Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHà Nội tăng cao các ca tay chân miệng, những ai dễ...

Hà Nội tăng cao các ca tay chân miệng, những ai dễ mắc bệnh?


Gia tăng các ca tay chân miệng

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 29/3 đến 5/4), tại Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước đó.

Bệnh nhân phân bố rải rác tại 26 quận, huyện; trong đó, một số đơn vị có nhiều bệnh nhân là Bắc Từ Liêm (10 ca), Mê Linh, Nam Từ Liêm (mỗi nơi có 9 ca), Hà Đông, Hoàng Mai (mỗi nơi có 8 ca). Trong tuần có thêm một ổ dịch tay chân miệng tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, với 2 ca bệnh.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 155 ca so với cùng kỳ năm 2023).

Hà Nội tăng cao các ca tay chân miệng, những trẻ nào là đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh, cần đặc biệt lưu ý? - Ảnh 1.

Hà Nội gia tăng các ca mắc tay chân miệng. Ảnh minh họa

Không chỉ tại Hà Nội, thời điểm này cả nước gia tăng số ca mắc tay chân miệng. Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 8.200 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng ở nước ta có xu hướng xảy ra vào mùa hè và đầu thu. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, phổ biến là do nhóm Coxackievirus và Enterovirus 71.

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy – Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ, lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Dấu hiệu điển hình của bệnh là loét miệng. Các vết loét thường ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, miệng, lưỡi khiến trẻ đau, khó nuốt, ăn uống kém, quấy khóc khi ăn.

Bên cạnh đó, ban phỏng nước nổi gồ trên da, sờ vào chắc, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Trẻ có thể sốt nhẹ và sốt cao, nếu trẻ sốt cao khó hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng

Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác nhưng cũng có một tỷ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp….

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Các bác sĩ cho biết, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tất cả những người chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm virus cũng không phải là hiếm.

Điều đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần nếu trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn.

Nguyên nhân là do trẻ em sau khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng, người bệnh ít nhiều có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể không nhiều, không bền vững nên không đủ để bảo vệ trẻ.

Bên cạnh đó, ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do nhiễm nhiều chủng khác nhau.

Các dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên Chi hội truyền nhiễm TP.HCM, trong quá trình theo dõi trẻ bị tay chân miệng, quan trọng nhất là bố mẹ làm sao phát hiện cho được dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng.

Theo đó, dấu hiệu quan trọng nhất và đầu tiên ở trẻ là giật mình. Gần như tất cả những em bé bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu trước đó là giật mình. Việc giật mình này xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, em bé bắt đầu nhắm mắt nằm ngửa ra ngủ thì bắt đầu nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình.

Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng, cha mẹ phải cho trẻ đến viện ngay.

Ngoài ra, có 1 số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, mạch nhanh, da nổi bông tím hoặc trẻ yếu tay, yếu chân. Đó là dấu hiệu trẻ trở nặng, phụ huynh phải cho con đến viện ngay.

Cũng theo BS Khanh, dấu hiệu quan trọng thứ ba là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ), bố mẹ nên đưa con đi khám, tránh biến chứng.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

TS.BS Đặng Thị Thúy cho biết, đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ chỉ có loét miệng và mọc ban da trẻ có thể được điều trị và theo dõi trẻ tại nhà. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Vệ sinh răng miệng và thân thể hàng ngày tránh bội nhiễm.

Hà Nội tăng cao các ca tay chân miệng, những trẻ nào là đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh, cần đặc biệt lưu ý? - Ảnh 2.

Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt… để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày;

Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp, cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Video đang được quan tâm: 

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm

Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảmTuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà trên địa bàn TP.Hà Nội đều giảm so với tuần trước đó. Nhiều dịch bệnh có xu hướng giảm Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến...

Phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong trường học

Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm tiếp tục có dấu hiệu lây lan phức tạp, đặc biệt là dịch sởi và các bệnh dịch lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Một số dịch bệnh dù có vaccine phòng ngừa nhưng cũng dễ bùng phát nếu nhà trường, phụ huynh không cảnh giác. Đảm bảo vệ sinh trường, lớp Các trường mầm non đang rất tích cực trong công tác vệ sinh, phòng chống...

Nỗi lo dịch tay chân miệng bùng phát năm học mới

CDC Hà Nội cảnh báo, số ca mắc tay chân miệng hiện tăng cao hơn so với cùng kỳ và sẽ còn tăng hơn khi các trường mầm non, tiểu học đón trẻ quay lại trường khai giảng năm học mới. Theo CDC Hà Nội, tuần qua đã ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 11 ca so...

Dịch sởi và ho gà tăng 8 – 25 lần

Học sinh các cấp đang quay trở lại trường học, do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Sở GD-ĐT và trường học trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên...

TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, bệnh tay chân miệng giảm nhẹ

Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 31% so với trung bình 4 tuần trước đó. Bệnh do virus Dengue gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Ngày 23-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tuần qua, TPHCM ghi nhận 404 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (giảm 2% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca tay chân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có gì trong thực đơn mỗi ngày của gia đình sống thọ nhất hành tinh?

Năm 2012, gia đình chị em nhà Melis sống ở vùng Sardinia (Ý) đã được Ủy ban Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận là gia đình sống lâu nhất thế giới với tổng số...

4 cung hoàng đạo nữ có tài nấu nướng tuyệt vời

Bảo Bình - Aquarius (20/01 - 18/02) Bảo Bình thường yêu thích nấu ăn. Bảo Bình có thể ở trong bếp cả ngày mà không biết chán. Bất kể là nấu ăn, làm bánh hay pha chế đồ uống,...

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bánh trung thu có thành phần chính là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen... đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ...

Tôi vô cùng hối hận

Ông Lưu có 3 người con, hai trai và một gái. Vì muốn gia đình có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hồi con trẻ ông đi làm bạt mạng để kiếm tiền. Sau này, kiếm được chút...

Bài đọc nhiều

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân vùng lũ phía Bắc

Thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đến sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Cùng chuyên mục

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Báo Kinh tế&Đô thị cùng đồng hành chuyển đến người dân vùng lũ tình cảm trân quý của một lưu học sinh

Chiều ngày 16/9/2024, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiếp nhận 75 triệu đồng của gia đình ông Phạm Xuân Khánh (bố của du học sinh Phạm Khánh Toàn) - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội hỗ trợ bà con ngoài bãi sông Hồng bị thiệt hại do bão số 3. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chương trình quyên góp kêu gọi ủng hộ bà con...

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Rau củ giàu tinh bột giúp ngăn đường huyết tăng vọt

Nhiều loại rau củ giàu tinh bột như sắn, chuối, củ cải, atisô và khoai mỡ chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ...Tuy nhiên, rau củ giàu tinh bột cũng chứa nhiều carbohydrate và calo hơn so với các loại rau không chứa tinh bột.Khi bạn bị đái tháo đường, cần lưu ý đến lượng đường - tùy thuộc vào chế độ ăn uống, sở thích và mục tiêu về lượng đường trong máu của mỗi...

Ăn hạnh nhân giúp cải thiện sức khỏe sinh lý

Hạnh nhân là gìHạnh nhân là một loại hạt có nguồn gốc từ quả của cây hạnh nhân có tên là Prunus Dulcis. Loại hạt này có thể ăn sống, rang hoặc chế biến thành dạng sữa, bơ hoặc bột.Hạnh nhân chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn hạnh nhân có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp kiểm soát lượng đường trong máu,...

Mới nhất

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã...

Mới nhất