Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiLần thứ hai từ quê ra phố

Lần thứ hai từ quê ra phố


Hai tháng trước, anh Minh Tùng gọi điện cho chị họ tìm giúp một phòng trọ giá rẻ để trở lại Hà Nội đi làm, sau gần bốn năm về quê.

Trước kia vợ chồng anh Tùng, 37 tuổi, ở Quảng Bình là nhân viên văn phòng ở Hà Nội, tổng thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trừ chi phí sinh hoạt và nuôi hai con nhỏ, họ tiết kiệm được hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.

Nhưng từ khi hai đứa trẻ chào đời, anh Tùng luôn thấy day dứt vì để con phải sống cảnh chật chội và ngột ngạt của phố thị. Người cha thấy có lỗi nhất là khi chở con đi qua những đoạn đường tắc cứng trong những ngày Hà Nội nắng nóng cao điểm.

Họ quyết định về quê “sống nghèo mà vui”. Chị Nguyễn Thị Hồng, vợ anh xin làm việc cho một công ty cách nhà hơn 20 km, lương bằng nửa công ty cũ. Anh Tùng thuê mặt bằng mở đại lý buôn gạo.

Ở làng trước đó đã có ba đại lý gạo. Nhà này đều có họ với nhà kia nên chỉ mua của người quen. Người trong họ nhà anh cũng tới ủng hộ, nhưng chủ yếu mua nợ. Sau bốn năm đóng cửa đại lý, tiền bán gạo anh vẫn chưa thu được hết.

Nhà gần biển, anh Tùng chuyển sang mở quán nước, huy động thêm vợ, mẹ, chị gái, em họ làm phục vụ. Trừ mọi chi phí anh cũng được 500.000 đồng một ngày. Nhưng quán chỉ mở được ba tháng hè.

Anh lại theo bạn đi làm môi giới bất động sản. Được vài tháng Tùng cũng hết việc do cơn sốt đất qua nhanh. Nhiều tháng liền cả gia đình chỉ nhòm vào đồng lương 5 triệu đồng của chị Hồng. Lũ trẻ ngày một lớn, không chỉ chơi, chúng phải học và ăn nhiều hơn. Mâu thuẫn gia đình từ đó mà nảy sinh.

“Thà ở trọ chật chội còn hơn kinh tế chật vật”, anh đúc kết.

Người đàn ông để vợ con ở lại quê nhà, một mình ra thành thị kiếm kế sinh nhai. Hiện anh Tùng khởi đầu những ngày ở Hà Nội bằng nghề chạy taxi, thu nhập bấp bênh nhưng vẫn có dư để gửi về cho vợ.





Chị Thùy soạn hàng trong phòng trọ ở Biên Hòa, Đồng Nai, chiều 17/4 để chuẩn bị đi bán sáng hôm sau. Ảnh nhân vật cung cấp

Chị Thùy soạn hàng trong phòng trọ ở Biên Hòa, Đồng Nai, chiều 17/4 để chuẩn bị đi bán sáng hôm sau. Ảnh nhân vật cung cấp

Khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Lê Thị Thùy, 42 tuổi, ở Thanh Hóa quyết định về quê, chấm dứt đời bán hàng rong ở Biên Hòa, Đồng Nai. Họ bảo nhau lần này quyết tâm bám trụ ở quê vì quá ngán cuộc sống tha hương cầu thực.

Chồng chị mở quán vịt bán trước cửa nhà nhưng chẳng mấy khi có khách vì dân quê chỉ ăn cơm nhà. Chị Thùy đi làm ở xưởng may, thu nhập hơn 4 triệu đồng một tháng, trong khi họ phải nuôi ba con nhỏ và mẹ già. Được hai năm, chị bị sa thải vì doanh nghiệp hết đơn hàng. Họ đành gửi con để quay lại thành phố sau vài tháng trầy trật không xin được việc.

Dòng chảy di cư “lần thứ hai ra phố” của những người như anh Tùng, vợ chồng chị Thùy là một điểm mới bởi trước đó nhiều người từng có ý định về quê và không trở lại. Đơn cử, báo cáo khảo sát thị trường lao động phổ thông hậu giãn cách của TP HCM năm 2022 ghi nhận 42% khẳng định “sẽ không quay lại thành phố”.

