Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Bạn đọc Thanh Niên nhận xét từ trước đến nay vẫn chưa có một mô hình chuẩn để quản lý dạy thêm, học thêm sao cho hợp tình hợp lý, phần lớn do việc kiểm tra khâu triển khai các quy định trong thực tế là rất khó thực hiện.

Như Thanh Niên nhiều lần đề cập, câu chuyện dạy thêm, học thêm một lần nữa thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc (BĐ) khi Bộ GD-ĐT mới đây ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm, kế thừa và cải tiến các quy định quản lý dạy thêm, học thêm trước đây, sẽ có hiệu lực từ 14.2.2025.

Thông tư 29 tập trung vào hướng “quản chứ không cấm”, đồng thời cho phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng giáo viên phải báo cáo hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình; tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh…

Chia sẻ trên Thanh Niên để làm rõ hơn tinh thần của thông tư, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đã khẳng định dạy thêm, học thêm là nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Bộ GD-ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả.

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo- Ảnh 1.

3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh (HS), gồm: HS có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt, HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi, HS ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

“Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm”, ông Thành cho biết.

“Hy vọng lần này tốt hơn”

Nhận xét câu chuyện dạy thêm, học thêm bao năm qua vẫn “tốn nhiều giấy mực”, đa số BĐ cho rằng chính sự thay đổi liên tục các quy định, nhưng “bất lực” trong khâu kiểm tra, quản lý việc thực hiện các quy định ấy, mới là chủ đề gây mệt mỏi cho giáo viên, phụ huynh lẫn học sinh. BĐ Nghĩa đưa ví dụ: “Trước đây thì yêu cầu dạy thêm chỉ được tổ chức ở trường học; rồi các lớp học thêm, dạy thêm đổi tên thành trung tâm bồi dưỡng văn hóa…”.

Tán thành, BĐ Minh cũng cho rằng: “Quy định thì rất tốt, rất hay nhưng khi thực hiện thì không tốt nên kết quả cũng không tốt. Các quy định trước đây cũng có nhưng không ai thực hiện đúng nên việc học thêm trở thành một nỗi lo. Hy vọng lần này việc thực hiện tốt hơn, đừng để mọi thứ vẫn như cũ, văn bản chỉ có trên giấy còn thực tế thì không có gì thay đổi”.

Tuy nhiên, BĐ Nguyễn Mạnh lại băn khoăn: “Tôi thấy đa số học sinh giỏi đều nhờ học những thầy cô giỏi bên ngoài dạy, em nào cũng nhờ học thêm mới giỏi. Vậy chúng ta cần hiểu dạy thêm, học thêm thế nào cho đúng nghĩa vì đó là nhu cầu thực của các em, của gia đình”. Đặt câu hỏi ngược lại, BĐ Thuy nêu: “Học thêm ở ngoài mà giỏi thì chẳng lẽ thầy cô trên lớp không chịu dạy hay sao? Trong khi chương trình Bộ Giáo dục đưa ra dạy trên lớp khẳng định là đủ kiến thức”.

Thay đổi cách tiếp cận

BĐ Tuấn An cho biết rất tán thành quan điểm quản lý rõ ràng “Dạy thêm, học thêm là do nhu cầu của cả người học lẫn người dạy”. Đồng thời, BĐ này cho rằng các gia đình phải chạy theo các lớp học thêm không chỉ vì muốn “ép thành tích” cho con em mình mà còn “phụ thuộc vào quy định xét đầu ra, đầu vào bậc phổ thông, bậc đại học; áp lực thành tích của trường; chương trình khung đào tạo nặng nhẹ ra sao… Vai trò nằm ở chính sách giáo dục, điều phối của cơ quan quản lý, chứ không thể trách riêng giáo viên hay phụ huynh”.

“Thay đổi cách tiếp cận trong cả cách quản lý cũng như cách xây dựng chương trình học thì mới đỡ lo chuyện dạy thêm, học thêm được. Đơn cử như mục tiêu giảm tải chương trình học, ngành giáo dục đang làm tốt đấy thôi, như thế sẽ tự nhiên loại bỏ những lớp học thêm chỉ vì kiếm điểm trên lớp”, BĐ Trường Lưu nêu ý kiến.

Chương trình thì quá khó với học sinh đại trà, nếu không dạy thêm thì giáo viên không thể đảm bảo chất lượng. Gốc rễ vấn đề là ở chương trình giáo dục. Còn các thầy cô cứ dạy thêm trên lớp, thu tiền vừa phải phù hợp với gia đình thu nhập thấp là được.

