văn hóa ẩm thực.Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Lý Văn Quang, dân tộc Nùng, ở tại khối phố Yên Bình, thị trấn Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, sinh ra không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, Quang đã mắc bệnh xương thuỷ tinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vượt qua những biến cố, bi quan về bệnh tật, Lý Văn Quang đã tìm được một chân lý sống tích cực, đó là duy trì và phát huy giá trị nghề thêu may trang phục phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng dân tộc Tày, Nùng.Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ… Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế – Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa núi rừng biên giới. Đây là minh chứng sống động cho hiệu quả của mô hình “Bộ đội gắn với dân bản”, được Đoàn KT-QP 337 triển khai hơn hai năm qua trong Tiểu Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thôn Nậm An, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm áp rừng nguyên sinh, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Nơi đây không chỉ có đặc sản Chè cổ thụ Shan tuyết mà còn có nghề nuôi cá tầm, một nghề mới, hiệu quả kinh tế cao.Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nam Bộ, chiều ngày 11/01, Đoàn công tác Trung ương do Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Cùng đi có Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’Đăm và đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban Dân tộc, Vụ công tác dân tộc địa phương ( bộ phận Cần Thơ) thuộc UBDT.Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và TP. Móng Cái vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng Ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn (Tp. Móng Cái).Điện Biên là tỉnh miền núi, tận cùng biên giới phía Bắc… hầu hết dân cư là bà con các DTTS. Điện Biên cũng là vùng đất có rất nhiều trống đồng cổ. Để tìm hiểu và lý giải xuất xứ, nguồn gốc cổ vật trống đồng, tôi đã tìm gặp những người trong giới chuyên môn để nghe giải mã “thông điệp” từ cổ vật.Ngày 11/01, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Sự kiện ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam. Cuốn sách này của tác giả Nguyễn Bông Mai được phát hành song ngữ Việt – Anh.

Người dân làng nghề phơi miến dong.
Người dân làng nghề phơi miến dong.

Trong thời tiết mùa Đông xen lẫn mưa phùn, trên cánh đồng xã Bình Lư không khí lao động vẫn đang diễn ra hăng say. Đang vào vụ thu hoạch chính, trên khắp cánh đồng bản: Hoa Lư, Vân Bình, Thống Nhất, bản Km2, Toòng Pẳn, bà con nông dân tất bật thu hoạch dong riềng. Tiếng nói cười hòa lẫn niềm vui phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt của từng người về vụ dong riềng thắng lợi.

Ghé thăm gia đình ông Nguyễn Duy Hạnh, bản Km2, được biết gia đình làm miến từ những năm thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Theo ông Hạnh kể, ngày xưa trồng dong riềng giống cũ vất vả manh mún mà năng suất không cao. Từ năm 2010 khi có giống dong riềng mới, ông trồng khoảng 6.000m2. Vụ thu hoạch này, gia đình ông thu được khoảng 25 tấn củ tươi, trừ chi phí giống, phân bón, lãi trên 50 triệu đồng. “Trồng dong riềng có vất vả nhưng bù lại cho thu nhập cao hơn lúa 2-3 lần, thời gian chăm sóc chỉ bận lúc ban đầu. Ngoài ra, mỗi năm gia đình tôi chế biến khoảng 13 tấn miến khô để bán ở trong tỉnh và cả nước. Gia đình tôi cũng tham gia vào Hợp tác xã xây dựng sản phẩm OCOP miến dong Bình Lư 3 sao. Mỗi năm, thu nhập của gia đình đạt khoảng 200 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí”, ông Nguyễn Duy Hạnh thông tin.

Miến dong của Bình Lư sợi nhỏ, dẻo dai, thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Miến dong của Bình Lư sợi nhỏ, dẻo dai, thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Từ năm 2021 trở về trước, gia đình ông Lù Kim Sơn ở bản Thèn Thầu, xã Bình Lư trồng lúa 2 vụ lúa. Đến năm 2022, ông quyết định chuyển đổi sang trồng dong riềng. Ông Sơn tính toán, trước kia trồng lúa cả 2 vụ, gia đình ông thu 1,2 tấn thóc, sau khi đã trừ hết chi phí lợi nhuận chỉ còn 1,2 triệu đồng. Cũng diện tích đó, khi trồng dong riềng, ông Sơn thu về tổng 27 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi tới 12 triệu đồng.

