Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp...

Giải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp 1


Làm thế nào để giải quyết được vấn nạn ấy, để giai đoạn tiền tiểu học thật hạnh phúc với mỗi đứa trẻ? Bởi “chín ép thì sẽ sượng”, học thêm sớm trước khi vào lớp 1 nhưng đứa trẻ không hiểu, chỉ là học vẹt, học ép thì khó có thể có được tình yêu với việc học tập.

Một trong số những giải pháp là chương trình Tiền tiểu học hạnh phúc của dự án giáo dục phi lợi nhuận “Trường nhà hạnh phúc”. Hôm nay (1.6), lễ tổng kết đã diễn ra, đánh dấu một năm triển khai chương trình này.

Chị Thùy Liên, một người mẹ của 2 em bé học tiểu học, chính là tác giả của chương trình Tiền tiểu học hạnh phúc. Chương trình này được triển khai tại 7 cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại TP.HCM.

Chị Thùy Liên cho biết với chương trình Tiền tiểu học hạnh phúc, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được làm quen phương pháp khám phá khái niệm và học qua làm việc giúp trẻ tiếp cận với chữ viết, đánh vần, làm toán một cách có tư duy thay vì học thuộc bảng chữ cái hay ghép vần một cách máy móc. Từ đó kiến tạo một môi trường giáo dục hạnh phúc từ nhà đến trường cho trẻ để các trẻ em được học hạnh phúc ngay từ nhỏ, góp phần giảm thiểu tình trạng học vẹt, sợ học, chán học đang báo động hiện nay.

Giải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp 1 - Ảnh 2.
Giải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp 1 - Ảnh 3.

Trong quá trình học, trẻ và cô giáo mầm non cùng tự làm ra những cuốn “sách giáo khoa” cho trẻ 5-6 tuổi rất dễ thương

Đồng thời, tác giả chương trình Tiền tiểu học hạnh phúc cho biết, trong thời gian qua chỉ với 2 cuốn vở ô li, viết chì, bút màu, thước, bảng – những đồ dùng học tập quen thuộc mà trẻ cần sử dụng thường xuyên khi vào lớp 1- trẻ em được vận dụng toàn bộ các kỹ năng để làm ra các sản phẩm của riêng mình. 

Đó chính là những cuốn “sách giáo khoa” cho trẻ mầm non rất dễ thương. Với hình ảnh vui vẻ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của mình, những cuốn “sách giáo khoa” đặc biệt này trở thành học liệu cho trẻ mầm non khóa sau. Từ đó, nhà trường, gia đình không bị gánh nặng về chi phí học liệu.

Tính đến ngày 1.6, chương trình Tiền tiểu học hạnh phúc “thu hoạch” được 86 cuốn “sách giáo khoa” do trẻ 5-6 tuổi làm ra dưới sự hướng dẫn khoa học, cụ thể của giáo viên mầm non. Mỗi cuốn là một bản riêng biệt, thể hiện cá tính của từng em học sinh.

Giải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp 1 - Ảnh 4.

Chị Thùy Liên và những cuốn “sách giáo khoa” do trẻ mầm non và cô giáo tự làm

Những cách nuôi dưỡng niềm đam mê học cho trẻ

Các phụ huynh, giáo viên cũng chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên những cách giúp trẻ có thời gian tiền tiểu học vui vẻ, để các con không bỡ ngỡ khi vào lớp 1 và không bị áp lực học thêm, học trước chương trình lớp 1.

Chị Nguyễn Thị Bích Lan, cô giáo dạy tiếng Việt cho học sinh nước ngoài tại Hội An (Quảng Nam), người đi xe máy xuyên Việt “mang sách đi chơi”, cho hay chị thường áp dụng nhiều cách để trẻ em cùng thích thú chơi với chữ, với số trước khi bắt các em phải ngồi ngay ngắn trên bàn viết chính tả cả một đoạn thơ, đoạn văn.

Chẳng hạn, chị Bích Lan cho trẻ em chơi với các thẻ câu đố. “Con gì chân ngắn. Mà lại có màng. Mỏ bẹt màu vàng. Hay kêu cạp cạp”. Trẻ em sẽ rất hào hứng với những thẻ câu đố, với màu sắc sinh động, nét chữ in dễ nhìn.

Sau khi cho trẻ 5-6 tuổi trả lời câu đố, người lớn có thể chỉ cho trẻ biết nhận diện mặt chữ cái, thanh sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng… Hay với chữ “con”, người lớn hỏi chữ “con” được viết như thế nào, đánh vần ra sao, rồi các bé cùng viết lại vào tập của mình những chữ cái đó. “Khi trẻ đã rành hết về chữ cái, đánh vần và biết viết chính tả, phụ huynh có thể đọc các câu đố để trẻ viết trong cuốn tập của mình, bạn nào viết nhanh nhất sẽ được khen thưởng… Những hình thức vừa học vừa chơi, học thông qua chơi như trên khiến trẻ em rất hào hứng và không thấy chán”, chị Bích Lan chia sẻ.

