Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần...

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số




Thực hiện: Lê Chung | 24/05/2024


(Tổ Quốc) – Những cổ vật triều Nguyễn đầu tiên được định danh số đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác số hoá, lưu giữ, phát huy giá trị cổ vật nói riêng và di sản của triều Nguyễn, văn hóa Huế nói chung.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 1.

Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue CIT) đã tiên phong trong việc tích hợp công nghệ để lần đầu tiên định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 2.

Những cổ vật đã được lựa chọn để định danh là các cổ vật tiêu biểu, quý giá, đặc trưng của vua quan nhà Nguyễn như: ngai, kiệu, hia (đồ ngự dụng dùng trong sinh hoạt và lễ nghi), cành vàng lá ngọc (dùng để trang trí nội thất), hay bộ xăm hường (thú tiêu khiển)…

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 3.

Các cổ vật được gắn chip NFC và được định danh duy nhất bằng công nghệ Nomion của Phygital Labs. Từ đây, khách tham quan có thể dùng smartphone tương tác với chip NFC Nomion gắn trên cổ vật, mở ra tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa, ảnh 3D… của cổ vật.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 4.

Nhân viên Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hướng dẫn du khách sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để trải nghiệm, tra cứu những thông tin liên quan đến cổ vật đã được gắn chip NFC định danh số.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 5.

“Kiệu vua triều Nguyễn”, đây là chiếc kiệu chạm lộng đồ án “Lưỡng long triều nhật”, sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại, dùng để đi lại trong phạm vi hoàng thành Huế thời Nguyễn. Kiệu gồm một cái ghế chạm long vân, có mái che, đặt trên một giàn đòn dài với hai màu chủ đạo là vàng và đỏ. Hai tay đòn của kiệu là hình ảnh rồng biểu tượng của vua, với đầu rồng ở trước và đuôi rồng ở cuối kiệu.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 6.

“Ngai vua thời Nguyễn” – Ngai được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng. Ở phần trên là hình ảnh mặt trời trên nền dải mây cách điệu thể hiện quyền lực tối cao của nhà vua. Ở lưng ngai được khắc hai chữ thọ. Tay ngai 2 bên là 2 hình rồng hướng ra phía trước trong tư thế đạp mây uy nghi thể hiện sức mạnh của vua chúa. Phần dưới là đế được trang trí hoa văn chữ vạn cùng những hàng cánh sen và đồ án lưỡng long chầu chữ thọ. Chân ngai được chạm khắc hổ phù, kiểu long hàm thọ, hoa văn chim phượng.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 7.

“Kim Chi Ngọc Diệp” hay Chậu cành vàng lá ngọc (cây lựu) thân bằng gỗ thếp vàng, trái được làm bằng đá quý đỏ, lá màu xanh nhạt được đặt trong chậu bằng pháp lam, do công xưởng triều đình chế tác để trang trí tại cung điện và lăng mộ của vua chúa. Theo quan niệm của người Á Đông, cây lựu mang ý nghĩa biểu tượng cho sự sung túc, đông con nhiều cháu.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 8.

Đồ sứ ký kiểu là tên gọi dùng để chỉ những món đồ sứ do người Việt Nam (vua, quan lại, thường dân) đặt làm tại các lò gốm Trung Hoa trong khoảng thời gian nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề. Tô sứ men trắng vẽ lam, trang trí “lưỡng long triều nhật” hiệu đề “Minh Mạng niên tạo” (chế tác thời vua Minh Mạng).

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 9.

Bộ xăm hường bằng ngà voi của vua Tự Đức (1848 – 1883). “Đổ xăm hường” là một trò chơi truyền thống có nguồn gốc lịch sử từ triều đại Nguyễn, có lẽ đây là bộ xăm hường xưa và lâu đời nhất ở Huế. Bộ xăm hường gồm: hộp đựng thẻ xăm, các thẻ xăm, 6 hột xúc xắc, chén lắc xúc xắc. Chơi “đổ xăm hường” là gieo các hột xúc xắc để dành những chiếc thẻ khắc chữ Hán với những số điểm nhất định, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa như: Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ, Hội nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn, Trạng nguyên. Đây là trò chơi tao nhã, thể hiện tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Sinh thời, hoàng đế Tự Đức rất yêu thích trò chơi này.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 10.

