Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả

(Dân trí) – Chuyên gia cho rằng việc chi tiền cho giáo dục không trùng khớp với đầu tư và hiệu quả.

Trong số 12.428 phụ huynh tham gia khảo sát với báo Dân trí, gần 4.300 người chi tiêu từ 2-5 triệu đồng/tháng cho việc học thêm của 1 con, chiếm tỷ lệ 35%.

Điều này đồng nghĩa, nếu có 2 con, số tiền mà 4.300 gia đình phải chi cho học thêm vào khoảng 4-10 triệu đồng/tháng.

Mức chi tiêu từ 5-8 triệu đồng/tháng/con có 1.626 gia đình, chiếm 13%. Trong khi mức trên 8 triệu đồng/tháng/con có 1.103 gia đình, chiếm 9%.

Nhiều phụ huynh trong nhóm chi tiêu từ 5 triệu đồng trở lên cho việc học thêm của con mỗi tháng cho biết số tiền này chiếm khoảng 25-35% chi tiêu trong gia đình.

Mức chi tiêu phổ biến hơn là dưới 2 triệu đồng/tháng, chiếm 29%.

Đồng thời có 1.800 người, tương đương 14% cho biết không tốn một đồng nào cho việc học thêm của con cái.

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả - 1

Số tiền đầu tư vào học thêm của hơn 12.000 gia đình tham gia khảo sát (Biểu đồ: Hoàng Hồng).

Theo báo cáo chi tiêu cho giáo dục của tổ chức Fiin Group công bố hồi đầu năm nay, 47% chi tiêu hộ gia đình ở các thành phố lớn là dành cho giáo dục.

Giai đoạn 2017-2022, chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam tăng khoảng 7%. 

Trong đó chủ yếu tăng ở các khoản chi tiêu cho ngoại ngữ, thi tuyển sinh và hoạt động ngoại khóa. 

Bên cạnh đó, có sự dịch chuyển đáng kể học sinh từ khối công lập sang khối tư nhân.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) tính toán, trong 5 năm qua, số tiền mà gia đình chị đổ vào việc học tập tăng gấp đôi theo sự lớn lên của các con.

5 năm trước, 2 con của chị Vân Anh học lớp 1 và 4 trường công lập, số tiền đóng học hàng tháng ở trường vào khoảng 4,5 triệu đồng, bao gồm học phí, tiền bán trú, tiền học tiếng Anh và các tiết học liên kết. Tiền học thêm tiếng Anh ở trung tâm khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.

Năm nay, các con chị đã lên lớp 6 và 9, số tiền đóng học hàng tháng ở trường không thay đổi nhưng tiền học thêm tăng mạnh với hơn 3 triệu đồng cho con nhỏ và hơn 8 triệu đồng cho con lớn. Tổng tiền học là 15 triệu đồng, tăng 114%.

Chị Nguyễn Thị Hằng (Long Biên, Hà Nội) cũng đưa ra một con số tương tự. 

“Nhà ai có con thi chuyển cấp thì xác định tiền học hành của con tăng gấp đôi so với thông thường. 

Để có thể giành một suất học lớp 6 trường điểm hay đỗ vào lớp 10 công lập, các con hầu như phải đi học thêm kín tuần. Những gia đình không có điều kiện tài chính tốt sẽ phải cắt chi phí học thêm của các con khác để dồn cho đứa con đang ôn thi chuyển cấp. Một năm trước, gia đình tôi đã phải làm như thế”, chị Hằng cho biết từ kinh nghiệm cá nhân.

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả - 2

Học sinh thi vào lớp 10 tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).

Ông Bùi Khánh Nguyên – chuyên gia giáo dục độc lập – nhận định, việc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho giáo dục là một tín hiệu tích cực.

“Khi nguồn lực còn hạn chế, đầu tư cho giáo dục sẽ dẫn tới phải hy sinh hay hạn chế việc đầu tư cho các nhu cầu khác của gia đình. Song, phụ huynh sẵn sàng hy sinh cho thấy nhận thức đúng đắn của họ về vai trò của giáo dục với sự phát triển của con người, thể hiện tinh thần hiếu học, cũng như tầm nhìn vào tương lai bền vững”, ông Nguyên nói.

Tuy nhiên, ông Nguyên khẳng định chi tiền cho giáo dục không phải lúc nào cũng đồng nghĩa đầu tư cho giáo dục, và không trùng khớp với đầu tư hiệu quả. 

“Việc đầu tư đúng cho giáo dục đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó, ngoài xác định một mục tiêu chuẩn xác, tìm kiếm các lựa chọn phù hợp hoàn cảnh, phụ huynh còn phải đầu tư cho các điều kiện bối cảnh xung quanh đứa trẻ, đầu tư cho môi trường lành mạnh, đầu tư cho các lựa chọn trường lớp, giáo viên, cơ sở vật chất phù hợp… để biến mục tiêu thành thành quả. 

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết, không phải lớp học tiện nghi nào cũng là lớp học chất lượng. 

Do vậy, cha mẹ cần bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức để tìm được đúng những địa chỉ chất lượng và phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và tiềm năng của con cái”, chuyên gia giáo dục chia sẻ.

