Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Kỷ luật tích cực" để giảm hành vi lệch chuẩn của học...

“Kỷ luật tích cực” để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Giáo dục
ThS. Phạm Thị Khánh Ly cho rằng, việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh nên có sự kết hợp giữa hiểu biết, thấu cảm và kỷ luật tích cực. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của ThS. Phạm Thị Khánh Ly, Phó Chủ tịch Hội đồng trường/Giám đốc điều hành Trường Tiểu học và THCS FPT Cầu Giấy (Hà Nội)/Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Bắc Giang, liên quan thực trạng lệch chuẩn trong hành vi, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Chị có thể chia sẻ quan điểm của mình về hành vi lệch chuẩn ở học sinh, sinh viên hiện nay, đặc biệt là trong môi trường học đường?

Mọi ứng xử của con người đều cần những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh, cần có hành vi ứng xử phù hợp. Trong môi trường học đường, theo tôi, học sinh cần rèn luyện hành vi ứng xử tích cực, đúng mực.

Những hành vi lệch chuẩn tức là không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội, với nội quy trường học hay quy định của pháp luật. Ở học sinh, những hành vi này thường phản ánh các vấn đề cá nhân hoặc trong gia đình và các kết nối xã hội của các em.

Thay vì chỉ nhìn nhận đơn thuần là hành vi sai trái và xử lý trên góc độ vi phạm kỷ luật, nên nhìn nhận rằng hành vi này là tín hiệu chỉ ra những khó khăn, sự không hài lòng hoặc mất cân bằng tâm lý của học sinh.

Do đó, việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi kết hợp linh hoạt giữa sự thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Theo chị, những hành vi nào được coi là lệch chuẩn trong môi trường học đường hiện nay? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Trong môi trường học đường hiện nay, trường học luôn phải đối mặt với vấn đề học sinh không tuân theo các khuôn mẫu hành vi được mong đợi.

Theo nhiều nghiên cứu, hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường có thể được chia thành các nhóm như hành vi lệch chuẩn trong học tập (trốn học, quay cóp, không hoàn thành bài); hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp (nói dối, vô lễ, nói tục chửi bậy); hành vi lệch chuẩn trong sử dụng các chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích); hành vi lệch chuẩn trong trật tự xã hội (đánh nhau – ẩu đả, xem văn hóa phẩm đổi trụy, vi phạm luật giao thông).

“Hiểu rõ về hành vi lệch chuẩn phải đi cùng với sự hiểu biết rõ về các hệ thống xung quanh đang tác động đến học sinh”.

Các hành vi lệch chuẩn trong học tập và giao tiếp phổ biến hơn ở học sinh. Đặc biệt, phải kể đến những hành vi lệch chuẩn trong ứng dụng công nghệ, trên mạng xã hội chứa nhiều thông tin dễ gây nghiện với thanh thiếu niên, đang ở độ tuổi tò mò, thích khám phá, chưa biết tự kiểm soát, dễ dàng bị hấp dẫn và lôi kéo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi như vậy.

Về mặt chủ quan, học sinh có thể chưa nhận thức đầy đủ hoặc hiểu sai về nội quy, thiếu ý thức hoặc không muốn tuân thủ quy định vì cho rằng chúng không cần thiết hay quá khắt khe, hoặc cũng có thể do bạn bè, ảnh hưởng giáo dục gia đình, yếu tố đặc điểm tâm sinh lý tuổi mới lớn.

Các em học sinh không tự nhiên bắt đầu hành vi lệch chuẩn mà học hỏi cách thức tiến hành từ người khác. Sự “học hỏi” diễn ra ngay từ các nhóm thân tình. Các nhóm thân tình như gia đình, bạn thân, bạn học có ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi và thái độ của học sinh, tiếp đó là các nhóm cộng đồng và tổ chức xã hội. Do đó, để hiểu rõ về hành vi lệch chuẩn phải đi cùng với sự hiểu biết về các hệ thống xung quanh học sinh và đang tác động đến học sinh.

Về mặt khách quan, hành vi lệch chuẩn có thể xuất phát từ các quy chế của nhà trường chưa bắt kịp với sự thay đổi của xã hội hiện đại. Cơ chế quản lý lỏng lẻo và sự thiếu quan tâm cũng là những nguyên nhân khiến học sinh không tự giác tuân thủ.

Thêm vào đó, nhiều quy định được ban hành mà không tham khảo ý kiến của học sinh, hoặc học sinh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực từ cuộc sống, từ bạn bè và phương pháp giáo dục chưa phù hợp từ phía gia đình và giáo viên.

Vậy nhà trường cần làm gì để giúp học sinh, sinh viên tránh xa các hành vi lệch chuẩn, theo chị?

Nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn chú trọng xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp từng cấp học và trình độ.

