Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

‘Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm’ là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), liên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm.

CÓ học sinh KHÔNG MUỐN VẪN PHẢI HỌC THÊM

Bộ GD-ĐT: Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT)

Về lý do hạn chế đối tượng được dạy thêm trong nhà trường và không được thu tiền của học sinh (HS), ông Thành cho biết: “Dạy thêm, học thêm là do nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Tuy nhiên, qua theo dõi, nắm bắt thực tế chúng tôi thấy rằng, cũng có bộ phận HS có nhu cầu và tự nguyện học thêm nhưng cũng có tình trạng các em dù không muốn nhưng vẫn phải học thêm ở các lớp do chính thầy cô, trường học của mình tổ chức. Một bộ phận HS đang phải đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè, không áy náy với thầy cô hay thậm chí vì bài kiểm tra không bị lạ lẫm.

Bộ GD-ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả. Các trường phổ thông đang áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với HS. Bộ GD-ĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường làm sao đảm bảo hiệu quả và thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình 2018 đó là phát triển năng lực HS. Như vậy, về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho HS lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Điểm mới trong thông tư lần này là Bộ GD-ĐT quy định 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của HS, gồm: HS có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt, HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi, HS ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh. Nguyên nhân là do với chương trình đó, đội ngũ đó nhưng vẫn còn có HS chưa đạt thì nhà trường phải có trách nhiệm dạy thêm hay còn gọi là phụ đạo kiến thức. Thứ hai là dạy thêm cho đối tượng HS được lựa chọn bồi dưỡng HS giỏi. Số này không nhiều và không phải một HS được lựa chọn tất cả các môn học cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường. Thứ ba là HS lớp 9, lớp 12 ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp được học thêm trong trường học. Tuy nhiên, việc tổ chức ôn thi cho HS cuối cấp phải nằm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, do nhà trường chủ động quyết định, sắp xếp, bố trí và không được thu tiền HS.

Bộ GD-ĐT: Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm- Ảnh 2.

Học sinh TP.HCM tham gia các lớp học thêm bên ngoài nhà trường

Với quy định này, đã có trường băn khoăn có thể vướng, nhưng đây là việc nhà trường hoàn toàn có thể sắp xếp giáo viên (GV) phụ trách các môn học một cách hợp lý để dành cho việc ôn thi, giúp các em củng cố, tổng hợp lại kiến thức. Với đối tượng nào thì việc dạy thêm cũng không quá 2 tiết/tuần. Còn lại, GV cần hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự tìm tòi để thẩm thấu những nội dung đã được học trên lớp, tránh chuyện học thêm theo kiểu dồn ép kiến thức, không mang lại hiệu quả.

Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn theo chương trình, các em có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc… Tôi tin rằng, những người làm nghề, tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ sẽ thấy điều này cần thiết. Dần dần, phụ huynh và cả xã hội cũng cần hướng tới điều đó, HS không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết”.

Chúng ta cần khắc phục tình trạng HS hằng ngày tới trường ken đặc lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức.

DẠY THÊM CÓ THU TIỀN CỦA HS PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH

Cũng có ý kiến cho rằng do nhu cầu dạy thêm, học thêm là có thật nên việc “siết” dạy thêm trong nhà trường có thể dẫn tới việc phụ huynh, GV phải tràn ra các trung tâm chi phí đắt đỏ, đi lại khó khăn?

Thông tư mới quy định một số nội dung quan trọng đó là: tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của HS phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; GV đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền HS của mình trên lớp… Quy định đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho HS, tránh việc GV “kéo” HS trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, em nào có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện của bản thân. Khi đó, phụ huynh, HS sẽ tìm hiểu, cân nhắc việc học thêm mang lại giá trị gì, có giúp tiến bộ hơn, hiểu sâu sắc vấn đề hay không. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng, do đó Bộ GD-ĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí… và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ… Khi đó, nơi nào khiến HS, phụ huynh tin tưởng, đáp ứng được yêu cầu thì HS, phụ huynh sẽ lựa chọn.

Một số GV băn khoăn trường hợp tổ chức dạy thêm 5 – 7 em ở nhà có đăng ký kinh doanh hay không? Thông tư đã quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân dạy thêm có thu tiền phải đăng ký kinh doanh.