Ông Nguyên cũng cho biết rất khó đánh giá chi phí đầu tư cho giáo dục bao nhiêu là phù hợp, vì mỗi phụ huynh có mục tiêu và hoàn cảnh khác nhau. 

Điều này cũng dẫn tới việc không thể đánh giá cách cha mẹ chi tiền cho con đi học thêm nhiều hay ít, đúng hay sai, bởi phải xét trên nhu cầu, mục tiêu của từng gia đình, từng học sinh. 

“Nếu phụ huynh có tài chính hạn hẹp, nên tận dụng hệ thống trường công để được học miễn phí hoặc học phí thấp. Nếu có tài chính rộng rãi hơn, phụ huynh có thể nghĩ đến các trường tư nơi dịch vụ giáo dục được cung cấp theo nhu cầu”, chuyên gia tư vấn.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/khong-phai-khoa-hoc-them-nao-cung-can-thiet-va-hieu-qua-20241103073928863.htm

Cùng chủ đề

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng

(Dân trí) - Trong số 50 phụ huynh tham gia khảo sát, có đến 31 phụ huynh cho biết, nếu có tài chính sẽ cho con học thêm nhiều hơn và chất lượng hơn. Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với conChị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiền học thêm hàng tháng của 2 con...

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc. Mới đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định ở các trường học trên địa bàn, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) yêu cầu các trường rà soát, xử lý, kiểm điểm các trường...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Bộ GD&ĐT kiểm tra về tình trạng dạy thêm, học thêm ở 24 tỉnh, thành

Bộ GD&ĐT đã kiểm tra 24 sở GD&ĐT các tỉnh, thành về các nội dung liên quan lựa chọn sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm…

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Không tăng lương công chức, nhưng phải tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương hưu, trợ cấp, đặc biệt trợ cấp cho người có công trong năm 2025. Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 4/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho biết, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát... Đại biểu cũng đồng tình với báo cáo của Chính phủ trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng...

Không tăng lương công chức, nhưng phải tăng lương hưu, trợ cấp năm 2025

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương hưu, trợ cấp, đặc biệt trợ cấp cho người có công trong năm 2025. Thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 4/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho biết, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát...Đại biểu cũng đồng tình với báo cáo của Chính phủ trong năm 2025, phấn đấu tăng...

Chàng trai Việt khám phá 3 châu lục trong vòng 1 tháng với 60 triệu đồng

(Dân trí) - Vương Đông (29 tuổi) vừa hoàn thành chuyến độc hành đến 3 châu lục trong vòng 30 ngày chỉ với 60 triệu đồng. Mơ ước được khám phá thế giới từ khi còn nhỏ, lên đại học, Vương Đông lựa chọn chuyên ngành du lịch tại Việt Nam, sau đó tiếp tục học bậc thạc sĩ ở Pháp. Hiện tại, anh sống và làm việc ở vùng Normandie, phía Tây của nước Pháp. Chàng trai 9X cho biết,...

Bầu cử tổng thống Mỹ: Cú đặt cược của Elon Musk, tỷ phú đang toan tính gì?

(Dân trí) - Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Elon Musk - người giàu nhất thế giới - đã dốc toàn lực ủng hộ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa.   "Nếu Donald Trump thua, tôi tiêu đời" Trong số nhiều canh bạc táo bạo đã định hình sự nghiệp của ông Elon Musk cho tới nay, ít có cuộc đầu tư nào liều lĩnh hơn sự...

8 dự án bất động sản được TPHCM gỡ xong pháp lý

(Dân trí) - TPHCM gỡ vướng pháp lý hoàn toàn cho 8 dự án, còn 22 dự án khác đang tiếp tục được xử lý. UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản và nhà ở quý III.Đáng chú ý, theo báo cáo, từ khi thành lập (tháng 5/2023) đến nay, Tổ công tác của TPHCM đã triển khai 10 cuộc họp và ban hành 15 thông báo kết luận,...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Kình ngư khuyết tật miệt mài gieo chữ miễn phí

Sốt bại liệt có thể đẩy số phận một người vào ngõ cụt nhưng chị Nguyễn Thị Sari đã bơi trên con sóng cuộc đời, trở thành cô giáo đặc biệt ...

Mới nhất

Trời Hà Nội mờ đục vì ô nhiễm, một số nơi không khí ở mức xấu

TPO - Sáng 4/11, Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc, che phủ các tòa nhà cao tầng và làm giảm tầm nhìn. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vào lúc 9 giờ sáng đạt 195, mức có xấu đối với sức khỏe. 04/11/2024 | 09:56 ...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách...

“Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng”

VOV.VN - “Một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.   Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư...

Thanh Thủy trình diễn ấn tượng trang phục dân tộc tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy có màn trình diễn thể hiện phong thái chuyên nghiệp, từng động tác đều toát lên vẻ thanh lịch, truyền tải trọn vẹn tinh thần của trang phục trong phần thi National Costume. Tối ngày 3/11, trong phần thi National Costume thuộc khuôn khổ cuộc thi Miss International...

Huyện Kbang (Gia Lai): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiKhi được thông qua, Nghị quyết về...

Mới nhất