Năm 2022, khảo sát của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) và VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh, với hơn 1.000 công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM cho kết quả 15,5% lựa chọn về quê, 44,6% người còn lưỡng lự.

Nhưng báo cáo PAPI 2023 do UNDP công bố đầu tháng 3 năm nay cho thấy, gần 22% người dân muốn di cư đến TP HCM, 15% muốn đến Hà Nội. Hai trong ba lý do lớn nhất người dân đưa ra là muốn có môi trường làm việc tốt hơn (22%) và môi trường tự nhiên tốt hơn (17%).

Thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Paul Schuler, Đại học Arizona, Mỹ cho rằng mong muốn chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm tỷ lệ thuận với việc tăng số người cho biết tình hình kinh tế hộ gia đình kém hoặc rất kém trong năm 2023 so với khảo sát từ năm 2017 đến 2022.

“Điều đáng quan tâm là tỷ lệ người dân đánh giá tiêu cực hơn về tình hình kinh tế hộ gia đình của họ so với 5 năm trước tăng lên đến 26%, chỉ đứng sau năm 2021 với 29%”, ông Paul Schuler nói.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện nghiên cứu Đời sống xã hội cho rằng số liệu này cho thấy nhiều người nghĩ đến trở về gắn bó với quê hương nhưng vì điều kiện sinh kế đành một lần nữa phải ra đi.

Theo chuyên gia, Việt Nam phát triển nền kinh tế theo mô hình mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, các nguồn lực phát triển đều tập trung ở đô thị, dẫn đến sự chênh lệch khá lớn giữa nông thôn và thành thị. Dù muốn về quê, nhiều người không thể tìm được công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở thích hoặc nhu cầu sống.

Người trẻ có thể tìm việc trong các nhà máy, nhưng người lớn tuổi như chị Thùy rất khó có được vị trí phù hợp mang lại thu nhập.

Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương cho rằng ngoài yếu tố về kinh tế, giáo dục, còn có yếu tố khác như dịch vụ đô thị, văn hóa và lối sống đô thị, văn minh đô thị khiến nhiều người dân muốn sống ở thành phố. Một số người muốn ra thành phố vì cũng chưa rõ mình muốn gì hoặc muốn khám phá, muốn thử sức bản thân ở môi trường khác. “Có người nhận ra thế mạnh của mình ở phố, nhưng cũng có người nhận ra muốn về quê”, bà Hương nói.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường, 28 tuổi, ở Hưng Yên quyết định về quê ba năm trước phụ giúp bố mẹ chăm sóc hơn 3 ha rau được trồng theo hướng hữu cơ. Thu nhập ổn định nên họ không áp lực tài chính, nhưng lúc nào vợ chồng anh cũng thấy buồn, nhớ cuộc sống sôi động ở Hà Nội.

Ở quê được hơn một năm, khi con gái được ba tuổi, Trường quyết định quay trở lại thành phố. Ngoài nhu cầu tinh thần, anh muốn con có môi trường giáo dục tốt hơn và hai vợ chồng cũng học lên để phát triển bản thân.





Một phụ nữ ngoại tỉnh đến bán hàng tại một vỉa hè trên phố Thái Thành, Hà Nội. Ảnh: Phạm Nga

Một phụ nữ ngoại tỉnh bán hàng rong trên phố Trần Tử Bình, Cầu Giấy, Hà Nội chiều 19/4. Ảnh: Phạm Nga

Ông Lộc cho rằng ra phố làm việc là quy luật tự nhiên. Dù là lái taxi, gánh hàng rong hay dân văn phòng cũng đều tham gia đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài, những lao động đổ ra thành thị làm những công việc phi chính thức sẽ tạo ra nguồn lao động bấp bênh quá lớn, gây áp lực cho hệ thống an sinh xã hội.

Với những người muốn về quê, nhưng phải ra phố như anh Tùng hay chị Thùy, ông Lộc khuyên nên thay đổi tư duy về cuộc sống. Ngày nay, đa số mọi người bị ảnh hưởng bởi làn sóng tiêu dùng nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn, lao vào vòng xoáy ganh đua. Khi có quan điểm tư duy vừa đủ, biết cách tổ chức sinh kế, có thể chúng ta không khá giả nhưng vẫn đủ sống.

Bà Quỳnh Hương cho rằng với những người muốn ở quê nhưng lại ra phố, có lẽ do chưa thực sự hiểu về nhu cầu bản thân. “Ra đi cũng là cách để thực sự hiểu mình muốn gì, cần gì”, bà nói.

Về mặt chính sách, ông Lộc kiến nghị Việt Nam có 30 năm thực hiện chính sách kinh tế trọng điểm, đã đến lúc cần xây dựng chiến lược hài hòa, cân bằng hơn giữa nông thôn và thành thị để rút ngắn khoảng cách.

“Như Trung Quốc, những năm trước họ dồn sức cho thành thị, những năm gần đây chuyển sang bù đắp cho nông thôn, để người lao động trở về”, ông nói.

Anh Tùng vẫn đau đáu mong ước về quê. Nhưng sau bốn năm trầy trật ở nơi mình sinh ra, anh biết phải có vốn để ổn định lâu dài thay vì cứ thích là về ngay.

“Thật sự rất khó thể sống nghèo mà vui được”, anh nói.

Phạm Nga




Nguồn

Cùng chủ đề

Bỏ phố về quê đừng theo phong trào, rất khó để quay trở lại

Những năm tháng bôn ba nơi đô thị, tôi vẫn mơ bỏ phố về quê. Nhưng tôi luôn cân nhắc thật kỹ, không chạy theo phong trào thấy người ta bỏ phố về quê rồi theo về. Đã quyết định về rồi sẽ rất khó quay trở lại. ...

Bỏ phố về quê lương 20 triệu vẫn ngập ngừng muốn trở lại thành phố

Về quê được vài năm, có cuộc sống và công việc ổn định, thậm chí mức thu nhập khá nhưng không ít người vẫn muốn trở lại thành phố. Vì lý do gì? Học hết cấp 3, theo định hướng của gia đình, N.M....

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Rời phố về quê: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?

Rời Hà Nội vào Sài Gòn rồi quay lại Hà Nội, sau đó tiếp tục rời Hà Nội về quê nhà sau 20 năm gắn bó, tôi nhận ra một điều: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Như Tuổi Trẻ Online thông...

Bỏ phố về quê, bạn bè tôi phần lớn giàu có thành đạt, còn tôi được gì?

Tốt nghiệp đại học 25 năm, tôi quyết tâm ở lại Hà Nội. Đến hiện tại tôi cũng chỉ là một nhân viên bình thường, kinh tế ở mức trung bình, không giàu có như nhiều bạn học khác bỏ phố về quê. Như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Kinh nghiệm chọn mua sim số đẹp phù hợp từng nhu cầu

Một sim số đẹp với những dãy số hài hòa, dễ nhớ, mang đến cho người sở hữu một đẳng cấp riêng, như một tấm danh thiếp vô hình, góp phần khẳng định vị thế và sự thành công của chủ nhân. Trong giao tiếp, một số điện thoại đẹp sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp, giúp người đối diện ghi nhớ lâu hơn. Đặc biệt, trong kinh doanh, một sim số đẹp còn là công cụ hữu...

Các tác phẩm trưng bày triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”, qua nhiều vòng chấm, Ban tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 đã chọn ra 135 tác phẩm được trưng bày triển lãm. ...

Hợp tác quốc tế để bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng của Việt Nam

Ghi nhớ hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) với Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ - CISA tiếp tục khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng. Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin – AIS thuộc Bộ TT&TT Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng...

Cùng chuyên mục

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Ký ức cá nhân góp phần tiếp nối mạch nguồn lịch sử của đất nước

(Tổ Quốc) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia tổ chức tọa đàm với chủ đề "Hộp ký ức 4.0". ...

Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ

Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Hai sĩ quan không quân Việt Nam cũng đã tham quan bãi cất hạ cánh dã chiến...

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây, đặt biển báo khắp các hiện vật trưng bày

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 15-11, rất nhiều khu vực trưng bày hiện vật đã được chăng dây, đặt biển thông báo để khách tham quan không xâm phạm. ...

Đà Nẵng biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

(Tổ Quốc) - Ngày 15/11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II, năm 2024. ...

Mới nhất

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá...

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Mới nhất