Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGian nan hành trình 'gieo chữ trên mây'

Gian nan hành trình ‘gieo chữ trên mây’

Bám trường lớp ở những nóc heo hút nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa thiếu thốn bủa vây, các giáo viên trẻ vẫn vui vẻ chấp nhận. Bởi, họ lên đây không vì đồng lương mà đó như là ‘cái duyên’. Cả thanh xuân của họ gần như gửi theo hành trình ‘gieo chữ trên mây’.

NHỮNG NƠI NHIỀU “CÁI KHÔNG”

Trong các điểm trường trên non cao ở H.Nam Trà My (Quảng Nam), những cái tên như “nóc ông Thái”, “nóc ông Vanh” ở xã Trà Dơn mỗi lần được gọi lên đều khiến mọi người có cảm giác xa ngái. Khó về đường đi, thiếu thốn bủa vây khiến nơi đây được coi là “thâm sơn cùng cốc”. Hầu hết các làng nằm biệt lập giữa núi rừng, với nhiều “cái không” như: không internet, không sóng điện thoại, không nước sạch…

Tròn 7 năm kể từ khi tốt nghiệp Trường ĐH Quảng Nam chuyên ngành Sư phạm tiểu học, thầy Hồ Văn Xuân (29 tuổi, ở xã Trà Dơn, H.Nam Trà My) trúng tuyển viên chức giáo dục và đến nhận công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú và tiểu học xã Trà Dơn. Năm nay, thầy Xuân được phân công đến đứng điểm tại nóc ông Thái (thôn 4, xã Trà Dơn) để giảng dạy lớp ghép 1 – 2 với 7 học sinh (HS). “Các em HS ở đây đều là người đồng bào dân tộc Xê Đăng nên hầu hết không biết nói tiếng phổ thông. Vì vậy, khi các thầy cô lên đây đứng lớp đều phải chuẩn bị trước tư tưởng vừa là thầy, vừa là cha, vừa là mẹ để nhẫn nại uốn nắn đàn con thơ”, thầy giáo trẻ mở đầu câu chuyện.

Gian nan hành trình 'gieo chữ trên mây'- Ảnh 1.

Con đường đầy gian nan mà hai thầy giáo trẻ Hồ Văn Xuân và Phạm Văn Tiến tuần nào cũng phải trải qua để đến điểm trường mình đứng lớp

Mấy tuần nay, mỗi lần đến lớp, thầy Xuân cũng như nhiều thầy cô khác bám tại những điểm trường vùng cao luôn trong tình trạng lem luốc bùn đất, như vừa đi lội ruộng. Bởi lối đi duy nhất nối nơi này với bên ngoài là cung đường mòn hiểm trở, nắng toàn sống trâu, mưa thì bùn lầy ngập nửa bánh xe máy. “Trước đây, nếu đi hướng cánh xã Trà Dơn thì từ điểm để xe máy đến điểm trường nóc ông Thái tôi phải đi bộ thêm 7 giờ đồng hồ đường rừng, lội qua nhiều con suối lớn, nhỏ. May mắn là hiện nay thôn 4 đã thông với xã Trà Leng (H.Nam Trà My) nên cũng rút ngắn được nửa quãng đường”, thầy Xuân chia sẻ.

VỪA LÀM THẦY VỪA LÀM BẢO MẪU

Mười giờ, tiếng gõ thước lộc cộc vào bảng gỗ xen lẫn tiếng ê a đọc chữ của học sinh vang lên giữa núi rừng. Cảnh những em HS đầu tóc cháy nắng, mắt tròn xoe, ngồi dưới nền gạch đọc chữ khiến những người chứng kiến rưng rưng. Lớp ghép cấp tiểu học, nhưng chốc chốc lại vang lên tiếng khóc của những em nhỏ mới chỉ 2 – 3 tuổi. Nóc ông Thái chỉ có điểm trường cấp tiểu học, hằng ngày cha mẹ các em đi nương rẫy hết, nên dù chưa học chuyên môn mầm non, nhưng với tấm lòng yêu thương trẻ, thầy giáo Hồ Văn Xuân kiêm luôn “bảo mẫu” để nhận, chăm sóc thêm 8 trẻ mầm non.

Rời giáo án, đôi tay thầy Xuân lại thoăn thoắt thái thịt, nhặt rau để nấu bữa trưa cho trẻ với sự hỗ trợ của một phụ huynh. Cũng như các thầy cô giáo khác ở những làng trên núi cao, đầu tuần thầy Xuân lại cõng ba lô chứa thịt, cá, mắm, muối, gạo… lên núi. “Hầu hết các em hoàn cảnh rất khó khăn, bữa cơm có thịt là một điều xa xỉ. Vì vậy, để đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, ngoài sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, tôi tìm mọi cách để mỗi tuần cố gắng kiếm cho các con ba bữa cơm có thịt”, thầy Xuân trải lòng.

Gian nan hành trình 'gieo chữ trên mây'- Ảnh 2.

