Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Chiều 12/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai. Đoàn gồm 17 vị đại biểu Người có uy tín, do ông Lý Seo Vảng – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp đón có đại diện Lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm “chữa lành lá phổi xanh” , tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp để từng bước phủ xanh lại diện tích rừng đã mất.Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Nhiều ngày qua, các hộ dân tại làng Vân và làng Mun (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) thấp thỏm, lo âu khi những con heo (lợn) giống được cấp theo Dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đang chết dần, thậm chí có nơi số heo đã chết gần hết nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.Thông qua nhiều chính sách kịp thời, tạo bước đột phá về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc, qua đó đã giúp nhiều người dân vùng quê, nhất là vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từng bước thoát nghèo, góp phần phát triển bền vững.Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.Tại phiên chất vất và trả lời chất vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội liên quan đến phát triển cho hạ tầng số tại khu vùng đồng bào DTST và miền núi. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã yêu cầu đến tháng 6/2025 phải phủ sóng tất cả các vùng lõm sóng.Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội là nội dung quan trọng được Đại biểu Quốc hội quan tâm, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin, truyền thông, trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Theo báo của của UBND huyện Khánh Vĩnh với Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc Quốc hội, trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 – 2023 mới đây, số lượng hộ đồng bào DTTS đăng ký tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn là 81 hộ với diện tích hơn 2.244ha rừng tự nhiên. Hiện nay, huyện đang tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh hồ sơ giao khoán bổ sung bảo vệ gần 106,4ha rừng tự nhiên tại xã Khánh Phú để giao cho các hộ đồng bào DTTS giai đoạn 2024 – 2025.
Những năm qua, việc thực hiện chủ trương này, đã góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng ở địa phương, tạo việc làm cho người dân sống gần rừng, cải thiện nhu cầu cuộc sống; diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ phát triển bền vững, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật. Tuy nhiên, quá trình triển khai chủ trương nêu trên còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, khiến việc giao đất, giao rừng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Cụ thể, các hộ nghèo thực hiện dịch vụ bảo vệ rừng rất hạn chế, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo hợp đồng như: Bảo vệ rừng, không để bị mất rừng, đất rừng. Nguyên nhân là do tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chặt cây gỗ rừng… còn diễn ra. Việc thực hiện giao khoán buộc người được giao rừng phải có trách nhiệm rất cao nên khi triển khai đa số hộ nghèo không đủ năng lực, không dám nhận khoán bảo vệ rừng.
Ngoài ra, các khu rừng giao khoán cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng thường xa khu dân cư, địa hình đi lại khó khăn nên việc quản lý, bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc giao đất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất đã được các chủ rừng giao về địa phương thực hiện, nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
Tình trạng sang nhượng đất diễn ra liên tục không thông qua chính quyền địa phương. Do đó, việc thiếu đất sản xuất, cũng như tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất sản xuất trên địa bàn huyện vẫn tiếp diễn chưa giải quyết dứt điểm…
Ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà cho biết: Hiện nay, kinh phí hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm theo quy định tại Thông tư số 12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số hoạt động lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
Mức kinh phí này vẫn còn thấp, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia. Bên cạnh đó, theo quy định, thời điểm chi trả tiền khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đồng bào DTTS là vào cuối năm. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đồng bào DTTS là hộ nghèo, cuộc sống khó khăn nên đến cuối năm mới chi trả tiền cho người dân là chưa hợp lý.
Sau khi khảo sát chuyến khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 – 2023 tại huyện Khánh Vĩnh, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chia sẻ: Đây cũng là vướng mắc chung của nhiều địa phương không chỉ riêng ở huyện Khánh Vĩnh, do đó cần được tập trung tháo gỡ trong thời gian tới.
Cũng theo ông Nguyễn Lâm Thành, trong công tác giao đất, giao rừng, phát triển rừng, huyện Khánh Vĩnh cần xác định, người dân là chủ thể quan trọng nhất để bảo vệ rừng. Do đó, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân không xâm phạm rừng, phát hiện những vi phạm, tác động đến rừng sẽ báo cáo địa phương, cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
“Thời gian tới, huyện cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, hộ gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quan tâm đến công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định các chủ thể đủ điều kiện pháp lý; rà soát lại diện tích đất rừng bóc tách trên địa bàn để có phương án, mô hình hỗ trợ hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp đất rừng…”, ông Thành đề xuất
Nguồn: https://baodantoc.vn/khanh-vinh-khanh-hoa-giao-dat-giao-rung-cho-nguoi-dan-van-chua-duoc-nhu-ky-vong-1731207842569.htm