Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLạm thu bằng danh nghĩa 'xã hội hóa'

Lạm thu bằng danh nghĩa ‘xã hội hóa’


Cô giáo xin phụ huynh tiền mua laptop cá nhân đang gây bão dư luận mấy ngày gần đây, khi giải thích với báo chí đã nói: “Tôi nghĩ việc này là bình thường, đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục…”.

dad1 (2).jpg

NHỮNG KHOẢN THU LẠ

Trên một trang mạng xã hội, Trường THCS Tân Minh A (H.Sóc Sơn, Hà Nội) đưa ra bản kê khai 17 khoản thu hộ, thu thỏa thuận với tổng số tiền 8.111.000 đồng/học sinh (HS) của một giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 8. Một số khoản thu “lạ”, trái với quy định đã được chỉ ra, như: thuê vệ sinh ngoài lớp học 70.000 đồng/HS/10 tháng; sang sửa nhà thể chất 100.000 đồng/HS; hoạt động trải nghiệm bên ngoài 700.000 đồng/HS…

Hiệu trưởng Trường THCS Tân Minh A Nguyễn Thị Hoa lý giải các khoản thu “lạ” như sửa nhà thể chất là chủ trương xã hội hóa của trường xuất phát từ thực trạng nhà giáo dục thể chất quá hẹp, không đáp ứng nhu cầu học tập. Đầu năm học, nhà trường chỉ yêu cầu GV chủ nhiệm các lớp xin ý kiến phụ huynh tại buổi họp chứ chưa triển khai thu.

Cô giáo xin hỗ trợ laptop: ‘Tôi biết mình sai vì chưa hiểu rõ thông tư về xã hội hóa giáo dục’

Trường tiểu học Đông Xuân (H.Sóc Sơn, Hà Nội) cũng khiến phụ huynh bức xúc trước 18 mục thu trong năm học này với tổng số tiền thu là 5.392.000 đồng/HS, trong đó nhiều khoản thu rất “lạ” như: vệ sinh, giấy kiểm tra, phiếu cuối tuần; nhiều khoản như giáo dục ngoài giờ chính khóa, tiếng Anh liên kết, kỹ năng sống… được thu gộp luôn cả 9 tháng.

Phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (H.Thanh Trì, Hà Nội) mới đây bức xúc phản ánh với báo chí về việc đầu năm học được thông báo mỗi tháng lớp cần đóng 500.000 đồng để thuê người dọn vệ sinh lớp học, nếu không thuê, phụ huynh sẽ đến trường vào 17 giờ hằng ngày để trực nhật thay con em mình.

Lạm thu bằng danh nghĩa 'xã hội hóa'- Ảnh 2.

Phụ huynh với nỗi lo các khoản thu đầu năm học

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Trong đơn thư, phụ huynh cũng nêu ngay từ đầu năm học khi đăng ký lớp cho con, nhà trường đã đưa ra các lựa chọn như: lớp có điều hòa và không có điều hòa. Tuy nhiên, dù đã đăng ký cho con học lớp có điều hòa, thì vào đầu năm học, phụ huynh lại được nhà trường thông báo khối lớp 1 ủng hộ 10 bộ điều hòa mới, dự kiến mỗi HS đóng 300.000 đồng. Bên cạnh đó, trong cuộc họp, phụ huynh được phổ biến việc tặng nhà trường sân cỏ nhân tạo vào học kỳ 2, với số tiền dự kiến 100.000 đồng/HS. Phụ huynh này cho biết, việc xã hội hóa dựa trên tinh thần tự nguyện, song phụ huynh không được lấy ý kiến trước về những khoản thu như thế.

Trong cuộc họp phụ huynh, các thông báo được đưa ra để thực hiện, mang tính “ấn định” mỗi HS đóng bao nhiêu tiền, mà không có sự thảo luận, bàn bạc.

Giải thích với báo chí về những phản ứng trên của phụ huynh, bà Hoàng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường, khẳng định “chưa thu bất cứ khoản nào”. Thế nhưng, bà Hà cũng cho rằng: “Trường có ý tưởng xã hội hóa, nhưng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, ủng hộ đến đâu thì làm đến đó, chứ không cào bằng, không huy động riêng phụ huynh để làm sân bóng cho các con”.

CÁI CỚ ĐỂ LẠM THU

Dư luận thường xôn xao, bàn tán rất nhiều về một khoản thu lạ của một trường, một GV nào đó nhưng lại ít quan tâm, thậm chí thờ ơ trước những thông tin như “chi ngân sách cho giáo dục không đảm bảo”, dù những thông tin này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục và việc thu chi của mỗi nhà trường thường được Bộ GD-ĐT lặp đi lặp lại mỗi năm học.

