Trang chủNewsThời sựKhủng hoảng Biển Đỏ và bài toán về kinh tế, quân sự...

Khủng hoảng Biển Đỏ và bài toán về kinh tế, quân sự châu Âu


Biển Đỏ phản chiếu những khó khăn về kinh tế và quân sự châu Âu

Theo bài viết của tác giả Laurent Célérier, giảng viên Trường Sciences Po (Pháp) đăng tải trên trang web của Viện Montaigne, kể từ khi lực lượng Houthi bắt giữ một tàu chở hàng và công bố vào ngày 20/11/2023, eo biển Bab el-Mandeb từ chỗ là điểm trung chuyển chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải dầu mỏ, trở thành một nút thắt kinh tế. Ngày 20/11, khi tàu buôn Galaxy Leader bị lực lượng biệt kích dân quân Houthi bắt giữ ở phía Nam Biển Đỏ được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, cuộc tấn công này là minh chứng về sự hỗ trợ của nhóm vũ trang Houthi ở Yemen dành cho Hamas trong việc phản đối Israel tiến hành các hoạt động quân sự ở Dải Gaza.

Sáu tháng sau đó, khi mà hơn 50 cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi qua Biển Đỏ đã xảy ra, làm hư hại hơn 15 tàu, tình hình khu vực Nam Biển Đỏ dường như là tấm gương phản chiếu những khó khăn về kinh tế và quân sự của châu Âu.

Eo biển Bab el Mandeb, điểm trung chuyển chiến lược cho thương mại hàng hải quốc tế và là nơi 12% lượng tàu vận tải toàn cầu đi qua với 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, đã trở thành khu vực có tình trạng mất an ninh cao, gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải giữa châu Âu và châu Á. Đầu tháng 4, lượng tàu vận tải qua eo biển này đã giảm 50% so với năm 2023, từ hơn 500 tàu mỗi tuần xuống còn khoảng 250 tàu.

Tình trạng này làm tăng chi phí đối với các chủ tàu: về chi phí bảo hiểm (tăng 100%) nếu tiếp tục cho tàu đi qua kênh đào Suez hoặc về thời gian vận chuyển (tăng 38% trên tuyến Shanghai-Rotterdam). Những chi phí bổ sung này góp phần gây ra lạm phát, đè nặng lên nền kinh tế và cuối cùng người tiêu dùng châu Âu phải gánh chịu. Không chỉ vậy, tình hình bất ổn ở Biển Đỏ đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Ngay khi huyết mạch của thương mại toàn cầu bị tắc nghẽn, nền kinh tế châu Âu – vốn phụ thuộc vào dầu mỏ vùng Vịnh và thúc đẩy tối đa việc tối ưu hóa chuỗi giá trị của mình để tận dụng chi phí sản xuất thấp ở châu Á – sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Chiến dịch Aspides gặp thách thức lớn

Để đối phó với những cuộc tấn công ở Biển Đỏ, các quốc gia có năng lực hải quân và không quân đã nhanh chóng có mặt trong khu vực, đặc biệt là Mỹ với 3 khu trục hạm, Anh và Pháp mỗi nước có 1 khu trục hạm. Ngày 18/12/2023, Washington đã chủ động thành lập liên minh “Người bảo vệ thịnh vượng” (với sự tham gia của 10 nước gồm Mỹ, Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Italia, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Seychelles) và tiến hành các hoạt động chống lại Houthi ở Biển Đỏ. Các nước trên có thể tham gia ở các mức độ khác nhau, từ việc cử tàu khu trục nhỏ đến việc biệt phái sĩ quan liên lạc.

Cuối cùng, ngày 19/2, Hội đồng châu Âu đã quyết định tiến hành chiến dịch an toàn hàng hải mang tên “Chiến dịch Aspides”, đánh dấu cam kết cụ thể của Liên minh châu Âu (EU) trong khu vực về việc đảm bảo an ninh hàng hải. Chiến dịch Aspides tập hợp 19 quốc gia EU. Tuy nhiên, cho đến nay, mới có 4 quốc gia thành viên (gồm Pháp, Đức, Italia và Hy Lạp) tham gia ở mức độ cao nhất khi cử các khinh hạm tham gia chiến dịch này.

Đầu tháng 4 vừa qua, chiến dịch đã tiêu diệt được 10 UAV gồm 9 chiếc trên không và 1 chiếc trên mặt nước, đánh chặn 4 tên lửa đạn đạo, hộ tống thành công 79 tàu và đáp ứng mọi yêu cầu hộ tống, ngay cả đối với các tàu không có liên hệ trực tiếp với EU.

