Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCác con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?


Tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện với những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước rất đặc trưng ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, lưng. Các trường hợp biến chứng nặng thường do nhiễm loại EV71.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Ở mỗi giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày: Lúc này người bệnh chưa có dấu hiệu nào rõ rệt.

– Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38,5-39 độ C), đau họng, đau rát ở vùng niêm mạc miệng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, chảy nước bọt nhiều.

– Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh): Trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

+ Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước màu xám, hình bầu dục có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ vào thấy cộm, không đau, không ngứa.

+ Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

+ Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.

+ Dấu hiệu toàn thân: Trẻ có rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,…

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?- Ảnh 1.

Bệnh tay chân miệng có nhiều nốt phát ban dạng phỏng nước

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào? 

Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Người bệnh tay chân miệng có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại trong phân và nước bọt của người bệnh.

Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng bao gồm:

– Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

– Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bị bệnh.

 – Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.

– Hít phải các dịch tiết, tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?- Ảnh 2.

Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người

Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?

Thông thường, bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm kéo dài trong vòng vài tuần dù người bệnh đã khỏi. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh khi các dấu hiệu chưa điển hình và lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện nay các cách điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là cải thiện triệu chứng, chăm sóc trẻ tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp bé bị sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ, vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.

Về chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.

Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,…

Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.

Bố mẹ cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Quần áo và tã lót của trẻ bệnh nên đem ngâm với dung dịch sát khuẩn hoặc nước nóng trước khi giặt. Bên cạnh đó, bố mẹ cần giặt riêng quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác. Các vật dụng ăn uống, sinh hoạt của trẻ, như bình sữa, ly, chén, muỗng ăn, khăn mặt… nên được khử trùng và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?- Ảnh 3.

Cha mẹ nên điều trị sớm bệnh tay chân miệng cho trẻ

Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc

Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, phòng ngừa các biến chứng, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?- Ảnh 4.

Có gel Subạc, hết sởi, thủy đậu, zona; sạch tay chân miệng, làn da mịn màng

Bên cạnh đó, nếu muốn giúp con phòng ngừa và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm Subạc.

Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?- Ảnh 5.

Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn

Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh tay chân miệng và các con đường lây nhiễm. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa và điều trị cho con hiệu quả!

Tin tài trợ

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cac-con-duong-lay-nhiem-benh-tay-chan-mieng-la-gi-17224100411225296.htm

Cùng chủ đề

Tăng cao số ca bệnh được ghép giác mạc

Tin mới y tế ngày 16/10: Tăng cao số ca bệnh được ghép giác mạcTừ tháng 5 tới nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước. Số ca bệnh được ghép giác mạc tăng Tại Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thu...

Phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong trường học

Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm tiếp tục có dấu hiệu lây lan phức tạp, đặc biệt là dịch sởi và các bệnh dịch lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Một số dịch bệnh dù có vaccine phòng ngừa nhưng cũng dễ bùng phát nếu nhà trường, phụ huynh không cảnh giác. Đảm bảo vệ sinh trường, lớp Các trường mầm non đang rất tích cực trong công tác vệ sinh, phòng chống...

Nỗi lo dịch tay chân miệng bùng phát năm học mới

CDC Hà Nội cảnh báo, số ca mắc tay chân miệng hiện tăng cao hơn so với cùng kỳ và sẽ còn tăng hơn khi các trường mầm non, tiểu học đón trẻ quay lại trường khai giảng năm học mới. Theo CDC Hà Nội, tuần qua đã ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 11 ca so...

Dịch sởi và ho gà tăng 8 – 25 lần

Học sinh các cấp đang quay trở lại trường học, do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Sở GD-ĐT và trường học trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên...

TPHCM: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, bệnh tay chân miệng giảm nhẹ

Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 31% so với trung bình 4 tuần trước đó. Bệnh do virus Dengue gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Ngày 23-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, tuần qua, TPHCM ghi nhận 404 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (giảm 2% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca tay chân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Top 5 cung hoàng đạo chi tiêu thông minh, dễ tích lũy được nhiều tài sản

Ma Kết - Capricornus (22/12 - 19/01) Ma Kết là cung hoàng đạo rất thận trọng và chuyện tiền bạc cũng vậy. Họ đưa ra lựa chọn sau khi cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định bỏ ra...

Cô gái 27 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện u dây thanh quản từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Khoảng 2 tháng gần đây, nữ bệnh nhân nữ, 27 tuổi thường xuyên bị khàn tiếng, nói mệt, hụt hơi... nên đã đi khám và được chẩn đoán: Nang dây thanh. Bệnh nhân đã được tư vấn phẫu...

Ngày tôi đòi về quê, con trai cố giữ lại nhưng con dâu mỉm cười, ẩn ý nói một câu khiến tôi lạnh buốt...

