Trang chủNewsNhân quyềnHợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người


Trong bối cảnh mối quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Australia đã tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin thông qua các đối thoại, trong đó có đối thoại an ninh và đối thoại nhân quyền thường niên.

Đối thoại là cơ hội để hai bên chia sẻ, trao đổi quan điểm, kinh nghiệm về những vấn đề an ninh đang nổi lên đe dọa sự ổn định, phát triển của hai nước; cũng như thúc đẩy, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu sự khác biệt về quyền con người, góp phần củng cố tin cậy chính trị trong dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) giữa hai nước, cùng hướng đến phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới.

Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 Việt Nam-Australia diễn ra tại Canberra, Australia ngày 22/2/2023. Trong ảnh: Bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm Điều hành, Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam cùng các đại biểu. (Nguồn: BCA)
Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 Việt Nam-Australia diễn ra tại Canberra, Australia ngày 22/2/2023. Trong ảnh: Bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm Điều hành, Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam cùng các đại biểu. (Nguồn: BCA)

Hợp tác chặt chẽ về an ninh

Trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, việc hợp tác giữa Việt Nam và Australia trên lĩnh vực an ninh và nhân quyền luôn được lãnh đạo hai nước quan tâm.

Đây vừa là nhu cầu tất yếu, khách quan, vừa thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền con người và bảo hộ công dân, phù hợp với định hướng của Đàng và Nhà nước: “Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn…

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, trước hết là các nước láng giềng, các nước lớn, chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và đối phó với các thách thức về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh biển và các thách thức an ninh phi truyền thống khác”1.

Một trong những phát biểu quan trọng của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 6/2023, đó là việc “Việt Nam sẽ có một vị trí ưu tiên trong Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 mà Australia đang xây dựng”. Những kết quả tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua là thành quả của quá trình xây dựng niềm tin chiến lược, hợp tác trên các lĩnh vực, với trên 20 cơ chế hợp tác song phương được duy trì linh hoạt, trong đó có cơ chế hợp tác về an ninh và thực thi pháp luật giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Australia.

Trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, Việt Nam và Australia đã hợp tác chặt chẽ thông qua trao đổi đoàn, ký thỏa thuận hợp tác phòng, chống tội phạm, quản lý xuất nhập cảnh, chống di cư bất hợp pháp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo tiếng Anh… Hai bên đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác đào tạo gìn giữ hòa bình và rà phá bom mìn (2016); Không quân Hoàng gia Australia 4 lần hỗ trợ vận chuyển bệnh viện dã chiến của ta tới Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.

Australia là nước duy nhất đặt đại diện thường trực tại Trung tâm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh), qua đó hai bên thường xuyên trao đổi thông tin tình báo, hợp tác chống khủng bố, buôn người, tội phạm ma túy… Hai nước đang trao đổi, chuẩn bị ký Thỏa thuận Đối tác gìn giữ hòa bình.

Hai bên đã duy trì trên 20 cơ chế hợp tác, trong đó có các cơ chế quan trọng như họp thường niên hai Thủ tướng, hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Bộ trưởng Quốc phòng và Hội nghị Đối tác kinh tế và các hợp tác giữa các địa phương.

Cho đến nay, đã tổ chức Hội nghị thường niên hai Thủ tướng lần thứ 2 (trực tuyến, tháng 1/2021), Hội nghị thường niên Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 4 (tháng 9/2022), Hội nghị Đối tác kinh tế cấp Bộ trưởng lần thứ 3 (tháng 4/2023), Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ ba (tháng 2/2023), Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao – Quốc phòng lần thứ 8 (tháng 5/2023), Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ 3 (tháng 10/2019)… và các cơ chế Tham vấn cấp Cục/Vụ trưởng.

