Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhí đốt khiến Nga-EU lâm thế tiến thoái lưỡng nan, nút thắt...

Khí đốt khiến Nga-EU lâm thế tiến thoái lưỡng nan, nút thắt sẽ được gỡ trong một sớm một chiều?


Mặc dù EU đã dùng nhiều cách nhằm giảm nhu cầu đối với khí đốt của Nga, nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn thứ hai cho liên minh 27 quốc gia thành viên.

Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)

Theo tác giả Kieran Thompson trong bài viết mới đây trên hinrichfoundation.com, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), các nước phương Tây và đồng minh đã áp đặt lên Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt năng lượng chưa từng có. Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên ra thế giới, mang lại cho Điện Kremlin một nguồn doanh thu đáng kể.

Nga chủ động chặn dòng khí đốt

Khác với dầu mỏ, đến nay, xuất khẩu khí đốt của Nga chưa bị các nước phương Tây trừng phạt nặng nề. Ngoài những hạn chế đối với công nghệ sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), vốn có thể tác động lâu dài đến năng lực sản xuất trong tương lai của Nga, khí đốt của nước này hầu như được tự do bán cho bất kỳ khách hàng nào.

Thay vì dùng biện pháp trừng phạt chính thức, các nước Liên minh châu Âu (EU) lại tìm cách loại bỏ khí đốt của Nga, trong đó, Đức thường được coi là ví dụ điển hình thành công của việc xa lánh nhiên liệu của Moscow.

Tuy nhiên, có thể nói, thành công của Đức được thúc đẩy nhiều bởi các quyết định của Điện Kremlin, chẳng hạn như việc ngừng xuất khẩu qua đường ống Nord Stream 1 (đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức), hơn là do các hành động của EU.

Chính Moscow đã áp đặt các hạn chế về xuất khẩu khí đốt của mình, không phải EU hay phương Tây. Nga rõ ràng muốn sử dụng việc từ chối xuất khẩu khí đốt như một biện pháp làm suy yếu EU. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Moscow không tìm được nhiều khách hàng có thể thay thế cho thị trường châu Âu – khu vực vốn nhập khẩu lượng lớn khí đốt từ Nga.

Phụ thuộc lẫn nhau

Khí đốt giá rẻ của Nga là một trong những nền tảng chính của ngành công nghiệp nặng ở châu Âu và các quốc gia tại lục địa này đã phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt của Moscow cho gần một nửa tổng nguồn cung.

Khi bắt đầu xung đột ở Ukraine, 10 quốc gia EU phụ thuộc vào khí đốt của Nga, chiếm hơn 75% lượng nhập khẩu của họ. Trong khi đó, có rất ít nguồn cung cấp khí đốt thay thế cho liên minh này.

Ở chiều ngược lại, Nga tất nhiên cũng phụ thuộc vào EU với tư cách một thị trường xuất khẩu. Ngoài các đường ống dẫn khí đốt tới EU, giải pháp thay thế của Moscow là cố gắng bán càng nhiều hàng càng tốt cho các thị trường mới.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, khí đốt tự nhiên phải được xuất khẩu dưới dạng chất lỏng (LNG). Điều này liên quan đến việc làm lạnh nó xuống âm 162 độ C, đưa LNG lên các tàu chở chuyên dụng và bán cho người dùng có thiết bị nhập khẩu đầu cuối được trang bị để dỡ hàng.

Thách thức của Nga là có rất ít kho cảng nhập khẩu LNG trên toàn cầu để nước này vận chuyển khí đốt. Đội tàu chở LNG toàn cầu hiện tại cũng không đủ để vận chuyển khối lượng tương đương với doanh số bán hàng trước xung đột của Nga tới châu Âu.

Trong bối cảnh đó, để thay thế khí đốt của Nga, EU, đứng đầu là Đức, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong khối, đã tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Khối đã nhập khẩu thêm khí đốt bằng đường ống từ Azerbaijan và Na Uy, đưa ra các chính sách giảm tiêu thụ và tăng hơn 60% lượng nhập khẩu LNG từ tất cả các nguồn vào năm 2022 so với năm 2021. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng tăng cường nguồn khí đốt từ năng lượng tái tạo.