Dốc hết tình thương và lương hưu cho con cái Tôi và chồng kết hôn được 30 năm, tích góp được một số tiền. Nhưng khi con trai...

Bán đầy ở Việt Nam, xanh hay chín cũng ăn được

Chuối là một trong những loại quả phổ biến nhất trên thế giới, không chỉ được yêu thích bởi hương vị ngon ngọt, tự nhiên mà còn vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Với sự...

Bổ sung vitamin và khoáng chất vào lúc nào là tốt nhất?

Dưới đây là thời điểm tốt nhất nên uống vitamin và khoáng chất : ...

Bài đọc nhiều

Bí quyết để chăm sóc sức khỏe toàn diện

Theo khảo sát về ưu tiên sức khỏe tại 11 nước trong khu vực...

Vụ 46 công nhân nhập viện sau liên hoan 20-10: Bộ Y tế đề nghị điều tra nguyên nhân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.Theo Cục An toàn thực phẩm, cục đã nhận được báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại...

Nam thanh niên bị lũ cuốn trôi và vùi lấp ở Cao Bằng được cứu sống ngoạn mục

Ngày 22/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về tình hình điều trị cho nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ lũ quét, sạt lở đất ở Cao Bằng hồi tháng 9 vừa qua.Theo...

Thuế thuốc lá ở Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất thế giới

Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá cho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm. Tỷ lệ hút thuốc ở...

Cùng chuyên mục

Vì sao Sở Y tế Quảng Nam hủy gói thầu thi công bệnh viện hàng chục tỉ?

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gửi UBND tỉnh này về việc hủy thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, hạng mục khu điều trị bệnh nhân 100 giường, khu bào chế dược liệu và các hạng mục phụ trợ khác.Bên mời thầu có hạn chế nhất định...

Đà Nẵng: Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập

DNVN - Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, tình trạng thiếu thuốc khám chữa bệnh từ quý II/2024 đến nay vẫn còn xảy ra cục bộ, tạm thời tại một số cơ sở y tế công lập; việc cung ứng thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm… vẫn...

Cô gái 27 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện u dây thanh quản từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Khoảng 2 tháng gần đây, nữ bệnh nhân nữ, 27 tuổi thường xuyên bị khàn tiếng, nói mệt, hụt hơi... nên đã đi khám và được chẩn đoán: Nang dây thanh. Bệnh nhân đã được tư vấn phẫu...

Thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung hằng ngày để tăng đề kháng

- Dâu tâyGiàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng, dâu tây không chỉ có vitamin C mà còn cung cấp một lượng mangan, vitamin B, sắt, kali, vitamin K và nhiều hơn thế nữa. - Đu đủGiàu vitamin C, vitamin A, vitamin E và vitamin K, đu đủ có lợi cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch và hơn thế nữa. Đây...

5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần nghỉ tập thể dục vì dễ dẫn đến đột quỵ

Cảm thấy đau nhứcBáo VnExpress dẫn nguồn trang Livestrong cho biết, một đánh giá năm 2017 đăng trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng (Mỹ) cho thấy, đau cơ khởi phát chậm (DOMS) hay còn gọi hiện tượng "sốt cơ", là tình trạng cơn đau nhẹ gặp phải sau buổi tập cường độ cao hoặc mới tập.Nếu cơn đau nhức tăng lên thì đó là một trong những dấu hiệu điển hình của việc cơ thể cần...

Mới nhất

Thêm nhiều cơ hội tạo đột phá xuất khẩu trái dừa tươi

Bật lên như một hiện tượng xuất khẩu, trái dừa tươi Việt Nam đang được nhiều thị trường tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc, Anh,… đã tạo nên điểm sáng xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Với lợi thế về chất lượng và là trái cây sạch tự nhiên, trái dừa tươi Việt Nam được kỳ vọng có...

Giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất, trong đó giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Sáng 23.10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày Tờ trình tóm tắt về...

Ông Trump được dự đoán thắng ở tất cả bang chiến trường

(Dân trí) - Dữ liệu do trang đặt cược công bố cho thấy ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có khả năng giành chiến thắng ở tất cả bang chiến trường và tái đắc cử. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tham gia sự kiện vận động tranh cử ở Greensboro, North Carolina...

Bán thuốc online: Quản lý ra sao?

Luật Dược sửa đổi chuẩn bị được bấm nút thông qua tại kỳ họp Quốc hội. Một trong những điểm mới của luật được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm là quy định về mua bán thuốc online.   Các nhà thuốc quảng cáo cách đặt mua thuốc online qua app, qua điện thoại - Ảnh: T.T.D. Làm sao để quản...

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

NDO - Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên);...

Mới nhất