Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKhác biệt giữa hạ và tăng đường huyết

Khác biệt giữa hạ và tăng đường huyết


Mức đường huyết lúc đói dưới 70 mg/dL là hạ đường huyết, trong khi tăng đường huyết là trên 130 mg/dL và cả hai tình trạng này kéo dài đều gây biến chứng.

Lượng đường trong máu thay đổi, dù giảm hay tăng đột biến đều có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng. Hạ và tăng đường huyết phổ biến ở người tiểu đường nhưng cũng có thể xảy ra ở người không mắc bệnh này.

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro

Tăng đường huyết xảy ra khi cơ thể có quá ít insulin (hormone vận chuyển glucose vào máu) hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách như trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân gây tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường như lượng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường uống đang dùng không đủ, lượng carbohydrate ăn uống không cân bằng với lượng insulin mà cơ thể có thể tạo ra hoặc người bệnh tiêm. Ngoài ra, lượng đường trong máu của người bệnh tăng còn có thể do ít hoạt động hơn bình thường, căng thẳng, đang dùng steroid, hiện tượng bình minh (sự gia tăng hormone mà cơ thể sản xuất hàng ngày vào khoảng 4-5 giờ).

Các nguyên nhân khác có thể gây tăng đường huyết bao gồm hội chứng Cushing gây kháng insulin; các bệnh về tuyến tụy chẳng hạn viêm tụy, ung thư tuyến tụy và xơ nang; một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu; tiểu đường thai kỳ, phẫu thuật hoặc chấn thương.

Hạ đường huyết xảy ra khi có quá nhiều insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Nó phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường type 1 và có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 dùng insulin hoặc một số loại thuốc.

Người mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường có thể do vận động quá sức, uống rượu mà không ăn, ăn muộn hoặc bỏ bữa, các bữa ăn không cân bằng, ăn không đủ carbohydrate, không xác định thời điểm hấp thụ insulin và carb chính xác (đợi quá lâu để ăn một bữa sau khi dùng insulin cho bữa ăn).





Đo đường huyết bằng cách lấy máu ngón tay giúp nhận biết thay đổi lượng đường trong máu. Ảnh:

Đo đường huyết bằng cách lấy máu ngón tay giúp nhận biết thay đổi lượng đường trong máu. Ảnh: Freepik

Triệu chứng và biến chứng

Triệu chứng tăng đường huyết thường là mệt mỏi, thay đổi tầm nhìn, khát, hơi thở trái cây, tăng cảm giác đói, buồn nôn, ói mửa. Mặc dù các triệu chứng tăng đường huyết có thể không đáng kể nhưng khi lượng đường tăng cao trong thời gian dài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thông thường, tăng đường huyết thường bắt đầu với cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác khát nước. Theo thời gian, các triệu chứng có thể tiến triển thành buồn nôn, nôn, khó thở và hôn mê. Nhận biết các triệu chứng khi lượng đường trong máu cao và điều trị sớm là cách để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng hạ đường huyết cũng có xu hướng bắt đầu từ từ và có thể không được nhận ra lúc khởi phát. Nếu không điều trị, các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Người bị hạ đường huyết thường có cảm giác run rẩy, đói, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, khó chịu, không có khả năng tập trung và chóng mặt. Nếu lượng đường trong máu của một người thấp đến mức nguy hiểm (dưới 54 mg/dL), các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Những triệu chứng này có thể bao gồm nhầm lẫn, thay đổi hành vi, nói lắp, cử động vụng về, mờ mắt, co giật và mất ý thức.

Người bị tăng đường huyết có thể sử dụng insulin tác dụng nhanh, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, phẫu thuật, ăn carbohydrate điều độ. Người bị hạ đường huyết nên dùng 15 g carbohydrate, viên nén glucose, thuốc, thay đổi chế độ ăn uống.

Các biến chứng của tăng đường huyết có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau của cơ thể từ mắt đến dây thần kinh. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao liên tục có thể dẫn đến bệnh tim và bệnh động mạch ngoại vi. Nếu tăng đường huyết xảy ra trong thai kỳ nghiêm trọng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm co giật, mất ý thức và tử vong. Những người bị hạ đường huyết có thể bị ngã hoặc gặp tai nạn do run, chóng mặt.

Kim Uyên (Theo Verywell Health)




Source link

Cùng chủ đề

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Loại quả ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để ổn định đường huyết

GĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực... ...

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Sự thật về bút tiêm giảm cân thần dược GLP-1 RA

Khá bất ngờ khi nắm thông tin thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Triệu chứng xuất hiện khi đang nằm cảnh báo suy tim

Bệnh suy tim thường âm thầm phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thì chỉ cần một biến cố tim mạch, là có thể đảo lộn cuộc sống người bệnh, thậm chí gây tử vong. ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Mới nhất

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất