Trang chủNewsThời sựKết luận của Bộ Chính trị về Đồ án Điều chỉnh Quy...

Kết luận của Bộ Chính trị về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Đại tướng Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065.

Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TW (ngày 24/5/2024) của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

VietnamPlus giới thiệu toàn văn Kết luận số 80-KL/TW như sau:

Xem xét Tờ trình, Báo cáo của Thành ủy Hà Nội về nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị kết luận:

Trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung sau:

1. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.

Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội,” tạo ra “cơ hội mới – giá trị mới” trong phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (2).jpg
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Kiên định quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển,” “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô;” xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long-Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.

Đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện.

Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và phát triển của Thủ đô trong từng giai đoạn.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, đất đai, phát triển văn hóa, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, dân cư, tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô Hà Nội.

Tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thị… để triển khai thực hiện hai quy hoạch của Thủ đô có hiệu quả, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án lớn cần ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với phân kỳ thời gian, nguồn lực thực hiện, đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

ttxvn_2705_quy hoach thu do.jpg
Sự liên kết trong mạng lưới giao thông công cộng, tạo nên môi trường giao thông văn minh, tiện lợi với chi phí hợp lý đối với người dân trong các khu đô thị. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và kỷ cương quy hoạch; nghiên cứu xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch của Thủ đô để công khai các quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch, tiếp nhận các phản ánh, góp ý, giám sát thực hiện quy hoạch của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện các quy hoạch và là sản phẩm du lịch

3. Sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế-xã hội theo cấu trúc tâm-tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, liên kết vùng, kết nối văn hóa và kết nối không gian số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước.

Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế-xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Cần ưu tiên triển khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị; riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

4. Tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, bán lẻ qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, du lịch, dịch vụ giáo dục-đào tạo, y tế chất lượng cao, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí và các dịch vụ đô thị chất lượng cao.

Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa-lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (4).jpg
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế đêm đặc thù đối với từng khu vực, xây dựng thành phố Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác trong nước và quốc tế.

Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội, nhất là tiềm năng Hồ Tây, Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Tô Lịch. Xác định khu vực dự trữ phát triển cho thế hệ tương lai.

5. Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như không gian Hoàng Thành Thăng Long kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống.

Xây dựng mới một số công trình văn hóa hiện đại, đặc sắc, đặc thù mang tính biểu tượng thời kỳ mới của Thủ đô.

Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục Sông Hồng để Sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ Sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến-văn minh-hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển Sông Hồng sẽ là “biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ Sông Hồng, Sông Đuống cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.

6. Xác định vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí…, quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện.

Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua Sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (5).jpg
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập.

Có lộ trình và cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất, y tế không phù hợp quy hoạch; chuyển các trường đại học, trụ sở các cơ quan, trụ sở các doanh nghiệp lớn ra ngoài khu vực nội đô; có phương án mở rộng không gian phát triển sang phía Bắc Sông Hồng; đồng thời tiến hành cải tạo, tái thiết đô thị để nâng cao chất lượng, điều kiện sống, an toàn cho người dân.

Chuyển đổi công năng trụ sở một số bộ, ngành, doanh nghiệp lớn để ưu tiên xây dựng các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung tâm chính trị Ba Đình; các không gian văn hóa, sáng tạo, không gian công cộng, công viên cây xanh…

Xây dựng mô hình quận xanh, sinh thái thành hình mẫu tiêu biểu của cả nước; tăng cường thêm các hành lang xanh, nêm xanh, thảm xanh để tăng diện tích đất xanh, không chỉ ở khu vực ngoại thành mà cả trong khu vực nội thành, đặc biệt xanh hoá ở khu vực nội đô lịch sử.

Phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới.

7. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch, nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất; khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Nhấn mạnh rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hài hoà đô thị và nông thôn hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả khu vực đô thị và nông thôn.

Kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Xây dựng mô hình đô thị thành phố đặc trưng trong Thủ đô với các điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thể chế để trở thành khu vực động lực phát triển mới; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu vực nội đô theo hướng xanh, văn minh, hiện đại.

Xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí của đô thị; xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp.

8. Tổ chức thực hiện

– Giao cho Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và phê duyệt theo quy định.

– Giao cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ căn cứ Kết luận này, lãnh đạo việc tổ chức hoàn thiện để thực hiện việc cho ý kiến, trình phê duyệt các quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

– Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh uỷ, thành ủy trong cả nước, nhất là trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tích cực phối hợp với Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt Kết luận này, bảo đảm phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, của toàn vùng và cả nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nếu có những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.

(TTXVN/Vietnam+)
Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-do-an-dieu-chinh-quy-hoach-chung-thu-do-ha-noi-post955667.vnp

Cùng chủ đề

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Ra mắt sách về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

(Tổ Quốc) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". ...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Tổng Bí thư chủ trì hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIV

Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng diễn ra sáng nay (6.11). Sáng nay (6.11) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng,...

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

Bộ Chính trị quyết định phân công ông Lê Ngọc Quang, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện...

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức-Việt

Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội Đức - Việt tại Cộng hòa Liên bàng Đức trong việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Về định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới, Chủ tịch Rolf Schulze cho biết trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Hội đã có những hoạt động phong phú, đa dạng,...

Đại biểu Quốc hội: Khắc phục tình trạng mua bán hóa chất tùy tiện

Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng việc kinh doanh hóa chất cần được kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng mua bán hóa chất tùy tiện, sử dụng không đúng mục đích. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng xác định ngành hóa chất là một trong những ngành...

Ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng toàn diện cho tổ chức, doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng toàn diện cho tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, SafeGate cũng cung cấp các giải pháp kết nối an toàn và sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ các sự cố an ninh mạng 24/7 từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến. Cũng...

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam và Trung Quốc

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước với phương châm “liên kết chặt chẽ; phối hợp nhịp nhàng; hợp tác sâu rộng; bao trùm, toàn diện; hiệu quả, phù hợp.” Nhận định Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp văn hóa, du lịch đẩy mạnh hợp tác, kết...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cùng chuyên mục

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm,...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện...

Mới nhất

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Mới nhất