Quy định là như vậy nhưng để hiệu quả cần phải có cơ chế giám sát và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Thông tư đã quy định kỹ trách nhiệm của từng đơn vị từ UBND tỉnh, sở GD-ĐT đến nhà trường, UBND phường, xã trên địa bàn kiểm tra, giám sát.

Chia sẻ với Thanh Niên, một số GV cũng nói quy định trên khiến họ giảm thu nhập đáng kể trong bối cảnh đồng lương GV vẫn chưa đủ sống?

Thông tư không cấm GV dạy thêm ngoài nhà trường. Nếu nhà giáo nỗ lực, là GV giỏi, thật sự tâm huyết, đem lại giá trị cho HS chắc chắn sẽ không thiếu HS tìm đến học. Chỉ có trường hợp, GV được trường phân công dạy HS trong trường thì không được dạy thêm có thu tiền với các em đó ở bên ngoài nhằm hạn chế được tình trạng GV kéo HS ra ngoài học thêm, cắt giảm kiến thức trên lớp để dạy thêm.

Bộ GD-ĐT: Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm- Ảnh 3.

3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của HS, gồm: HS có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt, HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi, HS ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh

ảnh: đào ngọc thạch

CẦN THAY ĐỔI CẢ QUY ĐỊNH LẪN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với những quy định hạn chế dạy thêm tràn lan như thông tư mới ban hành thì giải pháp tận gốc vẫn là phải thay đổi về kiểm tra, đánh giá, thi cử. Ông có thể chia sẻ gì về mong muốn này?

Với yêu cầu đề kiểm tra, đánh giá, thi cử hiện nay đều phải bám theo yêu cầu chung của chương trình. Lâu nay, phụ huynh vẫn có tâm lý lo sợ con mình không học sẽ thua thiệt so với con người khác nên cố theo đuổi dù không chắc rằng liệu có hiệu quả hay không. Ngược lại, trong các kỳ thi cho thấy rất nhiều thủ khoa, á khoa đến từ các vùng nông thôn, có điều kiện kinh tế khó khăn, không đi học thêm. Nếu nói nhà trường không tổ chức ôn thi, chất lượng giảm sút hay không tổ chức cho tất cả HS/lớp để ôn thi đại trà mới mang lại điểm số tốt là chưa thỏa đáng.

Chưa kể, khi đã là quy định toàn quốc, các địa phương thực hiện một cách bình đẳng, công bằng và không cần quá lo lắng, đặt nặng vấn đề rồi xếp lớp để HS luyện thi sáng, trưa, chiều, tối. Chúng ta cần khắc phục tình trạng HS hằng ngày tới trường ken đặc lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức.

Có 2 vấn đề đó là quy định pháp luật và nhận thức của người dân. Cơ quan quản lý có quy định cụ thể nhưng nhận thức người dân rất quan trọng. Đành rằng, đâu đó vẫn còn có áp lực về thi vượt cấp, tuyển sinh đại học. Ai cũng mong muốn con mình đỗ vào ngôi trường tốt và đó là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, phụ huynh ngày nay có nhận thức giá trị phát triển con người rõ ràng hơn. Kiến thức là mênh mông, chúng ta cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. Đã có tình trạng phụ huynh, HS trong giai đoạn nhất định luyện thi, nhồi nhét đến kiệt sức để vượt qua kỳ thi sau đó lại xả hơi. Hoặc thực tế cũng có nhiều em khi trưởng thành ra cuộc sống có đủ kiến thức nhưng thua thiệt do thiếu hụt nhiều kỹ năng.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bo-gd-dt-huong-toi-cac-nha-truong-khong-co-day-them-hoc-them-185250116214014545.htm

Cùng chủ đề

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Theo quy định về việc dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong nhà trường. Trước quy định này, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo...

Hơn 8.500 giáo viên ở Thanh Hóa chưa được trả tiền dạy thêm giờ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, hiện nay có 8.577 giáo viên các trường mầm non, phổ thông công lập của tỉnh dạy thêm giờ nhưng chưa được chi trả tiền làm thêm giờ trong năm học 2023-2024, khiến giáo viên mong đợi. ...