Tại Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 (từ 19-25/2/2023) do bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm điều hành thuộc Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đồng chủ trì, hai bên đã thảo luận 6 vấn đề: (i) tăng cường hợp tác về xuất nhập cảnh và chống đưa người di cư trái phép bằng đường biển vào Australia; (ii) tăng cường hợp tác về an ninh mạng, an ninh dữ liệu và công nghệ trọng yếu thông qua xem xét khả năng phối hợp trong các chương trình phòng chống tội phạm trên mạng; (iii) về tội phạm nghiêm trọng và xuyên quốc gia; (iv) hỗ trợ công tác để chia sẻ thông tin (hành động và chính sách) nhằm tăng cường đấu tranh chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tăng cường tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế; (v) tăng cường hợp tác về việc giảm thiểu rủi ro thảm họa, biến đổi khí hậu, khả năng ứng phó và phục hồi thông qua trao đổi đoàn công tác với Cơ quan quản lý khẩn cấp quốc gia Australia; (vi) trao đổi thông tin liên quan đến tình hình khu vực và thế giới liên quan đến mỗi nước.

Hiện hai nước đang triển khai các cam kết, thỏa thuận trong các văn bản hợp tác đã ký kết và Biên bản Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, đào tạo cán bộ thực thi pháp luật khu vực châu Á, đào tạo tiếng Anh, đào tạo về tội phạm mạng và an ninh mạng (CSA), sắp tới là việc triển khai hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Về công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, hai bên đã xây dựng Đội phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam-Australia (JTCT).

Sau hơn 10 năm hoạt động đã góp phần xử lý hơn 200 vụ việc, với trên 500 đối tượng có liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia và theo Quyết định 950/QĐ-BCA ngày 09/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an, mô hình JTCT mới kiện toàn có chức năng tiếp nhận, xử lý, xác minh, điều tra thông tin, vụ việc về tội phạm xuyên quốc gia giữa Việt Nam-Australia.

Theo đó, ngày 23/6/2022, tại TP., đại diện Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Liên bang Australia đã ký biên bản về Đội phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam-Australia.

Việt Nam và Australia tiếp tục xây dựng niềm tin chiến lược với các chuyến thăm cấp cao của hai bên, gần đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Thủ tướng Australia (tháng 6/2023), của Toàn quyền Australia (tháng 4/2023) và chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (tháng 12/2022)
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Australia chụp ảnh lưu niệm với các đại bieeut tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Ngoại giao – Quốc phòng Việt Nam – Australia lần thứ 8. ( Ảnh: Quang Hòa)
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Australia chụp ảnh lưu niệm với các đại bieeut tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Ngoại giao – Quốc phòng Việt Nam-Australia lần thứ 8. ( Ảnh: Quang Hòa)

Đối thoại cởi mở về nhân quyền

Việt Nam và Australia đã thiết lập Đối thoại Nhân quyền thường niên kể từ năm 2002 trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cân bằng, tôn trọng lẫn nhau. Qua 18 vòng đối thoại luân phiên tại mỗi nước, hai bên đã trao đổi, chia sẻ về cách tiếp cận vấn đề nhân quyền, tình hình, nỗ lực bảo đảm quyền con người ở mỗi quốc gia; vấn đề nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật và bảo đảm các quyền tự do; bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đăng giới, đồng thời trao đổi về hợp tác đa phương và song phương về quyền con người.

Gần đây nhất, Đối thoại Nhân quyền lần thứ 18 (24/4/2023) diễn ra tại Việt Nam trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương. Australia là đối tác lớn, là nước hỗ trợ vaccine phòng Covid-19 lớn thứ hai cho Việt Nam.

Đối thoại cũng là kênh chính thức để Việt Nam và Australia thông tin về thực tiễn bảo đảm quyền con người ở mỗi nước và những bài học kinh nghiệm, nhất là trong bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBTQIA+…).

Chính phủ Australia lần đầu tiên bổ nhiệm Đại sứ Nhân quyền, Đại sứ Bình đẳng giới (tháng 12/2022) nhằm thúc đẩy chính sách nhân quyền trong đó ưu tiên vấn đề bình đẳng giới, người bản địa và các nhóm dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền của người khuyết tật, cộng đồng “LGBTQIA+”.