Những ngày này, các cơ sở sản xuất miến dong trên địa bàn xã Bình Lư đang huy động tối đa nguồn nhân lực, đồng thời đầu tư công nghệ hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Gia đình bà Trần Thị Hương ở bản Toòng Pẳn, xã Bình Lư đã có 34 năm gắn bó với nghề làm miến dong truyền thống. Với nghề tay trái này đã giúp gia đình bà có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Bà Hương chia sẻ: Tranh thủ thời tiết nắng ấm, từ đầu tháng 11, gia đình bà đã bắt tay vào sản xuất miến dong. Mỗi ngày gia đình sản xuất 1,3 tạ miến, sản xuất tới đâu bán tới đó. Sản phẩm miến dong của của gia đình bà Hương sợi nhỏ, dẻo dai, thơm ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Người dân lọc tinh bột để làm miến.
Người dân lọc tinh bột để làm miến.

Để nâng cao năng suất, chất lượng miến dong, cuối năm 2023, HTX sản xuất miến dong Vững Tâm ở bản Toòng Pẳn đầu tư nhà xưởng sản xuất và khu phơi miến dong kiên cố, với tổng diện tích gần 900m2. Đặc biệt, cơ sở đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại bao gồm: Nồi hơi cấp nhiệt cho hệ thống giàn sấy, máy tráng, giàn sấy, máy thái sợi, phòng sấy sợi… để tạo thành các loại sợi miến to, nhỏ khác nhau. Để làm hết hơn 3 tấn bột, máy phải chạy liên tục từ 9-10 tiếng đồng hồ, 2 nhân viên kĩ thuật thường xuyên theo dõi để kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng.

Anh Đỗ Tuấn Tâm, Giám đốc HTX Vững Tâm, xã Bình Lư cho biết: “Sản phẩm miến dong Vững Tâm được đóng gói cẩn thận, mẫu mã đẹp, có tem, nhãn mác, có đầy đủ thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng… tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ cùng với hệ thống máy móc hiện đại, mỗi ngày cơ sở sản xuất được 1,7-1,8 tấn miến, sợi miến đều, đẹp, chất lượng thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu hàng Tết, Cơ sở sản xuất miến dong Vững Tâm sẽ sản xuất từ 140 – 150 tấn miến”.

Miến sau khi được phơi khô sẽ đóng gói có gắn nhãn mác trên bao bì
Miến sau khi được phơi khô sẽ đóng gói có gắn nhãn mác trên bao bì

Anh Nguyễn Mạnh Cường (32 tuổi) bản Thống Nhất, xã Bình Lư cho biết, để giữ gìn và phát triển nghề của gia đình, năm 2019, anh quyết định thành lập cơ sở kinh doanh sản xuất miến dong tại bản Thống Nhất. Sau 3 năm, anh mở rộng quy mô đưa sản phẩm tiếp cận thị trường lớn hơn. Theo đó, HTX sản xuất và thương mại nông nghiệp sạch Ngọc Cường được thành lập, cho ra thị trường sản phẩm miến cao cấp với tên gọi “Miến Gia Huy” với mẫu mã đẹp, sợi miến thẳng, đều, thơm, ngon.

Anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: “Tôi chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đó là thay thế các loại máy truyền thống bằng máy ép sợi bán tự động; máy đánh bột tự chế; thay đổi phên tre, nứa bằng phên lưới trong quá trình phơi miến thành phẩm… Hiện nay, HTX có 3 cơ sở sản xuất miến dong, xuất ra thị trường từ 26-27 tấn/năm, trừ chi phí, thu lãi trên 200 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 9 nhân công với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng”.

Hiện nay, trên địa bàn xã Bình Lư có 2 làng nghề với gần 100 hộ sản xuất miến dong. Mỗi năm, các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã cung ứng ra thị trường khoảng hơn 200 tấn miến. Sản phẩm “Miến dong Bình Lư” đã trở thành thương hiệu uy tín trên cả nước, được người tiêu dùng trong và ngoài ưa chuộng, tin dùng.