Giáo viên dạy thêm online có cần đăng ký kinh doanh?

Hoạt động dạy thêm đang được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều điểm mới nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại trong suốt thời gian qua. Hiện có một bộ phận giáo viên đang băn khoăn dạy thêm online có cần đăng ký kinh doanh không?Giáo viên dạy thêm online có cần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn biến mới về vụ cháy rừng ở California

AP hôm qua đưa tin cảnh báo về "tình huống đặc biệt nguy hiểm" tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California) trong ngày 15.1 do Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra đã hết hiệu lực...

Chiến sự Ukraine ngày 1.058: Thực địa vẫn nóng, Ukraine

Quân đội Nga ngày 16.1 tuyên bố tấn công những hạ tầng được Kyiv sử dụng cho các cuộc không kích, một ngày sau khi phóng loạt tên lửa tập kích cơ sở năng lượng tại Ukraine. ...

Bài đọc nhiều

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp học tập toàn diện cho người dạy và người học. ...

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Chưa hết học kỳ 1, loạt trường ở Hà Nội thông báo tuyển sinh lớp 6 năm sau

Dù còn chưa kết thúc học kỳ 1 của năm học 2024-2025, một số trường tư ở Hà Nội đã thông báo tuyển sinh lớp 6 cho năm học sau. Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu thông báo tuyển 210 học sinh cho năm học 2025-2026 (gồm cả Lớp song ngữ quốc tế Cambridge và Lớp tăng cường Toán và Tiếng Anh học thuật).  Đối tượng tuyển sinh là học sinh đang học lớp 5 tại các trường tiểu học năm...

Cùng chuyên mục

Tỉnh, thành nào nhỏ nhất miền Nam?

Việt Nam có 63 tỉnh thành, được chia thành 3 miền Bắc - Trung - Nam, trong đó miền Nam có 17 tỉnh, thành phố. Bạn có biết địa phương nào có diện tích nhỏ nhất ở miền Nam? ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kiến nghị của cử tri về việc thống nhất một bộ sách giáo khoa

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi. Theo đó, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét để thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước. Đồng thời đề nghị không nên thường xuyên thay...

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Theo quy định về việc dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong nhà trường. Trước quy định này, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo...

Thêm 2 trường đại học tại TPHCM công bố đề án tuyển sinh và học bổng ‘khủng’ cho sinh viên

TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng 1/2025 sẽ mở cổng để thí sinh đăng ký. TPO - Trường ĐH Công nghệ TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM công bố chính sách học bổng và đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến ngay từ tháng...

Học bổng ‘Thầy tôi’ của nhà thơ Thanh Thảo đến với học sinh Sơn Mỹ

Nhà thơ Thanh Thảo trao 15 suất học bổng 'Thầy tôi', tổng trị giá 45 triệu đồng, cho học sinh Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) có hoàn cảnh khó khăn nhưng nỗ lực vượt khó trong học tập. ...

Mới nhất

Kệ thiên hạ “mua đông bán tây”, dân ở nơi này của Nghệ An vẫn ra đồng cấy thuê kiếm tiền Tết

Thời tiết lạnh buốt, những người thợ cấy lúa vẫn dậy sớm xuống cánh đồng ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An để làm việc. Sau một ngày...

Tỉnh, thành nào nhỏ nhất miền Nam?

Việt Nam có 63 tỉnh thành, được chia thành 3 miền Bắc - Trung - Nam, trong đó miền Nam có 17 tỉnh, thành phố. Bạn có biết địa phương nào có diện tích nhỏ nhất ở miền Nam? ...

Chiến sự Ukraine ngày 1.058: Thực địa vẫn nóng, Ukraine

Quân đội Nga ngày 16.1 tuyên bố tấn công những hạ tầng được Kyiv sử dụng cho các cuộc không kích, một ngày...

Quý III/2025 khởi công Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Long Thành

TP.HCM sẽ phê duyệt Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây (đoạn từ nút giao An Phú đến đường Vành đai 2) trong tháng 4 để quý III/2025 khởi công. Quý III/2025 khởi công Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu GiâyTP.HCM sẽ phê...

Mới nhất

Trăm hoa đua nở