Các trường bây giờ không sử dụng từ “dạy thêm”, thay vào đó, họ sử dụng những từ ngữ như “lớp học thuật”, “câu lạc bộ Văn, Toán, Anh”… Học sinh bắt buộc phải tham gia và phụ huynh cứ thế mà đóng thêm tiền.

Anh Tài Phạm

Nếu xác định làm thì phải làm rốt ráo. Con tôi mới tiểu học đang “buộc” phải học thêm đây.

Mr Zero




Nguồn: https://thanhnien.vn/day-them-hoc-them-mong-lam-rot-rao-185250117185114875.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

'Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm' là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), liên...

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Theo quy định về việc dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong nhà trường. Trước quy định này, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo...

Hơn 8.500 giáo viên ở Thanh Hóa chưa được trả tiền dạy thêm giờ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện nay có 8.577 giáo viên các trường mầm non, phổ thông công lập của tỉnh dạy thêm giờ nhưng chưa được chi trả tiền làm thêm giờ trong năm học 2023-2024, khiến giáo viên mong đợi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gợi ý những kiểu tóc đẹp phù hợp cho nàng diện áo dài tết

Kiểu tóc đẹp phù hợp để diện cùng áo dài là một trong những yếu tố góp phần...

Việt Nam tạo cầu nối can thiệp bệnh tim bẩm sinh với thế giới

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong 2 điểm cầu tại Việt Nam truyền hình trực tiếp 6 ca bệnh tim bẩm sinh đến Hội nghị Quốc tế với sự theo dõi của hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong...

Bài đọc nhiều

Một trường ĐH “hào phóng” tặng học bổng toàn khoá cho thí sinh, điều kiện là gì?

(NLĐO)- Thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn của học kỳ 1 năm lớp 12 từ 20 trở lên khi xét tuyển vào trường đều được nhận học bổng 25% học phí toàn khoá học. ...

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp học tập toàn diện cho người dạy và người học. ...

Giám đốc Đại học Huế bị bắt

Ông Lê Anh Phương, giám đốc Đại học Huế vừa bị Công an TP Huế khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Ngày 18-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Thi giấy phép lái xe A1 bao nhiêu điểm là đậu?

Thi giấy phép lái xe A1 gồm những phần thi nào? Thi giấy phép lái xe A1 bao nhiêu điểm là đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Cùng chuyên mục

Vì sao lương giáo viên mầm non không có căn cứ để xếp như lương giáo viên phổ thông?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời về đề nghị quan tâm điều chỉnh hệ số lương của giáo viên mầm non cũng như có chế độ với cô nuôi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và...

Một sinh viên ở TP.HCM bị lừa đảo qua mạng 1,1 tỉ đồng

Bị các đối tượng lừa đảo thao túng và đe dọa, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM nhiều lần xin gia đình chuyển khoản 1,1 tỉ đồng. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị T., phụ huynh của sinh viên, cho biết...

Hà Nội tiết lộ thông tin mới nhất

Tính đến thời điểm hiện tại, một số tỉnh thành đã chính thức công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh. ...

Bắt Giám đốc Đại học Huế, khám xét trụ sở làm việc và nhà riêng

Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, bị bắt giữ do liên quan đến sai phạm thời điểm giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. ...

Giám đốc Đại học Huế bị bắt

Ông Lê Anh Phương, giám đốc Đại học Huế vừa bị Công an TP Huế khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Ngày 18-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online...

Mới nhất

Tái tạo vòng 1, đem lại tự tin cho bệnh nhân ung thư vú

Với gần 25.000 trường hợp mới phát hiện, bệnh ung thư vú đã vượt qua ung thư gan để dẫn đầu về số ca mắc mới tại Việt Nam. Bên cạnh điều trị bệnh, việc nâng cao chất lượng...

Ông Nguyễn Hồ Hải làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 18/1, Tỉnh ủy Cà Mau đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ...

Trung tâm tài chính liệu có giúp Đà Nẵng thành ‘những Singapore, Hong Kong’ của châu Á

Theo UBND TP Đà Nẵng, một khi thành hiện thực, Trung tâm Tài chính Đà Nẵng sẽ phục vụ ba nhóm đối tượng, gồm cả người không cư trú có hoạt động giao dịch thương mại, kinh doanh đầu tư với Việt Nam, Đông Nam Á. ...

Bố trí xe buýt trung chuyển khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, tránh ùn tắc dịp Tết 2025

Cảng vụ Hàng không miền Nam vừa có văn bản gửi Sở GTVT TP.HCM về việc dùng xe buýt đưa khách từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất ra trạm trung chuyển vào dịp cao điểm Tết 2025. ...

Mới nhất