(Bài CTV) Làng miến Bình Lư vào vụ 4
Sản phẩm miến Bình Lư
Sản phẩm miến Bình Lư

Để nâng cao sản lượng và chất lượng, thời gian qua, xã Bình Lư đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trong xã trồng dong riềng, đồng thời liên kết với các hộ dân trồng dong riềng tại các địa phương lân cận để cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất miến dong. Cùng với đó, vận động các cơ sở sản xuất miến dong mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao năng suất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong dịp Tết. Nhờ đó, sản phẩm miến dong Bình Lư sản xuất ra bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sợi miến đều, mẫu mã đẹp, tạo được thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lư, huyện Tam Đường chia sẻ: “Những năm qua, việc nâng cao uy tín và sản lượng sản xuất miến dong trên địa bàn đã được đẩy mạnh, người làm miến dong có thu nhập khá cao. Cây dong riềng đã được người dân địa phương trồng và gắn bó bao đời nay; sản phẩm miến làm ra được thị trường ưa chuộng bởi sợi dai, thơm ngon. Thời gian tới, xã sẽ tìm hướng để tạo điều kiện cho các hộ trồng dong và bao tiêu sản phẩm liên kết với nhau. Từ đó, từng bước tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương”.

Khẳng định thương hiệu miến dong Lai Châu





Nguồn: https://baodantoc.vn/lang-mien-binh-lu-vao-vu-1735618351270.htm

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 12/1/2025: Hà Nội rét nhất 9 độ, Nam Bộ đêm lạnh

Dự báo thời tiết 12/1/2025, do đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ Hà Nội thấp nhất 9 – 12 độ, rét đậm. Nam Bộ nhiệt độ sáng sớm và ban đêm cũng xuống 20 – 23 độ, trời lạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế thời tiết từ nay tới ngày 13/1 như sau: Không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng hết các tỉnh ở Bắc Bộ tới Trung Trung Bộ...

Nhận định bóng đá Arsenal vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ gây bất ngờ

Trận đấu giữa Arsenal và Man Utd diễn ra lúc 22h ngày 12/1 là tâm điểm vòng 3 FA Cup. Arsenal có dấu hiệu sa sút, trong khi Man Utd dù phong độ kém nhưng vừa cầm hòa Liverpool ngay trên sân khách ở trận đấu gần nhất.FA Cup là cơ hội cứu vớt mùa giải của Arsenal và Man Utd khi tình hình không thuận lợi ở các đấu trường khác. Tuy nhiên, chỉ có một đội...

Giá cà phê arabica được “trợ lực”, tồn kho robusta về nhiều, dự báo cung cầu năm 2025?

Lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam đang cải thiện đáng kể trong tháng 1/2025 so với cùng tháng năm ngoái, tạm thời ngăn giá tăng vọt trong quý đầu tiên của năm mới. Dự báo năm 2025, xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khi nguồn cung tăng và nhu cầu tiêu dùng trên thế giới gia tăng, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.

Iran tiết lộ “thành phố tên lửa” ngầm, tuyên bố chỉ là một trong hàng trăm căn cứ khác

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã công bố một căn cứ tên lửa ngầm mới, đài truyền hình nhà nước IRIB đưa tin.

Bạc tăng cao nhất trong 4 tuần

Giá bạc hôm nay (12/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng tăng. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.132.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.167.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được niêm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Uỷ ban Dân tộc thăm hỏi, tặng quà cán bộ hưu trí nhân dịp Tết Nguyên đán 2025

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nam Bộ, chiều ngày 11/01, Đoàn công tác Trung ương do Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Cùng đi có Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực...

Ngày 11/01/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Long ( thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Thăm hỏi các gia đình chính sách; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr chúc Tết tại tỉnh Lai Châu

Trong 2 ngày 9 - 10/01/2025, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã đến thăm, chúc Tết Người có uy tín, các hộ nghèo người DTTS và cấp ủy, chính quyền cơ sở tại tỉnh Lai Châu nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 10/1/2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Mai Xuân Bình - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, dự và chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi; cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các...

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp...

Bài đọc nhiều

Cá chình nuôi trên cạn ví như nuôi con nhân sâm nước, ở Bà Rịa-Vũng Tàu bắt con to bự bán hết veo

Mô hình nuôi cá chình (một loài cá đặc sản bổ dưỡng ví như nhân sâm nước) trong bể xi măng của anh Đoàn Xuân Khiêm, ở thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ...