Thầy Hồ Văn Xuân chăm sóc giấc ngủ trưa cho các em học sinh

Ngoài ra, phòng học chật hẹp, lại xuống cấp nên để lo giấc ngủ trưa cũng như tiện chăm sóc, thầy Xuân tận dụng luôn phòng nghỉ của mình để các em HS ở.

“LÀ DUYÊN, LÀ NGHIỆP”

Câu chuyện theo nghề dạy học và lên với học trò ở nóc ông Vanh (xã Trà Dơn) đối với thầy giáo Phạm Văn Tiến (27 tuổi, quê ở xã Trà Đốc, H.Bắc Trà My, Quảng Nam) như một sự sắp đặt sẵn. Cách đây 4 năm, thầy Tiến tốt nghiệp Trường ĐH Quảng Nam chuyên ngành Sư phạm tiểu học. Với một thầy giáo trẻ, chuyện đứng lớp dạy chữ ở điểm trường xa xôi nhất như nóc ông Vanh không vì đồng lương, mà là duyên, là nghiệp.

Từ điểm trường nóc ông Thái lên nóc ông Vanh phải mất thêm hơn 1 giờ đồng hồ đi bộ trên con đường mòn giữa rừng già. Là người miền núi, nhưng khi ôm ba lô đi ngược con đường dốc 45 độ tới nóc ông Vanh, đứng nhìn điểm trường đơn sơ như kho lúa đặt giữa nương rẫy thường thấy của bà con địa phương, thầy Tiến tự dưng thấy chân mình như hụt xuống. Bởi thầy không nghĩ điểm trường mình đứng lớp lại đơn sơ tới mức như vậy.

Quãng thời gian đầu với một giáo viên trẻ không hề dễ dàng. Ở nơi không có sóng điện thoại, không điện lưới, HS lầm lũi từ rừng đi ra và thầy phải chăm bẵm mệt nhoài từ sáng tới tối. Tuy nhiên, điều làm thầy Tiến khổ tâm nhất là câu chuyện đi tìm trò. “Người Xê Đăng đa phần sống bám vào lưng chừng núi, những mái nhà chen chúc, dốc đứng. Trước mỗi năm học mới, giáo viên đều phải lặn lội đi bộ tới từng nóc kêu gọi HS ra lớp. Tìm lũ trẻ đã khó, tìm gặp được phụ huynh của chúng còn khó hơn. Nhiều lúc phải chờ đến đêm, khi bà con đi rẫy về, mới gặp được, thuyết phục mãi họ mới đưa trẻ ra lại lớp”, thầy Tiến kể.

Lên đây từ những ngày đầu mới ra trường, 3 năm trước, thầy Tiến cũng toàn đứng lớp tại những điểm trường lẻ nằm sâu trên đỉnh núi Ngọc Linh. Năm nay điểm trường thầy giảng dạy là lớp ghép 1 – 2 với 6 HS lại xa hơn một chút; ngoài ra còn kiêm nhiệm chăm sóc thêm 8 trẻ mầm non. Vì là giáo viên hợp đồng nên những năm qua, mỗi tháng thầy Tiến chỉ nhận được khoảng 5 triệu đồng tiền lương. Trong khi đó, mỗi tháng thầy đã mất khoảng 350.000 đồng thay nhông sên dĩa xe máy, chưa kể tiền xăng… “Mình là người đồng bào nên hiểu được những khó khăn, vất vả của bọn trẻ ở đây. Mình xem việc lên đây bám bản không phải vì đồng lương mà đó như là duyên, là nghiệp. Hơn ai hết, những người trẻ như mình phải ươm mầm ước mơ cho các em, với hy vọng sau này các em sẽ có cơ hội rời núi tìm con chữ, rồi quay trở về làm thay đổi bản làng”, thầy Tiến quả quyết.

Gian nan hành trình 'gieo chữ trên mây'- Ảnh 3.

Thầy Tiến và thầy Xuân lấm lem bùn đất khi vượt qua con đường gian khổ

Theo thầy Tiến, phần lớn đường đến các bản làng chưa được trải bê tông nên việc đi lại trong mùa mưa như cực hình. Các thầy cô giáo phải đẩy bộ xe nhích từng bước. Xe hư hỏng liên tục, ngày nào đến lớp cũng trong tình trạng bê bết bùn đất. Chưa kể, vào mùa mưa lũ, nước suối trong rừng dâng cao khiến việc đến với bản trở nên nguy hiểm. “Nhưng đi qua rồi, nhìn lại sẽ thấy con dốc từng làm mình trượt ngã cũng… bình thường, thấy những gian khó cũng chỉ là trải nghiệm. Nhiều khi bị trượt ngã trên đường, người lấm lem, ướt sũng, nhưng tụi mình vẫn cười, vẫn vui. Chính những khó khăn, vất vả đã giúp những giáo viên trẻ như tụi mình trưởng thành hơn, vững vàng hơn và càng tin tưởng vào lựa chọn của mình khi đến với nghề giáo”, thầy Tiến tâm sự.

