Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh Trung Quốc dậy từ 4h để ôn thi đại học

Học sinh Trung Quốc dậy từ 4h để ôn thi đại học


Để ôn luyện cho kỳ thi đại học, nhiều học sinh luôn dậy sớm và đi ngủ sau nửa đêm, trong suốt bốn năm trung học.

Hàng triệu học sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi đại học nổi tiếng khắc nghiệt (cao khảo) bắt đầu từ 7/6. Bộ Giáo dục nước này cho biết gần 13 triệu thí sinh đã đăng ký tham dự, đông nhất kể từ khi kỳ thi được tổ chức năm 1952 tới nay.

“Em dậy lúc 4h hàng ngày, trừ các chủ nhật, để học trong suốt bốn năm qua”, AFP dẫn lời Jesse Rao, học sinh trung học 17 tuổi ở thành phố Thâm Quyến.

“Em đã làm mọi thứ có thể nhưng vẫn cảm thấy hơi lo lắng”, Rao nói.

Yang Min, 19 tuổi, học sinh ở thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây cũng có cảm xúc xáo trộn. Min hy vọng kỳ thi có thể đưa em từ một thành phố nhỏ đến Bắc Kinh để theo đuổi Đại học Ngoại giao Trung Quốc, giúp hiện thực hóa ước mơ trở thành một nhà ngoại giao.

Em cho hay luôn thức dậy trước 6h và đi ngủ sau nửa đêm để chuẩn bị cho “bài kiểm tra lớn nhất” trong đời.





Học sinh đến điểm thi tại trường Trung học số 4 Bắc Kinh sáng 7/6. Ảnh: China Daily

Học sinh đến điểm thi tại trường Trung học số 4 Bắc Kinh sáng 7/6. Ảnh: China Daily

Sáng nay tại Bắc Kinh, các phụ huynh tập trung quanh khu vực thi với tâm trạng bồn chồn. Zhang Jing, một phụ huynh ngoài 40 tuổi, so sánh mình với Bai Suzhen, một nhân vật trong truyện dân gian Trung Quốc, bị nhốt trong tháp cho đến khi con trai bà vượt qua bài kiểm tra quan trọng.

“Con trai tôi khá thoải mái. Tôi nghĩ mình lo hơn nó. Tôi đã đồng hành cùng con và hướng dẫn nó học từ lớp 1 đến đầu năm cấp ba. Sau kỳ thi này, tôi sẽ hoàn toàn thư giãn”, Jing, nói.

Nhiều phụ huynh Trung Quốc không ngại bỏ ra hàng trăm đôla mỗi tháng cho con đến các trung tâm luyện thi hoặc thuê gia sư cùng con học bài đến đêm khuya. Các thí sinh năm nay đã phải học trực tuyến phần lớn thời gian do đại dịch Covid-19.

“Em đã phải vật lộn để học trực tuyến vào năm ngoái. Giáo viên đã tổ chức các lớp học thêm vào buổi tối và cuối tuần, giúp chúng em bắt kịp bài”, Katherina Wang, học sinh trung học ở Thượng Hải, nói, cho biết từng trải qua hai lần phong tỏa trong hai năm qua.





Phụ huynh đứng đợi con tại điểm thi ở trường Trung học số 80 Bắc Kinh sáng 7/6. Ảnh: China Daily

Phụ huynh đợi con tại điểm thi trường Trung học số 80 Bắc Kinh, sáng 7/6. Ảnh: China Daily

Kết quả cao khảo được cho là quyết định con đường học vấn và sự nghiệp tương lai của học sinh Trung Quốc. Thí sinh phải hoàn thành 4 bài thi, gồm tiếng Trung, Ngoại ngữ, Toán và một bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị).

Điểm tối đa của kỳ thi là 750. Với hơn 2.700 trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc, điểm số sẽ quyết định thí sinh được vào trường nào. Thông thường, để giành suất vào các trường hàng đầu, thí sinh cần đạt hơn 600 điểm. Tuy nhiên, số giành được mức điểm ấy không nhiều. Năm ngoái, chỉ 3% thí sinh ở Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, đạt trên 600 điểm.

Nhiều thí sinh không đạt được kết quả mong muốn sẽ tìm cơ hội vào năm sau. Năm 2021, 17% học sinh Trung Quốc đăng ký thi lại.

“Em sẽ tiếp tục thi nếu năm nay chưa đỗ”, Benjamin Zhu, học sinh trung học ở Quảng Châu, nói.

Bình Minh (Theo AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc (Cao khảo) được mệnh danh là một trong những cuộc thi khốc liệt nhất thế giới. Để đạt điểm vừa đủ đỗ vào đại học đã là điều khó khăn, hiếm thí sinh nào mơ đến việc đạt điểm tuyệt đối tại kỳ thi này.Thế nhưng Hà Bích Ngọc (SN 1985) lại làm được điều đó. Cô gây chấn động truyền thông vì xuất sắc đạt điểm tuyệt đối...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Cuộc sống sau 15 năm của thủ khoa đại học từng bị các trường từ chối

Hà Xuyên Dương sinh năm 1991 ở Vũ Sơn, Trùng Khánh (Trung Quốc). Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Từ nhỏ, Xuyên Dương được bố mẹ rèn cho thói quen đọc sách. Ở tuổi lên 3, cậu bé bắt đầu làm quen với Tứ đại danh tác và sách thiếu nhi. Dưới sự dạy dỗ của gia đình, 5 tuổi Xuyên Dương biết đọc sách.  Những năm tháng học cấp 1 và cấp 2, thành tích...

Xu hướng mới ở Trung Quốc?

Nhiều gia đình Trung Quốc nhìn nhận Thái Lan là nơi để con cái có thể hưởng nền giáo dục chất lượng tại các trường quốc tế với chương trình học nhẹ nhàng hơn.

Vừa tốt nghiệp nam sinh được học thẳng tiến sĩ, thời sinh viên lập công ty riêng

22 tuổi được tuyển thẳng học tiến sĩ Năm 2019, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Lương Lập Danh đỗ Viện Khoa học và Kỹ thuật Máy tính của Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc). Năm 2023, tốt nghiệp đại học ở tuổi 22, nam sinh được Viện Khoa học Máy tính thuộc Đại học Bắc Kinh tuyển thẳng học tiến sĩ. Từ nhỏ, Lập Danh được bố dạy muốn thành công phải nỗ lực. Cuối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Nơi yêu thương được bồi đắp

Trường học hạnh phúc là một dự án của UNESCO khởi động từ năm 2014 và nhiều năm qua đã được triển khai rộng rãi ở tất cả các trường học trên cả nước. ...

Người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế

Sau gần 6 năm học ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Ko Dong Hyun đã tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại đây. ...

Đạo đức người thầy 4.0

Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và giáo dục.

‘Giàn giáo’ hay ‘dàn giáo’, từ nào mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Giàn giáo - dàn giáo là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, phương tiện cho người thợ thi công các công trình trên cao.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại...

Ngại cho con đi học mầm non vì sợ… dễ bệnh ?

Nhiều phụ huynh nghĩ nên để trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc rồi 4 - 5 tuổi cho cứng cáp mới cho trẻ đi học mẫu giáo để đỡ bị bệnh hơn. Các bác sĩ, người làm giáo dục khuyên...

Mới nhất

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham...

10 cách mặc áo blazer đẹp như các mỹ nhân Việt

Những công thức diện blazer của mỹ nhân Việt không chỉ trẻ trung mà còn thanh lịch. ...

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024 quay đầu giảm nhẹ tại miền Nam từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua...

Mới nhất