Lần đầu tiên, 11 hộ nông dân trồng lúa ở một xã của Bình Thuận được nhận tiền tín chỉ carbon

Ngày 8/1, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, Công ty CP NetZero Carbon đã trao Giấy chứng nhận báo cáo giảm phát thải khí nhà kính cho các hộ nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. ...

Làm thế nào để trồng sắn đạt năng suất và hàm lượng tinh bột cao?

Trong những năm gần đây, nhờ sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng nên bà con nông dân tỉnh Gia Lai trồng sắn đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện đang trồng 3ha sắn, ông Nguyễn Đình Bằng - xã Ia Pior (huyện...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Cháy rừng 8 tiếng liên tục ở Lạng Sơn vẫn chưa dập được lửa, thuộc khu vực núi đá

Theo thông tin của Dân Việt thì khoảng 14h chiều ngày 11/1 đã xảy ra đám cháy rừng lớn, tại khu vực Lũng Luông , thôn Bản Thải, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn hơn 8 tiếng qua đám cháy chưa được khống chế dứt điểm. ...

Cùng chuyên mục

Ở Thanh Hóa có người đang phát giá cây cổ thụ này hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa) trưng bày, rao bán một cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ. Tại đây cũng đang trưng bày, rao bán...

Cháy rừng 8 tiếng liên tục ở Lạng Sơn vẫn chưa dập được lửa, thuộc khu vực núi đá

Theo thông tin của Dân Việt thì khoảng 14h chiều ngày 11/1 đã xảy ra đám cháy rừng lớn, tại khu vực Lũng Luông , thôn Bản Thải, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn hơn 8 tiếng qua đám cháy chưa được khống chế dứt điểm. ...

Đồi đẹp ở Điện Biên dân liều trồng mắc ca, ngai ngờ cây thấp tè trái quá trời, bán hạt ngon mà giàu

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây...

Trồng “hoa quý tộc” giàu đã đành, ở một thành phố của Nghệ An ngồi nhà làm việc này ra 100 triệu

Cả ngày chỉ vân vê những nhành hoa lan hồ điệp, biến chúng trở thành các tác phẩm nghệ thuật, nhờ vậy mà thợ kết hoa lan ở thành phố Vinh, Nghệ An nhận mức lương khủng vào dịp Tết. Có những người thợ lành nghề thu về hơn 100 triệu...

Nước mắm Cô Tô được bảo hộ nhãn hiệu

Đặc sản nước mắm Cô Tô của huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) được sản xuất theo phương pháp truyền thống, chỉ làm từ cá biển và muối, vừa được bảo hộ nhãn hiệu. ...

Mới nhất

Chuyện về một tiến sĩ đạt nhiều giải thưởng khoa học lĩnh vực xã hội

Nhờ vào những kết quả nghiên cứu nổi bật, tiến sĩ Nguyễn Vũ Kỳ, khoa Nhật Bản học, Trường ĐH Khoa học Xã...

Bài dự thi cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia

Với người dân Nhỉ Đú ở Cao Bằng, già Phống là tấm gương sáng để mọi người noi theo, cùng nhau bảo vệ biên cương, giữ gìn...

Mùa “săn” tuyết mai

Tuyết mai là loài hoa được bạn trẻ, nhất là chị em dân văn phòng, yêu thích mỗi dịp xuân về. ...

Đón làn sóng đầu tư mới

Nhiều tỉnh, thành đặc biệt quan tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư ...

Jimmii Nguyễn: Thật xúc động khi nhạc sĩ Trần Tiến khen con gái 18 tuổi của tôi

Con gái 18 tuổi của ca sĩ Jimmii Nguyễn - Alena (tên thật là Long Anh) được nhạc sĩ Trần Tiến dành nhiều lời khen sau khi nghe những sáng tác của cô. Jimmii Nguyễn chia sẻ với VietNamNet, Trần Tiến nhận xét con gái anh - Alena đủ tố chất để trở thành truyền nhân của cả nam nhạc...

Mới nhất

Mùa “săn” tuyết mai