Vấn đề đạo đức, không thể chỉ dạy trên lý thuyết, gói gọn trong những bài giảng mà cần cả quá trình rèn luyện lâu dài. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt, thường xuyên giữa giáo viên, phụ huynh để tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và gia đình, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, hướng học sinh đến các hành vi chuẩn mực.

Yếu tố “làm gương” rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng học sinh giữ vững lối sống lành mạnh, tránh xa hành vi lệch chuẩn. Theo đó, bản thân mỗi giáo viên và nhân viên trong trường cần là một tấm gương sáng cho các học trò của mình.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, trong đó quy định giáo viên các cấp thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ về đạo đức nhà giáo.

Giáo dục
Nhà trường không chỉ dạy chữ mà còn cần chú trọng xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống. (Ảnh minh họa: Internet)

Các chương trình, hoạt động nào nên được triển khai trong nhà trường để giúp các em phát triển toàn diện và lành mạnh?

Nhà trường nên xây dựng bộ quy tắc ứng xử, ở đó có những quy định rõ ràng về các hành vi được làm, không được làm để học sinh hiểu và tuân thủ. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện và lành mạnh không thể thiếu các hoạt động ngoại khóa tăng cường thêm các kỹ năng sống, các hoạt động hướng về cộng đồng, thiện nguyện, phát huy giá trị của tinh thần nhân văn, nhân ái.

Cần triển khai chương trình phòng ngừa diện rộng, bao gồm phổ cập các quy định, chuẩn mực đạo đức trong môi trường giáo dục cùng bộ quy tắc văn hóa ứng xử. Đồng thời, giáo dục đạo đức lối sống nhằm nâng cao nhận thức để phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn như sử dụng thuốc lá điện tử và chất cấm, bạo lực học đường, vi phạm luật giao thông…

Thông qua các hội thảo, tọa đàm về sức khoẻ tinh thần, kịp thời hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong diễn biến tâm lý của học sinh.

Ngoài giáo dục, hỗ trợ ở quy mô diện rộng, các em học sinh có hành vi lệch chuẩn cần được đồng hành 1-1, trao đổi riêng tư bởi các thầy cô cũng như xem xét để được hỗ trợ tâm lý bởi phòng tâm lý học đường. Vì sao lại như vậy, bởi mỗi giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức mà còn là người vun đắp tâm hồn. Để giúp đỡ những em này, giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp một cách hiệu quả.

Trước hết, yêu nghề và yêu trẻ là điều cốt lõi giúp giáo viên kiên trì vượt qua những thách thức trong việc giáo dục. Đồng thời, giáo viên cần quản lý cảm xúc tốt và luôn kiên nhẫn, bởi quá trình thay đổi của học sinh thường không diễn ra ngay lập tức.

Hơn nữa, việc hiểu rõ tâm lý và hoàn cảnh của học sinh cũng rất quan trọng, bởi điều này cho phép giáo viên đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, dựa trên nguyên nhân hành vi lệch chuẩn. Sự quan tâm chân thành và thái độ không kỳ thị giúp giáo viên dễ dàng kết nối với học sinh, giúp các em cảm thấy được yêu thương và không bị xa lánh.

Bên cạnh đó, giáo viên nên khen ngợi ưu điểm trước khi nhắc nhở về nhược điểm để học sinh dễ dàng tiếp nhận và không có phản ứng tự vệ. Đặc biệt, giáo viên cần tin tưởng vào sự thay đổi của học sinh, không nóng vội và luôn tạo cơ hội để các em có thể sửa chữa.

Cuối cùng, việc kết hợp phương pháp mềm dẻo, kỷ luật gắn yêu thương và hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, giúp học sinh dần hoàn thiện bản thân.

Một số ví dụ cụ thể về các trường hợp học sinh, sinh viên có hành vi lệch chuẩn mà chị đã từng gặp phải và cách giải quyết?

Với việc học sinh thiếu động lực học tập, thường xuyên không học bài, làm bài, dẫn tới điểm số không đạt, nguy cơ ở lại lớp, giáo viên hãy chủ động gặp gỡ học sinh, nắm bắt những khó khăn và chia sẻ về mục tiêu, cách để có động lực trong việc học.

Với học sinh có hành vi bạo lực, các em thường xuyên cáu giận, đánh bạn, giải quyết cách mâu thuẫn bằng bạo lực. Lúc này, giáo viên nên gặp học sinh, đưa ra những quy định rõ ràng về kỷ luật học đường để các em hiểu về việc cần tuân thủ kỷ luật.

Tôi cho rằng, điều quan trọng là cần động viên học sinh để hiểu những khó khăn về mặt cảm xúc dẫn đến các hành vi lệch chuẩn của các em. Đồng thời, nên tổ chức các workshop tâm lý để học sinh hiểu về tình bạn và vai trò của tình bạn, tránh những va chạm không đáng có dẫn đến bạo lực với bạn bè, cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, thân thiện.

Xin cảm ơn chị!