Tuy nhiên, những kết quả đáng khích lệ này không che giấu được những điểm yếu của chiến dịch. Trước hết là về nhiệm vụ phòng thủ thuần túy. Người chỉ huy chiến dịch chỉ ra: “Chúng tôi không tấn công Houthi, mặc dù chúng tôi có thể làm vậy, nhưng chúng tôi có một nhiệm vụ khác. Nếu nhìn từ góc độ quân sự, chúng tôi thấy mình đang ở trong tình thế tồi tệ nhất có thể. Nói cách khác, chúng tôi luôn phải chờ đợi để trở thành mục tiêu của chúng”.

Kể từ giữa tháng 11/2023, lực lượng Houthi đã triển khai UAV và tên lửa tấn công các tàu quốc tế trên Biển Đỏ. Ảnh: RIA Novosti
Kể từ giữa tháng 11/2023, lực lượng Houthi đã triển khai UAV và tên lửa tấn công các tàu quốc tế trên Biển Đỏ. Ảnh: RIA Novosti

Một nhiệm vụ như vậy là kết quả của sự thỏa hiệp giữa hiệu quả và việc giảm thiểu rủi ro leo thang, có thể gây tổn hại đến sự an toàn của các đoàn thủy thủ. Do vậy, đây là điểm yếu thứ hai của chiến dịch – tình thế bắt buộc phải phản ứng vào giây phút cuối cùng này đòi hỏi sự chuẩn bị tác chiến hoàn hảo, điều mà nhiều hải quân châu Âu khó đạt được. Thực vậy, khinh hạm Hessen của Đức suýt bắn nhầm một chiếc UAV Reaper của Mỹ và gặp sự cố khi phóng tên lửa RIM-162.

Ngày 23/4, tàu khu trục Hessen đã rời chiến dịch và tàu thay thế dự kiến sẽ đến trước tháng 8. Tàu khu trục Louise Marie của Bỉ khởi hành từ Zeebrugge ngày 10/3 vẫn chưa đến được khu vực hoạt động sau sự cố tên lửa RIM-7 Sea Sparrow. Trong khi người chỉ huy chiến dịch ước tính rằng cần gấp đôi số tàu khu trục để tái thiết lập mức độ an ninh cần thiết trên biển, thì khả năng của EU trong việc duy trì thường trực 4 tàu này với chất lượng tốt đã là một thách thức.

Khôi phục an toàn hàng hải ở Biển Đỏ

Tình hình Biển Đỏ không chỉ cho thấy sự thận trọng ở mức độ nào đó trong chiến dịch, mà trên hết còn phản ánh sự mong manh của nguồn lực hải quân châu Âu, hệ quả của việc liên tục giảm quy mô hải quân trong 20 năm qua: Số tàu khu trục của EU đã giảm hơn 32% (từ năm 1999 đến năm 2018). Mọi nỗ lực đảm bảo an ninh ở Biển Đỏ phần lớn dựa vào Hải quân Pháp – vốn chiếm khoảng 20% năng lực hải quân của EU, không ngừng tham gia chiến dịch ở Biển Đỏ và thực hiện phần lớn các cuộc đánh chặn.

Khôi phục an toàn hàng hải ở Biển Đỏ là ưu tiên và cơ hội cho hải quân châu Âu. Trước mắt, cần nhanh chóng tăng cường huy động các nguồn lực hải quân sẵn có và trong trạng thái hoạt động ở mức độ thỏa đáng ở châu Âu. Điều này cũng đòi hỏi sự phối hợp tối ưu giữa “Chiến dịch Aspides” và liên minh “Người bảo vệ thịnh vượng”, cũng như với các tác nhân trong khu vực, đặc biệt là Saudi Arabia và Ai Cập. Cuối cùng và trên hết, cần đẩy mạnh đòn bẩy ngoại giao để gây sức ép đối với Iran, đồng minh của lực lượng Houthi.

Trong trung hạn, cần nâng cao trình độ tác chiến của hải quân châu Âu thông qua đào tạo và triển khai các phương tiện hiệu quả chống UAV. Việc góp phần thiết lập một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza cũng sẽ làm giảm căng thẳng ở eo biển Bab el Mandeb. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo Houthi sẽ ngừng thực hiện các cuộc tấn công vì đây là cách để họ làm nổi bật “sứ mệnh” trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, tình hình Biển Đỏ cho thấy hình ảnh về một châu Âu đang đấu tranh để duy trì sự thịnh vượng kinh tế và bảo vệ lợi ích về mặt quân sự. Biển Đỏ đóng vai trò như một tấm gương phản ánh những thách thức và tình trạng dễ bị tổn thương mà châu Âu đang phải đối mặt, đồng thời làm lộ rõ những điểm yếu và bất ổn của châu Âu.