Mặc dù mục đích rõ ràng của các biện pháp trên là nhằm giảm nhu cầu đối với khí đốt của Nga, nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho liên minh 27 quốc gia thành viên. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với cả Nga và EU.

Ngày 17/12, Đức đã khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen. (Nguồn: AP)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự lễ khai trương cơ sở tiếp nhận LNG đầu tiên của nước này tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen, gày 17/12/2022. (Nguồn: AP)

Điện Kremlin muốn tận dụng nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga để trừng phạt khối này. Trong khi đó, EU muốn ngừng mua khí đốt để cắt giảm nguồn thu của Nga.

Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này lớn đến mức không thể một sớm một chiều có thể phá vỡ được. Điều đó hạn chế khả năng của EU trong việc tác động đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Hiện các đường ống dẫn khí không phải của Nga không có đủ công suất và châu Âu cũng không đủ cảng nhập khẩu LNG để tiếp cận các nguồn cung cấp thay thế với khối lượng cần thiết. Mặc dù EU đang xây dựng các cảng nhập khẩu LNG mới, nhưng quá trình này thường mất vài năm.

Trong khi đó, Nga cũng mắc kẹt với EU. Không giống như dầu mỏ, Moscow gặp những hạn chế không nhỏ trong việc chuyển hướng xuất khẩu khí đốt với khối lượng tương đương khối lượng đã cung cấp cho EU trước đây.

Trung Quốc được cho là một thị trường tiềm năng, nhưng đường ống Power of Siberia hiện tại tương đối nhỏ và không thể mở rộng nếu không có một cuộc đại tu. Tổng thống Nga Putin từ lâu đã ủng hộ một đường ống dẫn mới nối hai nước.

Theo tính toán, doanh số bán khí đốt của Nga sẽ giảm xuống 136 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2023 từ 241 bcm vào năm 2021. Nguyên nhân là các hạn chế của nước này đối với việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang EU. Tuy nhiên, bất chấp sự sụt giảm đáng kể này, hoạt động xuất khẩu khí đốt vẫn mang lại hàng tỷ USD doanh thu cho Điện Kremlin.

Giới phân tích nhận định rằng, các biện pháp trừng phạt năng lượng nói chung và khí đốt nói riêng sẽ không có tác dụng đáng kể trong việc làm suy giảm nguồn thu của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hungary nói kinh tế châu Âu “gặp nạn” khi dừng mua khí đốt Nga, EU đang phải trả giá cao

Ngày 9/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, việc Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã gây nguy hiểm đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của khối.

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?

Ukraine “thẳng tay” cắt thỏa thuận thương mại cuối cùng với Nga, châu Âu “chịu trận”

Ngày 7/10, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Nga khi hết hạn vào cuối năm 2024.

Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch...

Theo một số báo Mỹ, Chính phủ Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu (EC) trong quá trình tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi hơn từ các nước thành viên và Nghị viện châu Âu (EP).

EU chuẩn bị ‘vũ khí mới’ nhằm vào Nga vì lý do gây bất ổn khắp trời Tây

Liên minh châu Âu (EU) lại vừa thông qua loạt đòn trừng phạt mới đối với Nga, do các cuộc tấn công hỗn hợp và hành vi phá hoại gần đây trên khắp châu Âu. Loạt đòn trừng phạt này dự kiến sẽ được chính thức phê duyệt và công bố vào tuần tới, theo một nguồn tin từ EU.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh tế Hà Nội tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét

Baoquocte.vn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, kinh tế Thủ đô tiếp đà tăng trưởng, phục hồi rõ nét trong quý III/2024 và 9 tháng năm 2024.

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.

Thủ đô ‘kể sử’, sáng tạo và sống động!

Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” giúp nhiều người trẻ ở Hà Nội có cơ hội thêm hiểu, thêm yêu thành phố mình đang sống, trân quý công lao của thế hệ đi trước...

