Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao...

Hiệp định Geneva – Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam

Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam – Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam” (21/7/1954-21/7/2024) sẽ diễn ra từ ngày 15/7-5/9 tại Hà Nội.

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ở Geneve tháng 7/1954. (Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga)

Hội nghị Geneva là hội nghị quốc tế đa phương lớn hội tụ sự tham dự của các cường quốc trên thế giới. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc ký kết Hiệp định Geneva đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, mở ra cục diện chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm thực hiện trọn vẹn mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Qua đó, không chỉ khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và yêu chuộng hòa bình, mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc hòa hiếu có bề dày hàng nghìn năm văn hiến với ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam – Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam” (21/7/1954-21/7/2024).

Triển lãm giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhằm giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva 1954. Triển lãm gồm 3 phần:

Phần I: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva

Trong giai đoạn 1945-1954, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta đã lập nên nhiều chiến công trên các chiến trường trong cả nước. Trong cuộc đấu tranh ngoại giao cũng ghi nhận nhiều thành tựu với các bản hiệp định: Hiệp định sơ bộ năm 1946 và Hiệp định Geneva năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tại 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Từ trái qua phải: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản)

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, Đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput tại Lễ ký Hiệp định sơ bộ tại số 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội ngày 6/3/1946, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương “Hòa để tiến”; Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953; Cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries tại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954…

Với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam bước vào đàm phán tại Hội nghị Geneva với vị thế “người chiến thắng”.

Phần 2: Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva

Hội nghị Geneva được khai mạc ngày 8/5/1954 tại Geneva (Thụy Sỹ) và bắt đầu giải quyết các vấn đề ở Đông Dương.

Mở đầu hội nghị: Các bên tham gia bao gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, và Trung Quốc. Thảo luận về tình hình Đông Dương và thiết lập cơ chế đối thoại. Tại đó, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu rõ lập trường vì độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Thảo luận và đàm phán chính thức: Đàm phán về việc ngừng bắn và phân giới tạm thời; Pháp đồng ý rút quân và phân giới tại vĩ tuyến 17; Thỏa thuận về tổng tuyển cử tự do trong vòng 2 năm nhằm thống nhất đất nước.

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Geneva về Đông Dương chụp ảnh chung tại Trụ sở phái đoàn ở Villa Cadre. (Ảnh Tư liệu )

Ký kết Hiệp định Geneva: Các bên chính thức ký các văn bản Hiệp định; Quy định cụ thể về ngừng bắn, trao trả tù binh và quản lý các khu vực 2 bên giới tuyến tạm thời.

Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về hòa bình ở Đông Dương kết thúc với 3 Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; một bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị; hai bản tuyên bố riêng của Đoàn Mỹ và Pháp và công hàm trao đổi giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Pháp.

Lần đầu tiên, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được các nước công nhận và cam kết tôn trọng.

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các nhà báo trong khuôn viên trụ sở làm việc của đoàn. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh )

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Lá cờ đỏ sao vàng treo tại Trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva (Thụy Sỹ) năm 1954; Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 8/5/1954; Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneva; Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva, Thụy Sỹ để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam ngày 19/7/1954; Toàn cảnh phiên họp của Hội nghị Geneva ngày 20/7/1954; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 21/7/1954; Đại diện chính phủ Pháp Thiếu tướng Henri Denteil ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam năm 1954.

Phần 3: Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước

Sau ngày chiến thắng 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế.

Hiệp định Geneva - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn từ ngày 15 – 21/11/1976. (Ảnh tư liệu)

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn từ ngày 15-21/11/1976; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đề ra đường lối Đổi mới đất nước; Việt Nam gia nhập các tổ chức: Liên hợp quốc năm 1977, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007; Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021.

Triển lãm mở cửa từ ngày 15/7/2024 đến ngày 5/9/2024. Triển lãm giúp công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ.

window.fbAsyncInit = function() {
FB.init({
appId : ‘277749645924281’,
xfbml : true,
version : ‘v18.0’
});
FB.AppEvents.logPageView();
};

(function(d, s, id){
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) {return;}
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “https://connect.facebook.net/en_US/sdk.js”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));



Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-dinh-geneva-moc-son-lich-su-cua-nen-ngoai-giao-cach-mang-viet-nam-278668.html

Cùng chủ đề

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định Geneva là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc buộc thực dân Pháp và các bên có liên...

Thắng lợi của chính nghĩa và truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam

Cho đến nay, sau tròn 70 năm, những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán, thương lượng đi đến ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (hàng ngồi thứ hai từ trái sang) thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân...

Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao nền ngoại giao Việt Nam

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Việc Hiệp định Geneva được ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như nền...

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả, dù góc nhìn khác nhau, nhưng cùng gặp nhau trong luận điểm, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.

Vận dụng sáng tạo bài học Hiệp định Geneva cho ngoại giao “cây tre Việt Nam”

  Ngày 19.7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21.7.1954 - 21.7.2024). GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.

Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Với 5 bước đơn giản, bạn có thể tạo ngay một website cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều. Cùng khám phá cách xây dựng trang web nhé!

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Giá vàng ngừng “thoái lui”, nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 "xoay mình" bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce. Chuyên gia nhận định: "Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư muốn mua tích trữ hay đầu tư cũng khá tốt".

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có nhân sự làm việc cho TikTok tại Mỹ

Thống kê cho thấy trong năm 2023, khoảng 20% số nhân viên của TikTok Mỹ được ByteDance tuyển dụng theo diện thị thực lao động (H-1B) là người Việt Nam. ByteDance đã tuyển dụng tổng cộng 1.089 nhân viên người nước ngoài và xin cấp thị thực lao động (visa H-1B) cho những nhân viên này vào Mỹ làm việc cho TikTok, tính đến hết tháng 9/2023. Trong số này, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có lao động...

Bitcoin phá mốc 90.000 USD

Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD vào tối 13/11. Một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Bitcoin liên tiếp lập những kỷ lục mới. Tối 13/11, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tăng 2,8% và phá mốc 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định đà tăng của nó là do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các...

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc thi Miss Universe 2024

Tối 13/11, trang chủ Miss Universe Vietnam công bố "Ngọc Điệp Kỳ Nam" là bộ trang phục dân tộc chính thức của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024. Thiết kế là tác phẩm của NTK Đặng Trần Trí, với sự cố vấn từ NTK Nguyễn Minh Công.Kỳ Duyên cũng vừa cán mốc 1,8 triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram. Sau vài ngày chinh chiến tại cuộc thi, cô đã tăng hơn 100 nghìn người theo dõi. Con số...

Mới nhất

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu...

Ba tiêm kích thế hệ năm đồng loạt xuất hiện ở Trung Quốc

TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt xuất hiện trong hoạt động bay biểu diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2024. TPO - Ba máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-35A, J-20 cùng với Su-57 lần lượt...

Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ

Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam. Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh nên suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’. Ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh...

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Tổng thống đắc cử Trump gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp nhau tại Nhà Trắng theo lời mời của ông Biden. Ông Trump lần đầu tới Nhà Trắng sau khi đắc cử tổng thống Mỹ Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gặp tại Nhà Trắng...

Mới nhất