Nguồn: https://congthuong.vn/khung-hoang-bien-do-va-bai-toan-ve-kinh-te-quan-su-chau-au-329058.html

Cùng chủ đề

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Houthi tiếp tục nhắm vào tàu thuyền có liên kết với Israel

Nhóm Houthi ở Yemen thông báo rằng họ sẽ duy trì lệnh phong tỏa tàu thuyền liên quan Israel để phản ứng trước 'thông tin tình báo' về việc các công ty vận tải biển của Tel Aviv bán tài sản cho các...

Nhiều công ty vũ khí châu Âu ‘không có phần’ dù chi tiêu quân sự bùng nổ

(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác. ...

Thưởng thức những món ăn vặt làm từ kem tại châu Âu

Ice cream waffles Ice cream waffles là món ăn vặt phổ biến ở Bỉ, nơi kem được kết...

Volkswagen tính đóng cửa 3 nhà máy để duy trì khả năng cạnh tranh với xe điện Trung Quốc

Trong bối cảnh nhu cầu giảm ở thị trường Trung Quốc và châu Âu, Volkswagen có kế hoạch sẽ đóng cửa ít nhất 3 nhà máy tại Đức, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh với xe điện Trung Quốc. Lãnh đạo hội đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Mẫu mã sản phẩm vẫn theo “lối mòn” Phát biểu tại Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu...

Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện. Chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội vào sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho hay: Từ thực tế của Bến tre là địa phương phát triển mạnh về năng lượng tái tạo,...

4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm. Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội diễn ra lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024, với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”, tỉnh Hải Dương vinh dự có 4 doanh...

Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá bạc hôm nay (5/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước tiếp tục giảm do áp lực nhiều yếu tố. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết...

Bài đọc nhiều

Lý do hàng loạt chủ ô tô hạng sang Mercedes-Benz phông bạt lên nóc xe

Theo trang Passionate Geekz ngày 14/10, một chủ xe tại Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh chiếc SUV hạng sang của mình, với phần nóc được che bằng tấm bạt ba màu thường dùng trong xây dựng. Điều này đã gây ra những cuộc thảo luận được nhiều người quan tâm trên tại các nền tảng mạng xã hội. ...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 4/11: Chiều tối tiếp tục có mưa dông

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 4/11, trời nắng nhẹ từ sáng đến trưa, về chiều tối tiếp tục có mưa dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 66%, mật độ mây 94%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều tự tin sẽ giành chiến thắng khi họ vận động tranh cử tại Pennsylvania, bang chiến địa gay cấn nhất cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đây cũng là các cuộc vận động cuối cùng của cả 2 ứng viên ngay trước Ngày bầu cử.   Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến những thay đổi chóng mặt: 2 nỗ lực ám sát và một bản...

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công. Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ...

Thủ tướng bắt đầu dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Côn Minh, Vân Nam bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc. Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-bat-dau-du-hoi-nghi-thuong-dinh-hop-tac-tieu-vung-mekong-mo-rong-post989315.vnp

Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cảnh báo, nếu để các bệnh viện, trường đại học tự chủ, phải tự lo, tự xoay bằng cách tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao. Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước,...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Mới nhất

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tuần sau ra mắt công cụ AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Trong tuần sau sẽ ra mắt công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu và việc mua bán trên sàn thương mại điện tử. Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay như vậy khi phát biểu...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Thảo luận tại hội trường, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) cho biết ông đặc biệt quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường; đồng thời tham dự...

ĐBQH: Ngân sách đầu tư y tế thấp, bệnh nhân phải ‘cõng’ cả lãi suất ngân hàng

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cần phải tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho hai lĩnh vực y tế và giáo dục."Đầu tư cho giáo dục để phát triển trí lực và đầu tư cho y tế để đảm bảo sinh lực dường như còn rất mờ...

Bầu cử tổng thống Mỹ: Ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện cho bà Harris

TPO - Người dân tại ngôi làng tổ tiên của Phó Tổng thống Kamala Harris ở miền nam Ấn Độ đang chuẩn bị tổ chức buổi cầu nguyện vào ngày bầu cử, tại ngôi đền Hindu cách Washington hơn 13.000 km. Một người đàn ông đạp xe ngang qua tấm áp phích in chân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại...

Mới nhất