Tại hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cuối năm 2024, Bộ GD-ĐT thông tin: Trong 10 năm qua, ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở mức 15 – 19%, chưa năm nào đạt mức tối thiểu là 20% như mục tiêu đã đề ra. Báo cáo dự toán ngân sách cho giáo dục năm 2022 của 63 tỉnh, thành cho thấy chỉ 50% địa phương đạt tỷ lệ chi cho giảng dạy và học tập tối thiểu. Bộ GD-ĐT cho rằng mức đầu tư trên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển GD-ĐT. Việc phân bổ ngân sách còn bất cập. Ngân sách địa phương phân bổ cho hoạt động giáo dục chủ yếu chi cho lương, thậm chí một số địa phương không bảo đảm cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục.

A 2.jpg
A 3.jpg
A 4.jpg
A 5.jpg

Dư luận bất bình trước các khoản thu lạ vào đầu mỗi năm học

Cái cớ ngân sách cho giáo dục không đảm bảo mới có chuyện phụ huynh bị “bổ đầu” đóng các khoản tiền lẽ ra nhà nước chi trả, như: sửa trường, quét vôi, lát sân, vệ sinh lớp học hay nhỏ hơn như mua giấy kiểm tra, thay bóng đèn…

Một vị từng là lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ GD-ĐT cho rằng khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục là chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, theo vị này, có vẻ như chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục, dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục. Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục, đã thực hiện chưa đúng quy định, để xảy ra tình trạng lợi dụng hội phụ huynh HS, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền của phụ huynh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nhìn nhận lạm thu thường xuất hiện dưới danh nghĩa của việc kêu gọi xã hội hóa giáo dục, với những khoản thu thêm, thu ngoài quy định là xuất phát từ “nhu cầu của phụ huynh”. Chính từ việc xã hội hóa giáo dục, vấn đề lạm thu phát sinh, có nghĩa là các khoản thu từ kêu gọi xã hội hóa quá nhiều và quá vô lý, có những hoạt động được ngân sách đầu tư nhưng nhà trường vẫn tổ chức thu của phụ huynh.

“Theo tôi, việc xã hội hóa giáo dục vẫn cần thiết, xuất phát từ nhu cầu thực tế của phụ huynh HS và nhà trường. Tuy nhiên, lạm thu là một câu chuyện khác và rất đáng lên án”, bà Nga nói và cho rằng việc phụ huynh quan tâm, giám sát, cùng với sự giám sát của các cơ quan chức năng đặt ra yêu cầu các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, bà Nga cũng chỉ ra, ở một khía cạnh khác, mặc dù đã có yêu cầu công khai theo đúng quy định, nhưng trên thực tế, có thể vẫn có những trường công khai một phần, tức là có một số khoản thu khác không có trong văn bản công khai, mà nằm ở sự thỏa thuận giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ HS. Để ngăn chặn lạm thu, vấn đề quan trọng là phải xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình làm sai. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến phụ huynh và sự giám sát của cơ quan chức năng.

Việc chi ngân sách cho giáo dục chưa đảm bảo chính là cái cớ để nhiều nhà trường lý giải cho việc lạm thu dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục. Kết luận số 91 của Bộ Chính trị mới đây về việc tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cũng nêu rõ yêu cầu phải bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 29 đã đề ra. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách cho GD-ĐT phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế…

Vụ cô giáo “xin hỗ trợ cái laptop”:
Sẽ tham mưu việc kiểm tra thu chi

Sáng qua 1.10, tại Trường tiểu học Chương Dương (Q.1, TP.HCM), ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD-ĐT Q.1, chính thức thông tin với báo chí vụ cô giáo “xin hỗ trợ cái laptop”. Trong đó, ông Long cho biết: “Qua vụ việc trên, UBND Q.1 đã giao Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng GD-ĐT cùng phối hợp các đơn vị liên quan kịp thời tham mưu việc kiểm tra thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn. Sau sự việc này, thời gian tới tôi sẽ chỉ đạo tăng cường, phân công nhân sự, theo dõi, nắm bắt nội dung ở các cơ sở giáo dục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh”.

Thúy Hằng




Nguồn: https://thanhnien.vn/lam-thu-bang-danh-nghia-xa-hoi-hoa-18524100123000438.htm

Cùng chủ đề

Bé gái đang chơi cùng mẹ trong nhà bị ôtô lao vào tông tử vong

(NLĐO) - Đang chơi cùng mẹ trong nhà, bé gái 17 tháng tuổi bất ngờ bị xe ôtô lao vào nhà tông tử vong ...

Lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời

Những tấm ảnh rạng rỡ qua mỗi mùa Giáng sinh là kỷ niệm đáng nhớ mà người trẻ mãi nâng niu ...

Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều còn đe doạ đánh tài xế xe tải

(NLĐO) - Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều, còn có thái độ dọa nạt chửi bới, tay còn cầm một sợi dây đuổi theo đập vào cửa xe ô tô tải. ...

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Đang học bài, nam sinh bị nhóm thiếu niên xông vào nhà đánh túi bụi

TPO - Nam sinh đang ngồi trong nhà học bài thì bất ngờ bị một nhóm thiếu niên xông vào đánh tới tấp. Sau đó, nhóm này phát hiện đánh nhầm người nên bỏ chạy khỏi hiện trường. TPO - Nam sinh đang ngồi trong nhà học bài thì bất ngờ bị một nhóm thiếu niên xông vào đánh tới tấp. Sau đó, nhóm này phát hiện đánh nhầm người nên bỏ chạy khỏi hiện trường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Màn ra mắt đội tuyển VN vô cùng ấn tượng của Nguyễn Xuân Son đến từ nhiều yếu tố: đẳng cấp chuyên môn, sự chuyên nghiệp, tận tâm, cùng tình yêu mà chân sút 27 tuổi dành cho đất nước và bóng đá VN. Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách...

Gian nan hành trình ‘gieo chữ trên mây’

Bám trường lớp ở những nóc heo hút nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa thiếu thốn bủa vây, các giáo viên trẻ vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi, họ lên đây không vì đồng lương mà đó như là 'cái duyên'....

Sóng gió Quốc hội Mỹ

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cùng chuyên mục

Gian nan hành trình ‘gieo chữ trên mây’

Bám trường lớp ở những nóc heo hút nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa thiếu thốn bủa vây, các giáo viên trẻ vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi, họ lên đây không vì đồng lương mà đó như là 'cái duyên'....

Độc lạ nghiên cứu ‘chơi khăm’ của giáo sư: ‘Chim có vấn đề gì?’

MỸ - Để phơi bày vấn nạn ‘tạp chí săn mồi’, GS Daniel Baldassarre ở Đại học Bang New York (Mỹ) đã thực hiện một ‘trò chơi khăm’ tinh tế, qua đó thu hút sự chú ý của giới học thuật và công chúng. Trong bối cảnh học thuật hiện đại, một vấn nạn đang phổ biến là sự tồn tại các “tạp chí săn mồi” (predatory journals) - nơi xuất bản không phải để phục vụ khoa học mà...

Thầy giáo đang nằm viện vỡ òa hạnh phúc vì trò vào khoe đạt điểm SAT tuyệt đối

Đang nằm viện hồi phục sau ca phẫu thuật mổ ruột thừa, thầy giáo Nguyễn Thành Công (giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm) như được tiếp thêm nguồn sinh lực khi liên tiếp nhận tin báo đạt điểm SAT cao từ học trò lớp mình chủ nhiệm. Tuần vừa qua, thầy giáo Nguyễn Thành Công gặp chút vấn đề về sức khỏe nên phải nhập viện. Biết tin thầy mệt, các học trò lớp 12 chuyên Sinh của...

Điều chỉnh ma trận đề kiểm tra định kỳ với học sinh THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 22-12 cho biết vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT, hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. ...

Để trẻ tự đưa ra các quyết định của mình là một thách thức

TPO - Ngày 21/12 tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 nhằm bàn thảo về đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước. TPO -...

Mới nhất

Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ

Tin tức đáng chú ý: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM dự báo tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ nhưng vẫn ở mức rất thấp... ...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ...

Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí

Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn. Sau 4 concert thành công, Anh trai say hi hé lộ concert 5 sắp tới - Ảnh: BTC Đạo diễn VIỆT TÚ trò chuyện với Tuổi Trẻ về một hệ sinh thái hậu concert "anh trai",...

Thưởng lãm tranh Xuân Sắc của hoạ sĩ nhí Nguyễn Đăng Hải Nam

(CLO) Chiều 22/12, tại Nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Xuân Sắc” của hoạ sĩ nhí Nguyễn...

‘Hãy trung thực trả lời mình vào công chức bằng đường nào, làm việc ra sao’

TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ - cho rằng những công chức thuộc diện tinh giản trong thời gian tới nên khách quan nhìn nhận lại bản thân. Cách đây ít ngày, VietNamNet đăng tải bài phỏng vấn Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công...

Mới nhất