Bức phù điêu chạm khắc cảnh đẹp được tạo tác vào Minh Mạng năm thứ sáu (1825). Mặt trước bức phù điêu được chạm trổ đá quý với đình tạ, cây cối, chim muông, sông nước, thuyền bè và hai con chim hạc ngậm cuốn thư bay lẫn trong mây,… Mặt sau bức phù điêu có khắc bài minh ca ngợi các đời vua trước đã tìm ra nguồn gốc của đạo thánh hiền cho người đời sau noi theo mà trị nước. Vua Minh Mạng viết bài này răn dạy các đời vua sau phải học tập, dùi mài kinh sử để trở thành đấng minh quân.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 11.

“Quả cầu cửu long” là một tác phẩm độc đáo nhằm ca ngợi vương quyền và ngôi vị của hoàng đế thời Nguyễn, được chạm lộng hình long vân, rỗng lòng, dùng để trang trí trong hoàng cung. Đây là tác phẩm được tạo tác để dâng tặng vua Khải Định nhân dịp lễ Tứ tuần đại khánh (sinh nhật lần thứ 40) của nhà vua.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 12.

“Cơi thờ bằng bạc thời vua Khải Định (1916-1925)”. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong thời Nguyễn, nghệ thuật chế tác bạc rất được chú trọng nhằm phục vụ nghi lễ triều đình và đồ nhật dụng hoàng gia. Từng sản phẩm khi hoàn thiện đều là tuyệt tác kỹ nghệ. Cơi bạc, dùng để bài trí ở các miếu thờ tiên đế, trang trí chữ thọ, rồng mặt ngang, hiệu “Khải Định niên tạo” (chế tác thời vua Khải Định).

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 13.

“Đôi hia thêu rồng mây thời Nguyễn” – Hia hài là một trong những trang phục đóng vai trò quan trọng thể hiện sức mạnh và quyền lực của vua chúa thời xưa. Hia hài của hoàng tộc đều do Cẩm tượng ty thiết kế và cung tiến. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, mỗi khi thiết triều, đại yến tiệc, vua đi hia làm từ tơ màu đen, được thêu với hình rồng mây, văn thủy ba và hoa bằng kim tuyến, trong lót lớp tơ màu đỏ. Trong thời phong kiến, rồng chính là biểu tượng của vương quyền, uy nghiêm của vua chúa, nên rồng thường xuất hiện rất nhiều trên trang phục các bậc đế vương.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 14.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã ra mắt không gian triển lãm văn hóa số đầu tiên trên metaverse tại: museehue.vn. Những cổ vật đã được định danh số sẽ đồng thời được trưng bày trên không gian số để người dùng tham quan, chiêm ngưỡng trọn vẹn 360 độ sắc nét của vật phẩm, trải nghiệm câu chuyện lịch sử hấp dẫn trong không gian lịch sử văn hóa chân thực.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 15.

Không gian số này tích hợp Apple Vision Pro, đón đầu làn sóng công nghệ thực tế mở rộng (XR – Extended Reality) tiên phong bởi Apple và Meta. Từ đây, tầm nhìn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Phygital Labs sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ tham quan bảo tàng Metaverse, quảng bá Việt Nam thông qua các di sản đến khách tham quan toàn cầu. Trong ảnh là “Thủ bút Từ Huấn lục”, một trong 10 cổ vật đầu tiên của triều Nguyễn vừa được định danh số được giới thiệu trên không gian triển lãm văn hóa số.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 16.

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, công nghệ của Phygital Labs là cầu nối đưa các cổ vật đang được lưu giữ và trưng bày đến với thế giới số, hỗ trợ trong công tác số hoá, lưu giữ, phát huy giá trị cổ vật nói riêng và di sản của triều Nguyễn, văn hóa Huế nói chung.

Khám phá loạt cổ vật quý giá của triều Nguyễn vừa lần đầu được định danh số - Ảnh 17.

Trong thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tiếp tục triển khai việc biên soạn nội dung cũng như quét/chụp hình ảnh các cổ vật, hướng đến bảo tàng số theo từng chuyên đề, từng thời điểm, giúp du khách toàn cầu có thể ngắm nhìn, tìm hiểu thông tin với bố cục, màu sắc, âm thanh sống động tương tự như đang tham quan một bảo tàng hay triển lãm thực tế.



