Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học...

Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội


Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội sáng 11-5 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội sáng 11-5 – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Sáng nay 11-5, hơn 11.000 thí sinh trên cả nước tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội để “tranh suất” vào ngành sư phạm. So với năm ngoái, số lượng thí sinh dự thi tăng gần gấp 2,5 lần.

Thi sư phạm theo nghề bố mẹ

Có mặt tại điểm thi Trường đại học Sư phạm Hà Nội từ 6h sáng, Đoàn Nhật Minh và Đinh Minh Ánh, học sinh lớp 12 Trường THPT Bắc Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cho biết cả hai em tự bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội trước kỳ thi một ngày, sau đó thuê nhà trọ gần trường để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

Cả Minh và Ánh lựa chọn thi sư phạm vì được truyền cảm hứng từ mẹ là giáo viên.

Minh cho biết đã đăng ký thi 4 môn, gồm toán, văn, tiếng Anh và lịch sử để lấy kết quả xét tuyển vào ngành sư phạm ngữ văn và sư phạm lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

“Cơ bản em chỉ ôn tập các kiến thức học trên lớp, kết hợp nắm chắc dạng đề tham khảo, em khá tự tin với cách học của mình. Mẹ em là giáo viên ngữ văn cấp 2, bố mẹ cũng đã định hướng cho em theo nghề giáo từ sớm”, Minh chia sẻ.

Nhật Minh và Minh Ánh cùng lựa chọn theo đuổi nghề giáo viên vì được truyền cảm hứng từ mẹ - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Nhật Minh và Minh Ánh cùng lựa chọn theo đuổi nghề giáo viên vì được truyền cảm hứng từ mẹ – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Tương tự, Bùi Cao Nhất Tâm, học sinh lớp 12 Trường THPT Mỹ Đức B, Hà Nội, cho biết không chọn các ngành hot như kinh tế, công nghệ thông tin vì mê nghề giáo viên của bố.

“Bố em là giáo viên dạy toán cấp 3, từ nhỏ em đã thích theo nghề cầm bút, cầm phấn của bố. Lên cấp 3 bắt đầu xây dựng kế hoạch ôn luyện để theo đuổi ngành này”, Tâm kể.

Trong đợt thi này, Tâm thi ba môn, gồm toán, hóa, tiếng Anh, để lấy kết quả xét tuyển vào ngành sư phạm toán và sư phạm tiếng Anh. Tâm chia sẻ mình chọn thi đánh giá năng lực để giảm áp lực, tránh tỉ lệ chọi cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới đây.

“Em đã chuẩn bị khá kỹ cho kỳ thi đánh giá năng lực lần này, đề thi cũng không khác nhiều so với kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ khác một chút có thêm phần thi tự luận. Em thấy cấu trúc đề vậy khá tốt, vừa đánh giá được tư duy trắc nghiệm, làm bài nhanh, vừa đánh giá được tư duy diễn giải phù hợp với giáo viên”, Tâm nói.

Năm nay, Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi tại 3 điểm thi, gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Quy Nhơn.

Trong đó, Hà Nội có 281 phòng thi (11.125 thí sinh), Đà Nẵng có 5 phòng thi (243 thí sinh), Quy Nhơn có 5 phòng thi (169 thí sinh).

Cấu trúc các bài thi đánh giá năng lực, về nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT mà học sinh đã quen thuộc; thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.

Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội- Ảnh 6.
Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội- Ảnh 7.

Kỳ thi diễn ra duy nhất 1 ngày với 5 ca thi trải dài từ 7h15 đến 17h15, tám môn thi gồm toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh, lịch sử, địa lý. Trong ảnh: thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Bài thi trên giấy thể hiện một phần tính cách của thí sinh

TS Trần Bá Trình – trưởng phòng đào tạo Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thành viên ban chỉ đạo kỳ thi, cho biết từ ngày 10-5 phụ huynh và thí sinh đã đến trường tìm hiểu về điểm thi, phòng thi, tìm chỗ trọ cho con. Nhà trường đã bố trí một số phòng trong ký túc xá dành cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, gặp khó khăn trong việc tìm phòng trọ.

Theo ông Trình, thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội đến từ khắp cả nước, từ Lào Cai, Yên Bái đến Kiên Giang, Cà Mau… Trong đó điểm thi Trường đại học Quy Nhơn thu hút thí sinh 10 tỉnh lân cận tham dự.

Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội- Ảnh 8.
Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội- Ảnh 9.
Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội- Ảnh 10.

Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi – Ảnh: NGUYÊN BẢO

“Mỗi kỳ thi có một mục tiêu đánh giá và mục đích sử dụng kết quả đánh giá khác nhau, việc viết trên giấy không chỉ vì có phần thi tự luận mà còn thể hiện nét chữ, vẽ hình, vẽ đồ thị, bảng biểu… thể hiện một phần nét tính cách, sự cẩn thận của các thí sinh.

Vì sau này các em là giáo viên nên nhà trường vẫn rất muốn luyện cho các em cách dùng bút, dùng phấn viết ra tư duy, lập luận của chính mình. Nếu không có thay đổi đặc biệt thì trường vẫn duy trì hình thức thi viết này”, ông Trình nói.

Phụ huynh, thí sinh chờ đến ca thi tiếp theo - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Phụ huynh, thí sinh chờ đến ca thi tiếp theo – Ảnh: NGUYÊN BẢO

9 trường đại học công nhận kết quả bài thi Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Tổng số thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội là 11.537 thí sinh, trong đó môn ngữ văn có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với 7.531 thí sinh, tiếp đến là toán 6.617 thí sinh, tiếng Anh 5.131 thí sinh, lịch sử 2.830 thí sinh.

Môn vật lý có 1.972 thí sinh đăng ký dự thi, hóa học 1.898 thí sinh, địa lý 931 thí sinh, sinh học 380 thí sinh.

So với năm 2023, số lượng thí sinh tăng gần gấp 2,5 lần.

Kết quả bài thi được 9 trường đại học công nhận bao gồm: Trường đại học Sư phạm Hà Nội; Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường đại học Sư phạm TP.HCM; Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế; Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng; Trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Trường đại học Vinh; Trường đại học Quy Nhơn; Trường đại học Y Dược Thái Bình.

Thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học theo yêu cầu của mỗi trường đại học.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hon-11-000-thi-sinh-thi-danh-gia-nang-luc-truong-dai-hoc-su-pham-ha-noi-20240511092126189.htm

Cùng chủ đề

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không

Lớn lên trên mảnh đất Pác Nặm (Bắc Kạn), cô Long Thị Duyên phần nào thấu hiểu những khó khăn người đồng bào nơi đây đã và đang trải qua. Cuộc sống vùng cao thiếu thốn nên các bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian trên nương rẫy hơn việc chăm sóc con cái, "đám trẻ cứ thế lớn lên như cây cỏ". Tuổi thơ của cô cũng không ngoại lệ, bố mẹ đi làm xa, phải...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

TP. Bắc Ninh đề xuất thí điểm cho học sinh nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS

Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) vừa đề xuất lãnh đạo UBND TP cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ Bảy ở các Trường THCS Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố loại thuốc ‘uống vào bằng chạy bộ 10 cây số’

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch vừa công bố một loại thuốc có thể thay thế việc chạy bộ 10km ở tốc độ cao. Theo báo Guardian, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã giới thiệu loại thuốc tên LaKe, có...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. Tại sao tập thể dục vừa phải có thể giúp...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về bữa ăn bán trú của học sinh không đủ no?

(NLĐO)- Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Mới nhất

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán),...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình...

Mới nhất