Bài đọc nhiều

Bộ Tài chính thông tin về việc chuyển giao trụ sở cũ về địa phương quản lý

Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lýTừ năm 2022 đến nay, Bộ Tài chính có 4 quyết định chuyển giao 5 trụ sở làm việc cũ của các đơn vị Trung ương cho tỉnh Bình Định để quản lý, xử lý. Bình Định đã kiến nghị nhiều lần về trụ sở Tòa án Nhân dân...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Yeah1 (YEG) phát hành cổ phiếu huy động thêm 548 tỷ, quá nửa dùng để trả nợ

Yeah1 huy động 548 tỷ đồng, hơn một nửa đem đi trả nợ Là một đơn vị có tiếng trong hoạt động truyền thông, Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG) cũng đang là nhà sản xuất của chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" thu hút nhiều sự chú...

Chứng khoán Việt tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng

Báo cáo của FTSE Russell cho biết, Việt Nam được đưa vào Danh sách Chờ xét phân hạng vào tháng 9/2018 với khả năng được tái phân hạng lên thị trường mới nổi. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí về “Chu kỳ Thanh toán (DvP)” đang được đánh giá là “Còn hạn chế” (Restricted) do thông lệ thị trường thực hiện việc kiểm tra trước giao dịch để đảm bảo có sẵn tiền trước...

Cùng chuyên mục

Dòng vốn ngoại đang quay lại với chứng khoán Việt

Trên thị trường chứng khoán, những phiên mua ròng tích cực ở các cổ phiếu lớn gần đây cho thấy tín hiệu cổ phiếu Việt đang thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại. Cổ phiếu lớn hút nhà đầu tư ngoại Ngoại trừ mua ròng hơn nghìn tỷ đồng trong tháng đầu năm, thì từ tháng 2/2024 đến nay, khối ngoại luôn duy...

Giá điện điều chỉnh như giá xăng, EVN sẽ thoát thua lỗ?

Bộ Công Thương vừa công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ hơn 21.821 tỷ đồng. Mua cao bán thấp gây nhiều hệ lụy Tại tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp"...

Đang thanh tra nghiêm ngặt thị trường vàng, xử nghiêm vi phạm kể cả hình sự

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV về tăng cường các biện pháp quản lý và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Theo NHNN, thời gian qua, giá vàng thế giới liên tục tăng cao. Giá vàng miếng trong nước tăng và chênh lệch ở mức cao so với giá vàng...

Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiền

Phiên 10/10: Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, FPT và MSN hút dòng tiềnThanh khoản cổ phiếu FPT và MSN vượt mốc nghìn tỷ đồng. Dòng tiền trong phiên 10/10 chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu vốn hóa lớn mang tính trụ cột, trong khi đó nhiều mã vốn hóa vừa và nhỏ vấp phải áp lực bán mạnh. ...

Mới nhất

Petrovietnam làm việc với Công ty Gazpromviet

Petrovietnam làm việc với Công ty Gazpromviet 08:35 | 10/10/2024 ...

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN với Trung Quốc và Hàn Quốc

Nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27, Lãnh đạo các nước đánh giá cao những tiến triển tích cực và liên tục trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt từ khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác Chiến...

Điện Kremlin xác nhận ông Trump từng gửi thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng ông Donald Trump từng gửi thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Nga, song cựu Tổng thống Mỹ phủ nhận tin này.   Hãng AFP ngày 10.10 đưa tin ông Peskov cho biết các thiết bị xét nghiệm trong giai đoạn đầu Covid-19 thiếu hiệu quả và không đủ nguồn cung, do đó các quốc...

Bộ Y tế yêu cầu Lào Cai điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Ngày 10/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Cao đẳng Lào Cai (địa chỉ: đường M9, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cao, tỉnh Lào Cai), trong đó có khoảng 50 sinh...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sử dụng đất hơn 10.800 ha đất

TPO - Ông Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết, hiện nay Trung ương Đảng đã cho chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 10.800 ha. Những dự án này sẽ làm tăng nhu...

Mới nhất