Trang chủNewsThời sựHệ thống phòng thủ ven biển thời nhà Nguyễn

Hệ thống phòng thủ ven biển thời nhà Nguyễn


Từ thời vua Gia Long, ngoài các đội thuyền túc trực trên sông, vịnh, nhà Nguyễn đã xây dựng hệ thống phòng thủ cửa biển chống giặc ngoại xâm.

Sau khi thống nhất đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ngày nay) làm kinh đô. Chính quyền non trẻ thường xuyên bị phương Tây phái tàu thuyền tới dòm ngó.

Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ bờ biển của nhà Nguyễn còn thô sơ. Bán đảo Sơn Trà chỉ có một đài đốt lửa trên đỉnh núi để quan sát mặt biển và đốt lửa truyền tín hiệu khi có tàu thuyền nước ngoài chuẩn bị vào vịnh. Cửa biển Đà Nẵng có một đồn binh phòng nhỏ, nằm ở rìa tả ngạn sông Hàn.

Nhiều tài liệu chính sử triều Nguyễn ghi lại, vua Gia Long nhận định nguy cơ bị xâm lược từ các nước phương Tây nên đã yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài chỉ được vào giao thương tại vịnh Đà Nẵng, đồng thời xây hệ thống đồn lũy phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng thủy binh ở cửa biển.





Trấn Hải Thành được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Võ Thạnh

Trấn Hải Thành được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Võ Thạnh

Xác định cửa biển Thuận An, cửa ngõ ra Biển Đông của kinh đô Huế là nơi trọng yếu, năm 1813 vua Gia Long sai quan đại thần Nguyễn Đức Xuyên trông coi xây dựng đài Trấn Hải tại đây. Đài xây xong bị mưa bão làm sạt lở, nhà Nguyễn phải cho đóng cừ, xây kè đá và trồng hàng nghìn cây dừa trên cồn cát xung quanh.

Cùng thời điểm trên, vua cho xây đài Điện Hải sát biển ở tả ngạn cửa sông Hàn. Đài đắp bằng đất, phía ngoài có hào nước bao quanh. Trên hào từ bờ sông vào có cầu gỗ, thiết kế theo dạng cầu rút ván. Phía trong đài là doanh trại. Phía nam đài có cột cờ. Tàu thuyền từ biển vào cửa sông Hàn (rộng khoảng 200 m) đều có thể nhìn thấy pháo đài và cột cờ.

Do đài Điện Hải đắp bằng đất, thường xuyên bị sóng biển xâm thực, triều đình sai Đô thống chế Tống Phước Lương huy động 500 người dân Quảng Nam sửa chữa, đồng thời cho xây dựng bảo An Hải bên bờ hữu ngạn cửa sông Hàn.

Đài Trấn Hải, đài Điện Hải và bảo An Hải là ba công trình quân sự đầu tiên triều Nguyễn cho xây dựng nhằm phòng giữ cửa biển Huế và Đà Nẵng. Ngay khi các công trình hoàn thành, vua Gia Long đi đường bộ đến cửa Thuận An (Huế), rồi đi đường thủy vào Đà Nẵng kiểm tra.

“Việc đích thân tổ chức một chuyến tuần du dài ngày từ Huế về đài Trấn Hải rồi đài Điện Hải cho thấy sự quan tâm lớn của vua Gia Long về phòng giữ những vị trí bờ biển trọng yếu, phản ánh tầm quan trọng của đài Điện Hải với việc bảo vệ bờ biển Đà Nẵng và cả vấn đề quốc phòng, an ninh của đất nước vào đầu thời nhà Nguyễn”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, nói.

Xây dựng Hải Vân quan, củng cố hệ thống phòng ngự ven biển

Với tầm nhìn chiến lược về biển đảo, vua Minh Mạng quan tâm hơn việc bố phòng cửa biển ở Huế và Đà Nẵng. Năm 1822, vua cho dời đài Điện Hải vào bên trong sông Hàn. Ngoài việc chọn gò đất cao rộng, đo đạc kỹ lưỡng, nhà Nguyễn đã dùng gạch, các loại đá thềm, đá lát xây đài, thay vì dùng đất đắp như xưa. Bên trong có kỳ đài, nhà quân trú, kho thuốc đạn. Điện Hải trở thành cứ điểm quân sự quan trọng hàng đầu trong hệ thống phòng thủ cửa biển Đà Nẵng.

Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây Hải Vân quan trên đỉnh đèo Hải Vân, nằm giữa kinh đô Huế và Đà Nẵng. Vua giao quân lính dùng kính viễn vọng quan sát tàu thuyền ra vào cửa biển Đà Nẵng, nếu thấy tàu lạ thì bắn pháo hiệu để lực lượng tuần du ở cửa sông Hàn, bán đảo Sơn Trà kiểm tra. Trên bán đảo Sơn Trà, vua cho xây dựng nhiều công trình, tạo thành hệ thống phòng thủ liên hoàn, kết nối chặt chẽ với Điện Hải và An Hải.





Thành Điện Hải được xây dựng thời vua Minh Mạng, còn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đông

Thành Điện Hải được xây dựng thời vua Minh Mạng, còn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Đông

Tháng 5/1830, nhà vua phái 2 quản vệ, 16 suất đội, 800 biền binh sửa đài Trấn Hải. Sách Đại Nam Thực lục ghi chép, vua Minh Mạng dụ Bộ Công rằng sửa đài bằng vật liệu chắc chắn, bền vững, “nếu mờ ám lương tâm làm qua loa xong việc, hoặc bớt xén giả dối để đến nỗi trong hạn ba năm, thành quách gạch đá sụp đổ gãy nát hay là phình ra khuyết vào thì tất phải giao Bộ Hình xử rất nghiêm”.

Đánh giá đài Trấn Hải có vị trí quan trọng, trấn ngữ ở bờ biển khác hẳn với các pháo đài khác, năm 1834 vua Minh Mạng đặc cách cho gọi là thành. Thành được thiết kế hình tròn, chu vi 284,8 m, cao 6 m, trên thành có 99 ụ súng đại bác. Có hai cửa vòm, trong đó cửa chính nhìn về hướng nam và cửa phụ ở mặt sau thành như lối thoát hiểm. Xung quanh thành có hào rộng 4 m, sâu 2,4 m.

Cùng năm 1834, vua Minh Mạng quyết định nâng cấp đài Điện Hải lên thành. Thành có ba cửa đông, nam và tây, chu vi 589 m, thành trong cao 5,08 m, thành ngoài 2,96 m. Hào rộng 19,08 m, sâu 2,96 m. Diện tích toàn bộ thành Điện Hải tính theo vòng thành ngoài là 18.340 m2. Tại bốn góc thành có bốn pháo đài lồi, mỗi pháo đài bố trí 7 khẩu súng thần công. Việc bố trí hỏa lực tại các góc lồi này sẽ thay đổi tùy theo thực tế hướng tấn công của đối phương.

Năm 1840, triều đình cho xây pháo đài Phòng Hải trên bán đảo Sơn Trà, có nhiệm vụ phòng thủ và kiểm soát tàu thuyền ra vào mạn phía đông cửa vịnh Đà Nẵng. Các điểm phòng thủ tại cửa biển Đà Nẵng tiêu biểu gồm tấn Đà Nẵng, tấn Cu Đê, thành Điện Hải, thành An Hải (chế ngự lối vào cửa sông Hàn), đài phong hỏa, pháo đài Định Hải, pháo đào Phòng Hải, 7 bảo Trấn Dương và tuyến phòng thủ Hải Vân.

“Nhìn tổng thể, ở đây có cả hệ thống phòng thủ liên hoàn, có tính chất đối xứng, đối ứng, liên kết giữa các điểm. Mỗi vị trí đều có những chức năng riêng và cũng có tính tương trợ, thông tin khi cần”, ông Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa, đánh giá.





Di tích Hải Vân quan đang được phục dựng. Ảnh: Nguyễn Đông

Di tích Hải Vân quan đang được phục dựng. Ảnh: Nguyễn Đông

Sau hai lần tàu hải quân Pháp gây hấn ở Đà Nẵng (1847 và 1856), triều đình nhà Nguyễn đã đặt 20 cỗ xe súng đại bác ở đồn Trấn Dương, nằm phía trên pháo đài Phòng Hải; đắp lũy cát rồi trồng cây gai che lấp từ thành An Hải đến chân núi Sơn Trà và từ thành Điện Hải đến cảng Thanh Khê.

