Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên được tán thưởng vì lời phê dễ thương với học...

Giáo viên được tán thưởng vì lời phê dễ thương với học trò


Nhiều giáo viên tiểu học ở Trung Quốc được cộng đồng mạng khen ngợi vì những lời phê dễ thương, kèm hình vẽ vui nhộn, khi chấm bài tập cho học sinh.

Kết hợp vẽ hình ảnh vui nhộn, hài hước (meme) giống nhân vật hoạt hình với các bình luận nhẹ nhàng, hóm hỉnh trên phiếu bài tập của học sinh là cách nhiều giáo viên trẻ ở Trung Quốc đang làm. Ngoài ra, họ cũng gọi học trò một cách thân mật hơn như “con” hay “em thân mến”.

Chẳng hạn, một học sinh tiểu học đạt 95,5/100 điểm môn tiếng Anh đã nhận được lời phê từ cô giáo: “Cô gửi tặng con một bông hoa nhỏ, hãy luôn khiêm tốn với kết quả của mình nhé!”. Đi kèm là hình minh họa giáo viên tặng hoa cho học sinh được chính tay cô vẽ. Còn lời phê của một học sinh khác, với điểm 82,5/100, có hình mặt cười kèm lời nhắn: “Con tiếp tục cố gắng nhé”.

Những học sinh đạt 72,5/100 điểm thường bị giáo viên phê bình gay gắt. Tuy nhiên, cô giáo đã viết lời khiển trách rất ân cần: “Kết quả này có thể khiến bản thân em không vui đó”. Học sinh đã phản hồi lại rằng: “Con cũng không hài lòng với điểm của mình, nhưng con sẽ tiếp tục cố gắng”.

Ở ví dụ khác, một giáo viên tiếng Trung khi chấm bài đã nhận thấy một học sinh gặp khó khăn khi viết từ “bàn tay”. Cô đã phê vào bài của em này như sau: “Từ ‘bàn tay’ bằng chữ Hán có bốn nét chứ không phải năm. Con đã mắc lỗi này ba năm rồi, cô phê lần này là lần cuối nhé”, đi kèm là hình vẽ một nhân vật hoạt hình đang lau nước mắt.





Lời phê đi kèm các meme của một giáo viên tiểu học. Ảnh: SCMP

Lời phê đi kèm các meme của một giáo viên tiểu học. Ảnh: SCMP

Cách làm này đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều phụ huynh cho rằng đây là những thay đổi tích cực của giáo viên. Ngoài ý nghĩa động viên học sinh, việc kết hợp hình ảnh vui vẻ cùng những lời phê mềm mỏng được cá nhân hóa, sẽ gia tăng sự kết nối giữa giáo viên và các em.

“Những nhận xét như vậy là động lực rất lớn cho học sinh. Các giáo viên này thật xuất sắc!”, một người dùng bình luận.

“Tôi muốn tham dự những tiết học của các cô giáo trên”, người khác viết.

Một bình luận hào hứng chia sẻ: “Tôi đã đi học sớm quá rồi. Thật tuyệt vời khi được học một giáo viên như thế này!”.





Một lớp học ở Thâm Quyến, năm 2021. Ảnh: Tân Hoa Xã

Một lớp học ở Thâm Quyến, năm 2021. Ảnh: Tân Hoa Xã

Không chỉ giáo viên, những câu chuyện cha mẹ động viên, truyền cảm hứng học tập cho con cái được cộng đồng mạng Trung Quốc quan tâm.

Một người mẹ ở Thượng Hải từng nhận “mưa” lời khen vì khoan dung với con trai sau khi cậu bé bị giáo viên phàn nàn vì điểm số thấp. Tháng trước, một video hai phút ghi lại phát biểu của ông bố bày tỏ niềm tin con trai sẽ có một tương lai tươi sáng, dù học kém nhất lớp cũng thu hút hơn 8,3 triệu view và 200.000 likes trên mạng xã hội Douyin.

Huy Quân (Theo SCMP)




Source link

Cùng chủ đề

Cho con lao động để thấm nỗi vất vả, mẹ không ngờ cậu bé đòi bỏ học đi bán hàng

Bài học lao động không đạt hiệu quả như mong đợi Một cậu bé ở miền đông Trung Quốc đã bỏ học sau khi kiếm được 10.000 nhân dân tệ (khoảng gần 35 triệu đồng) trong 10 ngày. Mẹ cậu rất bất ngờ về quyết định này. Ban đầu, chị khuyến khích con bán đồ ăn để thấm nỗi vất vả của công việc và cuộc sống. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, chị Deng,...

Xu hướng mới ở Trung Quốc?

Nhiều gia đình Trung Quốc nhìn nhận Thái Lan là nơi để con cái có thể hưởng nền giáo dục chất lượng tại các trường quốc tế với chương trình học nhẹ nhàng hơn.

Giáo dục Trung Quốc nỗ lực thích ứng xu thế thời đại công nghệ

Hàng loạt các trường đại học Trung Quốc đang cải tổ khối ngành kỹ thuật và công nghệ, hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài.

Trung Quốc cải thiện tình trạng ‘học tiếng Anh để thi’ điểm IELTS như thế nào?

Giáo dục định hướng thi cử (exam-oriented education) là một mô hình giáo dục bắt nguồn từ ảnh hưởng của tư tưởng “bằng cấp quyết định tất cả”, “điểm số đánh giá năng lực” hay "học để phục vụ kỳ thi". Mô hình này xuất hiện ở nhiều quốc gia Á Đông, đặc biệt sâu sắc ở Trung Quốc.  Học giả Tục Hiểu Vân trên Tạp chí Educational Theory and Practice định nghĩa “giáo dục định hướng thi cử...

Nữ phó giáo sư bị giáng chức sau cáo buộc bóc lột sinh viên

Trung QuốcMột phó giáo sư đại học ở Bắc Kinh bị giáng chức sau khi nhiều sinh viên tố bà đối xử với họ như nô lệ. Những ngày qua, một thư ngỏ dài 23 trang của sinh viên Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Trong thư, 15 sinh viên tố cáo Zheng Feng, Phó giáo sư môn Công nghệ truyền thông không dây và Xử lý tín hiệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Phát huy vai trò là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Biểu dương những kết quả mà trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã đạt được trong thời gian qua, đồng chí Phan Xuân Thủy mong nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích, thế mạnh của mình, luôn là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh, được nhiều phụ huynh tin tưởng, gửi gắm con em mình vào học tập. ...

Đại sứ New Zealand: Việt Nam là thị trường giáo dục ưu tiên của chúng tôi

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford ví von giáo dục như một 'viên ngọc trên chiếc vương miện' của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Chia sẻ về lý do chọn Việt Nam triển khai học bổng NZUA, Đại...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386/ QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp...

Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của giáo viên

Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ nhiều câu chuyện, khó khăn và nguyện vọng với Người đứng đầu Chính phủ.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo...

Mới nhất

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. ...

Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn

Theo Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên toàn quốc có 74,2% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn, trong đó có 55,1% số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung và 19,1% số hộ sử dụng nước từ cấp nước hộ gia...

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 trên cơ sở tổng hợp báo cáo báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh...

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -...

Mới nhất