Nguồn: https://baoquocte.vn/ky-luat-tich-cuc-de-giam-hanh-vi-lech-chuan-cua-hoc-sinh-289642.html

Cùng chủ đề

Vân Hugo chia sẻ về hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực

(Dân trí) - Nữ MC thừa nhận, cô từng lạc lối trong tình yêu. Cô đặt đối phương lên trên tất cả, để rồi nhận ra bản thân đã đánh mất chính mình... Mới đây, trò chuyện cùng MC Huyền Châu trong talkshow Hidden Champions - Người hùng trầm lặng, Vân Hugo đã mở lòng chia sẻ về hành trình cuộc đời mình. Đó là hành trình với những nốt thăng trầm, những bài học quý giá về tình yêu, hạnh phúc...

TPHCM vẫn mưa liên tiếp, giữa tháng mưa giông diện rộng vào sáng sớm

Ngày 11/10, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đưa ra dự báo, cảnh báo thời tiết tuần giữa tháng 10 tại TPHCM (11-20/10). Theo đó, nhận định về tình hình chung, Đài khí tượng cho biết, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu, khoảng ngày 13 và 19-20/10 được tăng cường yếu trở lại. Rãnh áp thấp xích đạo có trục 6-9 độ vĩ Bắc suy yếu và mờ dần, khoảng 15-16/10, rãnh...

Khai trương đường bay Việt Nam

(NADS) - Vietnam Airlines phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP.HCM đã tổ chức chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu 2024 tại khách sạn Bayerischer Hof, Munich, đánh dấu bước ngoặt trong việc kết nối và quảng bá hình ảnh Việt Nam tại châu Âu. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động khai trương đường bay thẳng đến Munich và kỷ niệm 20 năm đường bay Việt...

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội nên có giá thành phù hợp hơn với những người thu nhập thấp Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội Tuy nhiên những ngày qua, báo chí phản ánh một số tòa nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tân Tổng thống Mexico tuyên bố không dự COP29, lý do là gì?

Ngày 10/10, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, bà sẽ không tham dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) dự kiến diễn ra từ ngày 11-22/11 tại Baku, Azerbaijan.

Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Khởi động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Cà phê là một trong những mặt hàng có giá tăng mạnh nhất, đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân tháng 9/2024 đạt 5.469 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Trong 9 tháng đầu năm, giá trung bình mỗi tấn cà phê xuất khẩu là 3.897 USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận các vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Lào còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.

Bài đọc nhiều

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa

Ngày 9-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, truyền đạt ý kiến của phó thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có "dị vật".Văn bản của Văn...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

Cùng chuyên mục

Lập hội đồng xét kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh

Bên cạnh đó, lãnh đạo trường này còn bị phát hiện nhiều vi phạm về tài chính. Trong đó có việc chi vượt quy định nhiều khoản; chi tiếp khách nhưng lại không có biên bản làm việc trước đó.Thu tiền lao động 20.000 đồng mỗi trẻ một tháng, trong khi quy định chỉ được thu 14.000 đồng mỗi em.Đoàn thanh tra...

Học sinh tiểu học tư thục ở TPHCM được hỗ trợ học phí

Sở GD-ĐT TPHCM hôm nay (11/10) cho biết học sinh tiểu học trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được hỗ trợ học phí trong năm học 2024-2025. Mức hỗ trợ nhóm 1 là 60.000 đồng/tháng/học sinh, nhóm 2 là 30.000 đồng/tháng/học sinh. Trong đó, nhóm 1 là học sinh ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân...

Đa dạng các hoạt động trong nhà trường

Một trong những hoạt động được Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên của Trường Tiểu học Vinschool (quận Ba Đình, Hà Nội) quan tâm thực hiện trong những ngày đầu năm học 20224-2025 đó là tập huấn...

Mới nhất

Mang yêu thương hồi sinh những cuộc đời

Vượt lên nỗi đau, bà Phạm Thị Mai (65 tuổi) đã chủ động liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị hiến tạng con trai bị tai nạn giao thông chết não, hồi sinh sự sống cho nhiều người đang bên bờ cửa tử. Cho đi để cứu người Những ngày giữa tháng 9.2024, khi chúng tôi tìm gặp, anh Trần...

Chỉ còn 771.072 thuê bao 2G Only trước giờ tắt sóng 2G

Ngày 13/9/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký Ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT về việc “Ngưng hiệu lực thi hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 04/2024/TT- BTTTT” (Về việc dừng cung cấp dịch vụ cho thiết...

Nguyên nhân nổi hạch ở vú và hướng dẫn cách tự kiểm tra vú tại nhà

Hạch ở vú là những khối u bất thường hình thành trong tuyến vú. Hình dạng của chúng rất đa dạng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng nổi hạch ở...

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Thông qua thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ, Bắc Kạn rất mong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và triển...

Mới nhất