Giải quyết vấn nạn học vẹt, học ép trước khi vào lớp 1 - Ảnh 5.

Chị Bích Lan, người giúp trẻ em thích học, thích đọc hơn từ những cuốn sách, bộ thẻ câu đố

Chị Nguyễn Thị Thủy, trợ lý chuyên môn Trường tiểu học, THCS và THPT Hoàng Gia, Q.7, TP.HCM, cho biết trẻ 5-6 tuổi có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt. Trẻ có thể không viết được nhưng ghi nhớ hình ảnh nên nhớ mặt chữ để đọc. Đó là khả năng ghi nhớ hình ảnh.

Như các chuyên gia giáo dục khác, chị Thủy không ủng hộ việc dạy trước kiến thức, nội dung sách giáo khoa lớp 1 cho trẻ mầm non.

Tuy nhiên, theo chị Thủy, cùng với thời gian, trẻ được làm quen chữ, số ở trường mầm non, cha mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng trước khi con vào lớp 1 như: kỹ năng cầm bút, viết nét chữ, tạo những hoạt động trải nghiệm để con được phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc…

“Bất cứ phụ huynh nào cũng đã âm thầm dạy cho con mình như đếm xuôi, đếm ngược. Ở nhà tôi, khi trẻ mắc lỗi, tôi thường phạt con bằng cách cho con đếm. Trẻ mới biết nói, tôi kêu con đếm từ 1 tới 3. Bạn lớn hơn, đi học rồi tôi phạt con đếm tới đơn vị trăm, ngàn. Đây cũng là rèn kỹ năng môn toán cho con”, chị Thủy chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Giáo viên dạy thêm: Đừng để ‘chân ngoài dài hơn chân trong’

Lời tòa soạn: Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm...

Dạy thêm, học thêm ở các quốc gia trên thế giới được quy định thế nào?

Ở một số quốc gia, các giáo viên, tổ chức cung cấp lớp học thêm phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, thậm chí chương trình giảng dạy cũng phải được báo cáo và cơ sở hạ tầng, thời gian, học phí cũng phải được giám sát.

Quản lý dạy thêm, học thêm vẫn… rối!

Dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT công bố nhằm lấy ý kiến đóng góp của xã hội đang thu hút nhiều sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Không thể phủ nhận những điểm mới, tiến bộ của dự thảo lần này, như: giáo viên được phép dạy thêm học sinh chính khóa của mình; tổ chức, cá nhân dạy thêm ngoài nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống. Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hàng Mã,... Tại đây, những sản phẩm...

Quảng cáo tỉ USD cho bầu cử tổng thống Mỹ liệu có tác dụng?

Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rõ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 9.9 ảnh: afp AFP hôm nay 16.9 dẫn thông tin từ hãng phân tích quảng...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Xin đừng ‘thả rông’ trẻ cho thế giới ảo

Điện thoại thông minh hiện diện ngày càng nhiều trong đời sống con người, chen vào hầu hết các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò. Tiện ích nhiều vô kể nhưng không thể phủ nhận mặt trái của nó đang tác động nhiều chiều đến người trẻ, nhất là học sinh.Nhiều năm đi dạy, không ít lần tôi chứng...

Sở Giáo dục yêu cầu không được giao ép các khoản ủng hộ cho phụ huynh, học sinh

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT Nghệ An về công tác quản lý thu, chi năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài các khoản theo quy định, các cơ sở giáo dục có thể triển khai các khoản thu theo hình thức tự nguyện. Các khoản thu, chi theo hình thức tự nguyện gồm: Tài trợ cho cơ sở giáo dục; kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học...

Cùng chuyên mục

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chuyện chiếc điều hòa cuối năm học

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của Ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu Ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình? Diễn đàn Vai trò của Ban đại diện phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNeti mong...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

Mới nhất

Quảng cáo tỉ USD cho bầu cử tổng thống Mỹ liệu có tác dụng?

Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rõ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội...

Thượng Hải (Trung Quốc) hứng bão mạnh nhất trong 75 năm

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 sáng (giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào...

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Vợ chồng Sùng A Giàng và em gái (Phìn Chải 2, xã A Lù, Bát Xát, Lào Cai) đang ở nhờ chuồng trâu hàng xóm chịu tang 5 người thân đã mất vì sạt lở. Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình - Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang...

Vì sao siêu bão xuất hiện ngày một nhiều?

Siêu bão Yagi chỉ là một phần của loạt hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới phải đối mặt trong vài năm qua dưới tác động của biến đổi khí hậu. Gió giật mạnh từ siêu bão Beryl gây khó khăn cho các sĩ quan cảnh sát khi giải quyết vụ một xe đầu kéo bị lật tại...

Mới nhất