Gắn bó với núi và mây, các thầy cô giáo vùng cao quen luôn với đời “cắm bản”, quen những tập tục của người vùng cao, như một người con của đồng bào. Sẽ khó có thể kể hết gian khó ở những “lớp học trong mây”, nhưng thanh xuân của nhiều thầy cô giáo vẫn gửi lại nơi đây. Ngày qua ngày, họ lặng lẽ chọn đi về phía những gian lao, để cõng chữ ngược dốc núi, về với những bản làng…




Nguồn: https://thanhnien.vn/gian-nan-hanh-trinh-gieo-chu-tren-may-185241222194210316.htm

Cùng chủ đề

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó. Ngày 21/12, UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don, huyện Nam Trà My. Theo...

Quảng Nam nói về việc có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Lãnh đạo sở ở Quảng Nam nói về vụ việc người dân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách trong nghị quyết 29 của tỉnh này. Đang rà soát để điều chỉnhTheo tìm hiểu của Tuổi Trẻ...

Quảng Nam sẽ giảm 6 sở sau sắp xếp, tinh gọn

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Quảng Nam sẽ giảm 6 sở và 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh. Ngày 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. Về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, Quảng Nam dự kiến duy trì 4...

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. ...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Màn ra mắt đội tuyển VN vô cùng ấn tượng của Nguyễn Xuân Son đến từ nhiều yếu tố: đẳng cấp chuyên môn, sự chuyên nghiệp, tận tâm, cùng tình yêu mà chân sút 27 tuổi dành cho đất nước và bóng đá VN. Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách...

Sóng gió Quốc hội Mỹ

Thiếu quân trầm trọng, Kyiv điều lính phòng không làm bộ binh

Binh sĩ thuộc các đơn vị Ukraine vốn đã hạn chế, nay còn bị điều động tham gia lực lượng bộ binh trái sở trường để khắc phục bài toán quân số. ...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cùng chuyên mục

Độc lạ nghiên cứu ‘chơi khăm’ của giáo sư: ‘Chim có vấn đề gì?’

MỸ - Để phơi bày vấn nạn ‘tạp chí săn mồi’, GS Daniel Baldassarre ở Đại học Bang New York (Mỹ) đã thực hiện một ‘trò chơi khăm’ tinh tế, qua đó thu hút sự chú ý của giới học thuật và công chúng. Trong bối cảnh học thuật hiện đại, một vấn nạn đang phổ biến là sự tồn tại các “tạp chí săn mồi” (predatory journals) - nơi xuất bản không phải để phục vụ khoa học mà...

Thầy giáo đang nằm viện vỡ òa hạnh phúc vì trò vào khoe đạt điểm SAT tuyệt đối

Đang nằm viện hồi phục sau ca phẫu thuật mổ ruột thừa, thầy giáo Nguyễn Thành Công (giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm) như được tiếp thêm nguồn sinh lực khi liên tiếp nhận tin báo đạt điểm SAT cao từ học trò lớp mình chủ nhiệm. Tuần vừa qua, thầy giáo Nguyễn Thành Công gặp chút vấn đề về sức khỏe nên phải nhập viện. Biết tin thầy mệt, các học trò lớp 12 chuyên Sinh của...

Điều chỉnh ma trận đề kiểm tra định kỳ với học sinh THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 22-12 cho biết vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT, hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. ...

Để trẻ tự đưa ra các quyết định của mình là một thách thức

TPO - Ngày 21/12 tại Trường Tiểu học, Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Sở GD&ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 nhằm bàn thảo về đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước. TPO -...

Thêm nhiều trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán, trường nhiều nhất lên tới 58 ngày

TPO - Hiện có khoảng hơn 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2-3 tuần. Trường có ngày nghỉ dài nhất lên tới 58 ngày. Trường Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 Trường ĐH Giao thông vận tải Từ 20/1 đến hết 8/2/2025 (tức từ 21/12 âm lịch đến hết 11/1 âm...

Mới nhất

Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ

Tin tức đáng chú ý: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM dự báo tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ nhưng vẫn ở mức rất thấp... ...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ...

Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí

Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn. Sau 4 concert thành công, Anh trai say hi hé lộ concert 5 sắp tới - Ảnh: BTC Đạo diễn VIỆT TÚ trò chuyện với Tuổi Trẻ về một hệ sinh thái hậu concert "anh trai",...

Thưởng lãm tranh Xuân Sắc của hoạ sĩ nhí Nguyễn Đăng Hải Nam

(CLO) Chiều 22/12, tại Nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Xuân Sắc” của hoạ sĩ nhí Nguyễn...

‘Hãy trung thực trả lời mình vào công chức bằng đường nào, làm việc ra sao’

TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ - cho rằng những công chức thuộc diện tinh giản trong thời gian tới nên khách quan nhìn nhận lại bản thân. Cách đây ít ngày, VietNamNet đăng tải bài phỏng vấn Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công...

Mới nhất