Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế Trung Quốc đối mặt thách thức lớn nhất nhiều thập...

Kinh tế Trung Quốc đối mặt thách thức lớn nhất nhiều thập kỷ


Nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng cho nước này đang đối mặt với các rào cản chưa từng có.

Suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc tăng tốc nền kinh tế bằng cách đầu tư cho các nhà máy, các tòa nhà chọc trời và đường sá. Mô hình này đã tạo ra sức tăng trưởng chóng mặt, biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là công xưởng sản xuất của toàn cầu.

Nhưng hiện tại, họ đang đối mặt với những rào cản chưa từng có. Nền kinh tế quy mô 18.000 tỷ USD đang giảm tốc. Người tiêu dùng ngại chi tiêu. Xuất khẩu đi xuống. Giá cả giảm và hơn 20% người trẻ đang thất nghiệp. Country Garden – hãng bất động sản tư nhân lớn nhất nước với 3.000 dự án đang có nguy cơ vỡ nợ. Quỹ đầu tư Zhongzhi Enterprise Group – một trong những ngân hàng ngầm lớn nhất Trung Quốc – cũng đang bị khách hàng phản đối vì chậm trễ thanh toán.

Phần lớn các thách thức này phát sinh từ nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của các lãnh đạo Trung Quốc. Họ không muốn dựa nhiều vào vay nợ như những chính phủ tiền nhiệm. Điều này thể hiện ở việc, kể cả khi khủng hoảng bất động sản trầm trọng hơn, Trung Quốc cũng không đưa ra các biện pháp mạnh tay.

Việc này khiến nhiều ngân hàng nước ngoài như JPMorgan Chase, Barclays và Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm nay, xuống dưới mục tiêu 5% của chính phủ. Nhà đầu tư nước ngoài cũng đang rút tiền ra, khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phải tìm cách chặn lại đà giảm của nhân dân tệ.





[Một dự án đường cao tốc bị đình trệ tại Quý Châu (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

Một dự án đường cao tốc bị đình trệ tại Quý Châu (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

Trong khi Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ các hộ gia đình và xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn tăng trưởng phụ thuộc vào đầu cơ xây dựng và vay nợ thêm nữa. Giới chuyên gia cho rằng chính sách trái ngược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thay đổi dòng tiền đầu tư toàn cầu. Nó cũng có thể làm chậm lại quá trình Trung Quốc vượt Mỹ, hoặc thậm chí khiến việc này không bao giờ xảy ra.

Rủi ro lớn nhất của giới chức Trung Quốc là việc kiên quyết không kích thích mạnh tay có thể làm giảm niềm tin tại thị trường 1,4 tỷ dân. “Trung Quốc đang trải qua cuộc suy thoái về kỳ vọng. Khi mọi người dự báo tăng trưởng giảm, nó thực sự sẽ giảm”, Bert Hofman – cựu giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Trung Quốc – nhận xét trên Bloomberg.

Trong trường hợp tệ nhất, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng trì trệ như Nhật Bản vài thập kỷ qua. Cảnh báo này được các nhà kinh tế học đưa ra sau số liệu CPI tháng 7 cho thấy Trung Quốc rơi vào giảm phát. Giá cả đi xuống là dấu hiệu của nhu cầu yếu và tăng trưởng tương lai chậm lại. Nguyên nhân là các gia đình trì hoãn mua sắm, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và chi phí đi vay thực tế tăng lên.

SCMP nhận định tâm lý thiếu niềm tin vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng lan rộng, khi sức hồi phục hậu Covid-19 dần mất đà. Trong quý II, GDP nền kinh tế lớn nhì thế giới tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này cao hơn quý I (4,5%), nhưng thấp hơn dự báo của nhiều tổ chức.

Một chỉ báo khác về niềm tin kinh tế là giá nhân dân tệ. Từ đầu năm, đồng tiền này đã mất giá 6% so với USD. Nhân dân tệ đi xuống do chính sách tiền tệ tại Trung Quốc ngược với Mỹ, nhà đầu tư lo ngại tăng trưởng tại Trung Quốc yếu và rủi ro vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản.

Vài tuần gần đây, giới quan sát cho biết giới chức Trung Quốc đã tìm cách ngăn nhân dân tệ giảm sâu. PBOC thiết lập tỷ giá tham chiếu ngày để giúp nhân dân tệ mạnh lên. Các ngân hàng quốc doanh cũng liên tục bán USD.

Các nhà kinh tế học tin rằng Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm hơn rất nhiều, do cấu trúc dân số kém thuận lợi và mong muốn độc lập khỏi Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ, khiến ngoại thương và đầu tư bị đe dọa. Không chỉ là giai đoạn yếu đi nhất thời, kinh tế Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài.

“Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi có thể kéo theo bước ngoặt mạnh nhất trong lịch sử kinh tế”, Adam Tooze – Giáo sư chuyên nghiên cứu khủng hoảng kinh tế tại Đại học Columbia bình luận trên Wall Street Journal.

Trong thời kỳ các thị trường dễ biến động, sự trượt dốc của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho làn sóng bán tháo tài sản rủi ro toàn cầu. Việc này từng xảy ra năm 2015, khi việc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ và chứng khoán nước này lao dốc khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải dừng tăng lãi suất. Tình hình hiện tại chưa đến mức này. Nhưng nếu diễn biến vẫn tệ đi, Fed có thể phải giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng không ngồi yên. Sau cuộc họp tháng trước, họ đưa ra nhiều đề xuất như tăng chi cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thanh khoản cho các hãng bất động sản và giảm quy định về mua nhà. Tuần trước, Trung Quốc cũng bất ngờ hạ lãi suất.





Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc từ năm 1976. Đồ thị: Bloomberg

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc từ năm 1976. Đồ thị: Bloomberg

Một bài đăng tuần trước trên tờ Global Times cũng cho rằng điều kinh tế Trung Quốc cần nhất hiện tại là niềm tin. Thông báo giảm lãi suất cho thấy quyết tâm của chính phủ nước này trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

Global Times nhìn nhận Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức, như sự hồi phục kinh tế toàn cầu yếu đi và tăng trưởng trong nước mất cân đối. Các vấn đề mới phát sinh nửa đầu năm nay khiến việc điều hành vĩ mô của giới chức nước này thêm phức tạp. Tuy nhiên, họ cho rằng “kinh tế Trung Quốc đang hồi phục dần dần” và nước này “có đủ công cụ để duy trì mức tăng trưởng ổn định”, ví dụ hạ lãi suất.

Trên thực tế, một số thành phần của kinh tế Trung Quốc vẫn đang bùng nổ, như xe điện, điện mặt trời, điện gió và pin. Trong các lĩnh vực này, đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng ở mức hai chữ số. Đây là kiểu tăng trưởng xanh, công nghệ cao mà các lãnh đạo Trung Quốc mong muốn. Nước này cũng phát hành trái phiếu cho các dự án đường sắt cao tốc và năng lượng tái tạo với quy mô hàng đầu thế giới. Họ còn giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp và hỗ trợ hào phóng cho người mua xe điện.

Du lịch và nhà hàng cũng đang bùng nổ so với thời kỳ phong tỏa năm ngoái. Starbucks ghi nhận doanh thu tăng 46% tại Trung Quốc quý trước. Các chuyến bay nội địa hiện bận rộn hơn 15% so với tiền đại dịch. Du khách cũng phàn nàn khách sạn giá rẻ tăng giá vì nhu cầu tăng vọt. Các hoạt động này đang tạo ra nhiều việc làm, góp phần xoa dịu nỗi lo của giới chức về tỷ lệ thất nghiệp.

Tuy nhiên, rắc rối là các cỗ máy tăng trưởng mới này không đủ bù đắp cho sự trượt dốc khổng lồ của thị trường bất động sản. Bắc Kinh ước tính “nền kinh tế mới” (gồm các lĩnh vực sản xuất xanh và công nghệ cao) tăng trưởng 6,5% nửa đầu năm nay và đóng góp khoảng 17% GDP. Ngược lại, chi cho xây dựng lại giảm 8% nửa đầu năm. Lĩnh vực này đóng góp 20% GDP, cả trực tiếp và gián tiếp.

Bất động sản Trung Quốc lao đao từ cuối năm 2020, khi chính phủ đưa ra chính sách “ba lằn ranh đỏ”, nhằm kiềm chế bong bóng vay nợ, làm chậm lại đà tăng của giá nhà. Tuy nhiên, nó cũng khiến các hãng địa ốc mất đi nguồn vốn chủ chốt. Đại gia bất động sản China Evergrande Group vỡ nợ cuối năm 2021 và tuần trước nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Gần đây, một hãng địa ốc lớn khác của Trung Quốc là Country Garden cũng cảnh báo “thiếu chắc chắn” khi xét đến khả năng trả nợ trái phiếu.

Doanh số bất động sản tại Trung Quốc hiện chưa bằng 50% mức đỉnh năm 2020. Không chỉ địa ốc và các ngành liên quan (xây dựng, thép, xi măng, thủy tinh) chịu tác động, niềm tin của các hộ gia đình cũng lao dốc theo. Nguyên nhân là bất động sản đóng góp khoảng 70% tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc, theo số liệu của Citigroup. Nhà đất cũng chiếm 40% tài sản đang được thế chấp tại các ngân hàng.