Tại Đối thoại lần thứ 18, Australia hoan nghênh những thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm bình đẳng giới với sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này. Australia cũng đã ban hành Kế hoạch quốc gia chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2022-2032 vào cuối năm 2022, đang tích cực triển khai Kế hoạch quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021-2031.

Phía Australia cũng ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong bảo đảm quyền của những người LGBTQIA+ (thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới ngoài nam và nữ. Riêng Australia là nước đầu tiên chính thức công nhận thêm nhóm người tự xác định bản dạng giới là “không giới tính” – “asexual” (viết tắt là A trong phần khai giới tính trên giấy tờ, hộ chiếu của Australia) cùng với việc cải cách pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của nhóm này.

Đặc biệt, Việt Nam đã có những quy định cụ thể nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật tại Bộ luật Lao động 2019; thúc đẩy, bảo đảm quyền kinh tế-xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số, có những kế hoạch, chương trình ưu tiên cụ thể đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số…

Về những quan tâm của Australia liên quan đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật mà họ quan tâm, Việt Nam đã cung cấp cho những thông tin xác thực để phía bạn hiểu đúng và chia sẻ với Việt Nam trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Việt Nam không bắt giữ, xử lý các trường hợp thực hiện quyền tự do đã được luật pháp quy định; không hạn chế, sách nhiều người dân thực hiện các quyền của mình.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp lợi dụng các quyền tự do nhằm phục vụ âm mưu, ý đồ chống phá, lật đổ Nhà nước, gây bất ổn định trật tự xã hội thì phải xử lý nghiêm mình theo pháp luật. Phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ đều được bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách tôn giáo… theo quy định của pháp luật. Khẳng định chính sách nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người dân với cách tiếp cận toàn diện, cả về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, không xem nhẹ bất kỳ quyền nào.

Trong hợp tác song phương về quyền con người, Australia và Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả. Trong đó, Ủy ban Nhân quyền Australia cũng đang tích cực triển khai hợp tác về giáo dục quyền con người với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cơ quan chủ trì Đề án giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phía Australia mong muốn tăng cường hợp tác trong phòng chống mua bán người; an ninh mạng và quyền con người.

Dù cách tiếp cận vấn đề quyền con người vẫn có những khác biệt song tinh thần cởi mở, thẳng thắn và xây dựng là những yếu tố quan trọng để Australia và Việt Nam tiếp tục trao đổi, chia sẻ để thu hẹp khác biệt, cùng hợp tác, hỗ trợ nhau thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cho người dân mỗi nước, đồng thời đóng góp vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới.

Đây chính là điểm đồng quan trọng nhất, là cốt lõi để Việt Nam và Australia tiếp tục duy trì đối thoại cũng như các mặt hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên lĩnh vực quyền con người.

Cùng với sự quan tâm và coi trọng phát triển quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó ưu tiên phát triển quan hệ với Đông Nam Á, Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên hàng đầu của Australia trong khu vực và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, cho thấy niềm tin chính trị đã được củng cố vững chắc cho việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia trong thời gian tới.


1 Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế





Nguồn

Cùng chủ đề

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Việt Nam – Ấn Ðộ diễn tập song phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Ngày 4/11, lễ khai mạc cuộc Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) đã diễn ra tại trụ sở Lữ đoàn Công binh 474, Chandi Mandir, bang Haryana, Ấn Độ. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải và Tổng Tư lệnh Quân đoàn Kharga, Trung...

Vụ tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL tại Lebanon

(CLO) Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) cho biết một quả rocket, có thể do Hezbollah hoặc một nhóm liên quan bắn ra, đã trúng vào trụ sở của họ tại Naqoura, phía nam Lebanon, khiến tám binh sĩ bị thương. ...

Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc

Từ ngày 20 đến 23-10, Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đức, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Mới nhất