Trang chủDestinationsĐắk LắkGiữ màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên

Giữ màu xanh cho đại ngàn Tây Nguyên


08:00, 12/04/2023

Rừng bao đời nay là nền tảng cho sự phát triển và là cái nôi tạo nên hồn cốt Tây Nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên rừng khu vực này đang suy giảm mạnh. Bởi vậy, giải pháp để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên đang được Trung ương cũng như các tỉnh trong khu vực rất quan tâm.

Rừng được ví là “lá phổi xanh” của Tây Nguyên. Nhiều năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, áp lực gia tăng dân cư và những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến tài nguyên rừng nơi đây bị xâm hại đến mức báo động.





Cán bộ kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka. Ảnh: Vạn Tiếp

Từ “thủ đô” thành “vùng trũng” lâm nghiệp

Tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là 2,57 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng toàn khu vực này đạt 45,94%.

Trong những năm qua, tình trạng suy giảm diện tích rừng Tây Nguyên đang diễn ra ở mức độ cao. Việc khai thác, chặt phá rừng diễn ra thường xuyên, gây hậu quả nghiêm trọng; vấn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm đất sản xuất tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp; công tác quản lý, lập hồ sơ theo dõi diễn biến rừng chưa được thực hiện nghiêm. Bên cạnh sự suy giảm về diện tích rừng, chất lượng rừng cũng đang bị suy giảm mạnh, nhất là rừng tự nhiên. Cụ thể, tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng trung bình, rừng giàu còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18,4%, tương ứng với diện tích hơn 0,4 triệu ha; còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm đến 81,6%, tương ứng với diện tích gần 1,8 triệu ha. Những khu rừng có chất lượng cao, trữ lượng lớn còn ít và chủ yếu tập trung ở rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.

Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức ngày 4/4 vừa qua, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phân tích cụ thể hơn: Sau giải phóng, Tây Nguyên được gọi là “thủ đô” của lâm nghiệp với 3,8 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ của toàn vùng là 70%. Việc khai thác gỗ tự nhiên với sản lượng khoảng 1 triệu m3/năm trong một thời gian dài cùng với các yếu tố tác động khác khiến diện tích rừng khu vực này giảm mạnh, Tây Nguyên trở thành “vùng trũng” lâm nghiệp. Khu vực này có khoảng 10% là diện tích rừng giàu, nhưng chỉ được phân bố ở các vườn quốc gia và rừng phòng hộ, còn lại là rừng nghèo và nghèo kiệt. Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên có hơn 466.000 ha rừng trồng, nhưng diện tích có thể cung cấp được sản lượng là không lớn, chỉ tập trung ở khu vực như M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) và An Khê (tỉnh Gia Lai). Độ che phủ rừng khu vực này theo báo cáo hiện nay là gần 46%, nhưng thực tế, rừng còn trữ lượng chỉ có hơn 32,4%, đây là con số rất thấp so với cả nước. “Từ năm 1976 đến 2005, mỗi năm Tây Nguyên để giảm khoảng 34.000 ha rừng tự nhiên. Từ năm 2006 về sau, đặc biệt là sau Chỉ thị 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư, tình trạng mất rừng có giảm, nhưng con số vẫn lớn. Ở đây, 78% mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng, còn lại do phá rừng bất hợp pháp, khai thác rừng trồng, cháy rừng và những nguyên nhân khác. Có những diện tích rừng bị mất nhưng không theo dõi, thống kê kịp thời”, ông Hà Công Tuấn cho biết.





Một khu vực đất lâm nghiệp tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk bị đốt phá để lấy đất canh tác. Ảnh: Minh Minh

Giữ rừng và phát triển lâm nghiệp còn nhiều khó khăn

Theo các chuyên gia, nhà quản lý thì chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng rừng và đất rừng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, trong quy hoạch thì tính đồng bộ, thống nhất giữa các ngành chưa cao, quy hoạch lâm nghiệp thường xuyên bị thay đổi do các quy hoạch khác. Việc quản lý đất lâm nghiệp có nơi chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng lấn, tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng; thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn, tiến độ chậm và chưa hiệu quả. Chính sách về giao đất giao rừng, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn; phân cấp trách nhiệm trong quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa được thực hiện triệt để.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Đắc Nhẫn, đất lâm nghiệp và rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau, rừng là tài nguyên, tài sản gắn liền với đất lâm nghiệp, nhưng được điều chỉnh bằng hai luật khác nhau (Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp). Trong pháp luật hiện hành về đất đai và lâm nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất, rừng. Những bất cập, chồng chéo ở những quy định về giao đất, giao rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng; chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; thu hồi rừng, thu hồi đất và trình tự chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, ngân sách nhà nước (từ nguồn chi đầu tư phát triển) trong thời gian qua không bố trí kinh phí để đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất, mà chủ yếu từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh. Về cơ chế chính sách, theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ có 30 triệu đồng/ha; mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 5 – 8 triệu đồng/ha. Chính sách hỗ trợ hiện nay là quá thấp, không đủ kinh phí để chi cho các hoạt động trồng rừng. Trong khi đó, theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 6/7/2005 của Bộ NN-PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng, thì định mức trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đảm bảo đạt hiệu quả từ 70 triệu đồng/ha trở lên và trồng rừng sản xuất hiệu quả từ 50 triệu đồng/ha trở lên. Mặt khác, điều kiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Trong khi thực tế đa số các hộ dân tham gia trồng rừng thuộc hộ nghèo, thu nhập thấp, không có chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đúng đối tượng được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ…





 

♦ Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Biêr Niê: Phát triển kinh tế – xã hội dựa trên bốn trụ cột

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 735.000 ha, có nhiều tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, đất đai để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững. Tiếp thu các quan điểm của Nghị quyết số 23-NQ/TW, tại dự thảo Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh xác định quan điểm là phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, toàn diện dựa trên bốn trụ cột tăng trưởng: phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; phát triển dịch vụ – logistics – du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.