Giá nhà giảm khiến các gia đình cảm thấy nghèo hơn, từ đó phải thắt chặt chi tiêu, khiến tăng trường càng bị siết lại. Khi các doanh nghiệp giảm kỳ vọng về lợi nhuận, thu hẹp đầu tư và tuyển dụng, tác động lan truyền sẽ lớn hơn.

Một số chuyên gia đã kêu gọi Bắc Kinh phá vỡ vòng luẩn quẩn này bằng các biện pháp gây dựng niềm tin. Cố vấn PBOC Cai Fang gần đây giục chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhiều nhà kinh tế khác cũng cho rằng chính phủ có thể đi vay vài nghìn tỷ nhân dân tệ (hàng trăm tỷ USD) để kích thích tiêu dùng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận các đề xuất này. “Cách tốt nhất để hỗ trợ tiêu dùng là thông qua hỗ trợ việc làm. Tức là hỗ trợ lĩnh vực doanh nghiệp thông qua giảm thuế”, Wang Tao – nhà kinh tế học tại UBS nhận định. Ông Tập cũng thường xuyên nhắc giới chức Trung Quốc rằng không nên hy sinh môi trường, an ninh quốc gia và khả năng phòng trừ rủi ro để có tăng trưởng.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng cũng không thể loại trừ khả năng Trung Quốc có động thái mạnh tay. Ví dụ năm ngoái, nước này đột ngột bỏ chính sách Zero Covid sau 3 năm áp dụng.

Zhu Ning, Giáo sư tại Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, hiện là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc. Ông đã nhận thấy có sự thay đổi gần đây trong quan điểm của giới chức về lĩnh vực bất động sản. Zhu dự báo Trung Quốc sẽ tung thêm biện pháp hỗ trợ mạnh tay hơn.

“Vấn đề là họ có sẵn sàng hy sinh thâm hụt tài khóa không. Hiện tại, họ còn đang lưỡng lự. Nhưng hiện thực kinh tế có thể sẽ khiến các lãnh đạo thay đổi suy nghĩ”, ông kết luận.

Hà Thu (theo Bloomberg, WSJ, Global Times)




Source link

Cùng chủ đề

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

‘Đại gia’ bất động sản Country Garden sụt giảm doanh số nghiêm trọng tháng 11

Doanh số bán hàng của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Country Garden sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 11, làm gia tăng lo ngại về vấn đề thanh khoản của công ty này. Doanh số theo hợp đồng của Country Garden giảm...

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

TP.HCM có gần 800 đơn vị đủ điều kiện mua điện tái tạo qua đường dây riêng

TP.HCM có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện để tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng (DPPA), song đến nay chưa có doanh nghiệp nào chính thức đề xuất. Trao...

Cùng chuyên mục

Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.

Kế hoạch phát hành của Đất Xanh bị “dội gáo nước lạnh”

(NLĐO)- Công ty CP Lương thực Thực phẩm Safoco tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2024, tỉ lệ 30%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 6-1-2025. ...

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 25/12/2024 07:12 Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh:...

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Thiếu tin hỗ trợ, SJC và nhẫn trơn dự báo giảm tiếp

Giá vàng hôm nay 25/12/2024 trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm do thị trường thiếu thông tin hỗ trợ. Ở trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn dự báo giảm tiếp sau khi đã đồng loạt giảm trong phiên hôm qua. Tới 20h20' tối 24/12 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.614 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.654...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, áp dụng đến hết năm 2025. Đề nghị cân nhắc lộ trình tăng dần mức thuếChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề...

Mới nhất

Mát mẻ, hầu như không mưa

(NLĐO) - Thời tiết hôm nay ở TP HCM được dự báo nhiều mây, mát mẻ, ít nắng và hầu như không mưa; Nam Bộ có mưa...

LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng...

Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện, thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc nhu...

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn

Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn. 1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời Vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, trái tim nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc đã ngừng đập trong niềm tiếc thương vô hạn...

Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.

‘Thất bại tại AFF Cup 2024 cho thấy bộ mặt thật của bóng đá Indonesia’

"Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) đã cử cầu thủ trẻ dự AFF Cup 2024, đó là "may mắn". Với thất bại này, PSSI cần nhìn nhận rằng có một sự ảo tưởng đã che phủ tầm nhìn của bóng đá Indonesia", kí giả Abdul Susila bình luận trong bài viết trên CNN Indonesia.Đội tuyển Indonesia thua 0-1...

Mới nhất