Nguồn: https://toquoc.vn/kham-pha-loat-co-vat-quy-gia-cua-trieu-nguyen-lan-dau-duoc-dinh-danh-so-20240524173521605.htm

Cùng chủ đề

Điểm hẹn văn hoá mới của người yêu sách ở cố đô Huế

Chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa khai trương nhà sách đầu tiên ở TP. Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu.

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là Thương hiệu quốc gia

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Chất lượng dịch vụ cũng là cơ sở để hãng được công nhận là "Hãng hàng không quốc tế...

Tiếp nhận các hiện vật của vua Hàm Nghi do hậu duệ từ Pháp hiến tặng

(Tổ Quốc) - Hoạt động tiếp nhận hiện vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với công tác bảo tồn di sản mà còn trong việc khơi gợi và tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. ...

Phát huy “kho báu” di sản trong giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế- du lịch

VHO - Ngày 25.10 tại TP. Ninh Bình, Viện VHNT quốc gia Việt Nam (VICAS), Sở VHTT tỉnh Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”. Đây là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là...

Khen thưởng các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong trùng tu điện Thái Hòa

VHO - Chiều ngày 22.10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế. Điện Thái Hòa là công trình quan trọng bậc nhất ở khu vực Hoàng thành Huế và được xem là “biểu tượng” quyền lực của triều đại này. Công trình được vua Gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

(Tổ Quốc) - Chiều 10.11 tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 đã được Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt...

Người dân thủ đô hào hứng đón xem “Em bé Hà Nội” tại HANIFF VII

(Tổ Quốc) - Chiều 10/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra chương trình chiếu phim "Em bé Hà Nội" phục vụ khán giả tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 (HANIFF VII). ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Trường Đại học Duy Tân chính thức chuyển thành Đại học Duy Tân

(Tổ Quốc) - “Phát triển khối đại học công lập và khối ngoài công lập là bình đẳng”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định...

Đến Đà Nẵng du khách thử trải nghiệm bay dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

(Tổ Quốc) - Du khách khi tới thành phố Đà Nẵng tham quan du lịch thì nên thử cảm giác bay dù lượn tại bán đảo Sơn Trà để được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố đẹp như một bức tranh. ...

Bài đọc nhiều

Ngày thế giới kéo đến Việt Nam làm chip không xa vời

Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, Việt Nam đang làm hết sức để nâng tầm quốc gia trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Công nghiệp bán dẫn có tác động sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu. Chất bán dẫn là nền tảng cho các thiết bị điện toán, trung tâm dữ liệu, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của điện thoại thông minh, các thiết bị...

Cùng chuyên mục

Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc

Điều thú vị là máy phát điện này được tạo ra từ rác thải nhựa. ...

Bán dẫn Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa

Chi tiêu dành cho thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc dự báo sẽ giảm trung bình 4% mỗi năm từ giờ đến năm 2027, báo hiệu ngành công nghiệp bán dẫn nước này đang đứng trước nguy cơ cuộc khủng hoảng thừa. Nhóm công nghiệp chip quốc tế SEMI dự báo chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip ở Trung Quốc sẽ giảm trung bình 4% trong giai đoạn 2023 - 2027.  Cũng theo tổ chức này, chi...

Gìn giữ “Sắc màu trong hát bội”

(NADS) - Để ghi dấu mốc đáng nhớ ở tuổi 65, đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (1975-2025), vào sáng 10/11, NSNA Nguyễn Hồng Nga giới thiệu đến công chúng nét đẹp...

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

(Tổ Quốc) - Chiều 10.11 tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 đã được Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt...

Mới nhất

Đừng sáng tạo quá đà!

Việc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề...

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hoa Lư là đô thị loại I

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có sự chung sức, đồng lòng của toàn dân làm cho mỗi người dân của tỉnh luôn tự hào về giá trị di sản. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư...

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,76 triệu bao, lượng xuất khẩu tính theo vụ cũng tăng khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 137,27 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Mới nhất

Đừng sáng tạo quá đà!