 

Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương: Người dân cần được sử dụng các mô hình kinh tế dưới tán rừng

Để ổn định sinh kế cho người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thì trong quá trình sửa đổi cơ chế, chính sách, cần có những quy định cụ thể để người dân được sử dụng các mô hình kinh tế dưới tán rừng, kể cả ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Và trên cơ sở đó, người dân có thể tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Chúng ta nên sử dụng ngay đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để họ trực tiếp tham gia bảo vệ rừng và xem đó là nghề của họ.

Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên Trịnh Lê NguyênCần phát triển thị trường carbon rừng





 

Theo tính toán ban đầu, trữ lượng carbon rừng Việt Nam dao động bình quân từ khoảng 1 – 19 triệu tấn/ha cho tới hơn 150 triệu tấn/ha, trong đó rừng lá rộng thường xanh giàu vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ có trữ lượng carbon cao nhất (hơn 150 triệu tấn/ha). Việt Nam đã bước đầu tham gia thị trường carbon nên bắt buộc phải thông qua một số chương trình, dự án, thỏa thuận giảm phát thải. Tuy nhiên, vấn đề chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng vẫn thiếu những quy định cụ thể để có thể thúc đẩy các tiến trình đàm phán thương mại. Để khắc phục bất cập này nhằm phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng, trước tiên cần nhận diện những “khoảng trống” trong khuôn khổ pháp lý, từ đó có cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các thể chế, chính sách tương ứng, phù hợp.

Lê Minh – Minh Thông





Nguồn

Cùng chủ đề

Đầu tư, phát triển du lịch golf

Theo các chuyên gia, dòng khách lựa chọn sản phẩm du lịch golf đang tăng trưởng nhanh và có nhiều tiềm năng phát triển. Thừa Thiên Huế đang nỗ lực kêu gọi đầu tư, triển khai nhiều giải pháp thu hút dòng khách cao cấp này. ...

Hà Nội còn hơn 8.000 chỉ tiêu biên chế chưa được sử dụng, lớn nhất cả nước

TPO - Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đưa ra Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 trong sáng 14/8 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Năm học 2024-2025 là năm học quan trọng thực hiện đồng bộ và khép kín chương trình GDPT 2018, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị ngành GD&ĐT Hà Nội tiếp tục quan tâm một số nội dung như: Nâng cao hiệu...

Cơ hội hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu, tư vấn chính sách, tham gia đào tạo vùng Nam Bộ

Tham dự sự kiện có TS. Phan Chí Hiếu – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và các đồng chí lãnh đạo hai cơ quan. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Hành chính Quốc gia Phân hiệu TPHCM đều là cơ quan của...

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo còn hạn chế, bất cập

Ngày 12-8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh...

Ẩm thực Paris có gì đặc biệt khiến thực khách nhớ mãi không quên?

Bánh mì que Bánh mì que, hay còn gọi là "baguette", là một biểu tượng của ẩm thực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Bảo lưu nghề dệt thủ công truyền thống người Ê đê Buôn Ma Thuật

Đối với người dân Ê đê ở Buôn Ma Thuật, trang phục được coi là một trong những nét đặc trưng nhất của người dân nơi đây. Để tạo nên những trang phục đó, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề dệt thủ công truyền thống phổ biến trong các buôn làng. Tuy hiện nay, theo guồng quay của quá trình đô thị hóa, nghề dệt thủ công truyền thống không còn nhiều cơ hội phát triển...

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Giá trị văn hóa từ hạt cà phê

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, sản xuất cà phê tại Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh...

Mới nhất

Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt

Theo thông tin từ Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay...

Đoàn đại biểu dự Phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019

(Bqp.vn) - Sáng 14/8, tại Khu Di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội), Đoàn đại biểu dự Phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024 của Tổng cục II tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II, Chủ tịch Hội đồng Thi đua -...

Cảnh báo viên hỗ trợ điều trị tiểu đường Insuna vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua tại các đường link: https://webchinhhang.vn/san-pham/vien-ho-tro-on-dinh-duong-huyet-insuna-nhat-ban-120-vien/; https://droppii.xyz/vien-ho-tro-on-dinh-duong-huyet-insuna/; https://www.pharmacity.vn/fujina-insuna-vien-tieu-duong-hop-120v.html thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm. Nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng...

Tiếp tục triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí trong Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Chiều 14/8, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị báo cáo kế hoạch triển khai chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ...

Các nhóm thuốc trị táo bón và tác dụng phụ cần lưu ý

Táo bón là một tình trạng khá phổ biến, dễ bắt gặp ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, việc cải thiện tình trạng này có...

Mới nhất