4.000 cân thuốc súng cũng được chuyển từ kinh thành Huế vào giao cho các đồn phòng thủ. Còn thành Trấn Hải được vua Tự Đức xây dựng thêm hành cung và đặt thêm các ụ súng. Hệ thống đồn lũy cũng được thiết lập từ cửa Thuận An, phá Tam Giang đến sông Hương.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, cho rằng ngay từ ban đầu, các vua triều Nguyễn đã nhìn nhận được mối đe dọa từ phương Tây nên đã xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển. Ở kinh đô Huế, triều Nguyễn xây dựng được lực lượng thủy binh mang tên Kinh kỳ Thủy sư. Tại cửa biển Thuận An, triều đình xây đài Trấn Hải kiên cố và thiết lập hệ thống đồn lũy dày đặc trên sông Hương, cửa ngõ chính tàu thuyền vào kinh thành Huế.

Triều Nguyễn đã cố gắng xây dựng hệ thống phòng thủ, nhưng không thể đương đầu với liên quân Pháp – Tây Ban Nha. Ngày 1/9/1858, liên quân nổ súng tấn công Đà Nẵng, sau 3 đợt công kích đã phá thủng hệ thống phòng thủ ven biển, chiếm được các đồn và thành Điện Hải.

25 năm sau, vào năm 1883, quân Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An, thành Trấn Hải thất thủ, các quan trấn giữ thành là Lê Sĩ và Lê Chuẩn tử trận, quan Lâm Hoành và Trần Thúc Nhẫn nhảy xuống sông tự vẫn. Triều đình buộc phải ký hòa ước Quý Mùi (hòa ước Harmand, 1883), chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.

Dấu tích rõ nét nhất còn lại đến ngày nay của hệ thống phòng thủ ven biển triều Nguyễn là thành Điện Hải và Trấn Hải, các thành, đồn khác không còn. Sau năm 1975, thành Trấn Hải trở thành đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, đến năm 1997 được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Thành Điện Hải được Thủ tướng công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Nguyễn Đông – Võ Thạnh

Bài tiếp: Cuộc chiến bảo vệ Đà Nẵng 165 năm trước




Source link

Cùng chủ đề

Tái hiện Đắk Nông xưa và nay qua gần 268 hình ảnh, hiện vật

Ngày 22/3, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tổ chức khai mạc triển lãm “Lịch sử hình thành, các thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đắk Nông trong 20 năm”. Triển lãm trưng bày gần 268 hình ảnh, tài liệu, bản đồ, phiên bản mộc nhằm tái hiện về tỉnh Đắk Nông xưa và nay. Đây là dịp giúp nhân dân...

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Chi hội An Giang 2 tổ chức họp mặt kỷ niệm 71 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

(NADS) - Ngày 17/03/2024, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh An Giang 2 đã tổ chức họp mặt kỷ niệm “71 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam". Trong buổi họp mặt các nghệ sĩ đã cùng ôn lại truyền thống của nhiếp ảnh Việt Nam. ...

Lịch sử luôn là đề tài hấp dẫn công chúng

Không phải là vậy. Đề tài nào cũng hấp dẫn công chúng, nếu bộ phim làm đâu ra đó, có tấm, có miếng, chứ không phải là những thước phim “minh họa” cho lịch sử”, nhà thơ Lê...

‘Tiếng nói tuổi trẻ – Hành động của Đoàn’: Chia sẻ lịch sử, truyền cảm hứng theo cách của người trẻ

Trả lời câu hỏi này, Bí thư Trung ương Đoàn, anh Nguyễn Tường Lâm cho hay nâng cao năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cho đoàn viên, thanh thiếu niên là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy, năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành "Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn vương vị bánh, đậm tình quê hương. Trong chương trình, ông giới thiệu tác phẩm mới nhất - Dư vị...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Người dân hoang mang vì nhiều tuyến đường “bỗng dưng” bị cấm

Thời gian gần đây, xung quanh khu vực Quảng trường Lam Sơn (thuộc phường...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 nhấn mạnh, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng xây dựng...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Hàng trăm thùng bia văng xuống đường, CSGT cùng người dân thu dọn giúp tài xế

Tối 23/3, lãnh đạo Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, vào khoảng 16h10 cùng ngày, tại đường dẫn vành đai 3 trên cao giao với Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn.  Khi đó, ô tô đầu kéo mang BKS 29LD-314.XX kéo theo container chở bia do anh H.V.B. (SN 1987, ở Con Cuông, Nghệ An) điều khiển, đến khúc cua...

Thủ tướng Chính phủ đề nghị hoàn thành dự án cầu Rạch Miễu 2 vào dịp lễ 2.9.2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương bố trí nguồn vốn cho dự án quan trọng này, trong đó nghiên cứu dùng nguồn dự phòng của năm 2024.Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh ý...

Mới nhất

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024....

Mới nhất