Trang chủNewsNhân quyềnGiá trị thời đại của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới


Bình đẳng, không phân biệt đối xử đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt, kim chỉ nam cho toàn bộ các quy định của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền tại Palais de Chaillot, thủ đô Paris, Pháp ngày 10/12/1948. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Trong năm 2023, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế tổ chức kỷ niệm 75 năm Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Tuyên ngôn) và 30 năm Hội nghị thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna, do Việt Nam đề xuất, được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua.

Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt mới trong nỗ lực cam kết chung của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu; khẳng định giá trị bền vững ở tầm thời đại, xuyên thế kỷ của cả hai văn kiện quốc tế quan trọng này.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn

Khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng của quyền con người, gắn với lịch sử đấu tranh của nhân dân thế giới từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại ngày nay, không thể phủ nhận những giá trị thời đại, xuyên các thế kỷ của bản Tuyên ngôn trên các phương diện sau đây:

Thứ nhất, từ quyền con người ý tưởng đến quyền con người hiện thực, Tuyên ngôn đã vượt trên mọi sự khác biệt về văn hóa, trở thành giá trị phổ quát toàn cầu.

Tư tưởng về quyền con người có lịch sử rất lâu đời, gắn với lịch sử đấu tranh chống bạo tàn, chống bất công, bất bình đẳng và cùng nhau hướng tới các giá trị của công lý, tự do, bình đẳng và quyền làm người.

Tuy nhiên, chuẩn mực quyền con người chỉ được thiết lập toàn cầu, khi xuất hiện cú hích về lịch sử, đó chính là hai cuộc Thế chiến thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945) trong thế kỷ XX, như diễn đạt trong lời mở đầu của Hiến chương LHQ, rằng “chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại những đau thương không thể nào kể xiết”, nên để phòng ngừa chiến tranh – thủ phạm xâm hại, chà đạp lớn nhất quyền con người, cộng đồng quốc tế đã cùng nhau thiết lập LHQ – tổ chức quốc tế có trách nhiệm duy trì hòa bình, an ninh và bảo vệ quyền con người.

Và chỉ một năm sau khi LHQ ra đời, Ủy ban Nhân quyền đã được thành lập (năm 1946) và 3 năm sau một văn kiện quốc tế về quyền con người được soạn thảo và thông qua bởi Đại hội đồng LHQ, đó chính là bản Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948.

Vượt lên trên mọi sự khác biệt về văn hóa, Tuyên ngôn khẳng định: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Mọi người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tri, và cần phải được đối xử với nhau bằng tình anh em (Điều 1).

Bình đẳng, không phân biệt đối xử đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt, kim chỉ nam cho toàn bộ các quy định của Tuyên ngôn và luật nhân quyền quốc tế, là một trong những nguyên tắc/tính chất của quyền con người theo cách hiểu phổ biến của cộng đồng quốc tế ngày nay.

Quyền con người như thế, đã phát triển trong dòng chảy của lịch sử, từ ý tưởng đã trở thành hiện thực, từ xuất hiện trong truyền thống nhân đạo của mỗi quốc gia, dân tộc đơn lẻ, nay nhân đạo đã trở đã thành quyền con người, và ngôn ngữ quyền con người chỉ tồn tại trong nội bộ giai cấp cùng quyền lợi, hay nhóm người nhất định nay đã trở thành quyền con người cho tất cả mọi người.

Đó là thành quả vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới mà Tuyên ngôn chính là mốc son chói lọi – đánh dấu những thành quả vĩ đại đó.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna. (Nguồn: UN)

Thứ hai, Tuyên ngôn là áng văn bất hủ về những cam kết chính trị, pháp lý – tạo nền tảng xây dựng các chuẩn mực quốc tế toàn cầu về quyền con người.

Cùng với lời mở đầu và 30 điều khoản liệt kê quyền con người và các tự do cơ bản, xác lập trách nhiệm của các quốc gia cam kết cùng với LHQ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền con người và tự do cơ bản trên phạm vi toàn cầu. Tuyên ngôn trở thành văn kiện chuyên biệt đầu tiên trong lịch sử hiện đại lúc đó, không chỉ cam kết về mặt đạo đức, chính trị mà còn là văn kiện pháp lý đối với các quốc gia.

Tuy nhiên, vì là văn kiện có giá trị khuyến nghị, đòi hỏi cần phải có văn bản có giá trị, hiệu lực pháp lý cao hơn và yêu cầu cần cụ thể hóa, phát triển những tư tưởng, nguyên tắc trong Tuyên ngôn bằng những điều ước quốc tế cụ thể, trên từng lĩnh vực và có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, đã bắt đầu trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Chính các quyền và tự do cơ bản được liệt kê trong Tuyên ngôn, Ủy ban Nhân quyền LHQ đã phát triển và xây dựng thành hai công ước riêng biệt đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Hai công ước này đều được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 16/12/1966.

Hiện nay, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948, hai công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 được cộng đồng quốc tế xác định là Bộ luật quốc tế về quyền con người.

Trên cơ sở Bộ luật này, LHQ đã xây dựng và thông qua hàng trăm văn kiện quốc tế bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như bảo vệ ngăn ngừa phân biệt đối xử; bảo vệ quyền phụ nữ; quyền trẻ em; quyền con người trong quản lý tư pháp; tự do thông tin; tự do hiệp hội; tuyển dụng lao động; kết hôn, gia đình và thanh niên; phúc lợi xã hội; tiến bộ và phát triển; quyền hưởng thụ văn hoá, phát triển và hợp tác văn hoá quốc tế; vấn đề quốc tịch, không quốc tịch, cư trú và người tị nạn; về cấm tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ nhục con người; bảo vệ quyền của lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ; bảo vệ quyền của người khuyết tật; bảo vệ những người bị cưỡng bức mất tích; quyền của người và các dân tộc bản địa…

Thứ ba, Tuyên ngôn là thước đo chung, đánh giá mức độ thực thi quyền con người ở mỗi quốc gia và trên phạm vi thế giới.

Trong lời mở đầu của bản Tuyên ngôn, Đại hội đồng LHQ khẳng định: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới này là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc, và cho cả mọi cá nhân và tổ chức xã hội, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của mình mà, trên cơ sở luôn ghi nhớ bản Tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục; cũng như thúc đẩy sự thừa nhận và tuân thủ chung và hữu hiệu các quyền đó không chỉ với người dân nước mình mà với cả các dân tộc ở các lãnh thổ thuộc quyền quản thác của nước mình, thông qua các biện pháp tích cực, kể cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế”.

Chuẩn mực quốc tế về quyền con người, hiện có hàng trăm văn kiện, nhưng quan trọng nhất và thường được viện dẫn, để đánh giá mức độ thực thi, mức độ hưởng thụ nhân quyền ở một quốc gia, hay khu vực, chính là Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người.

Thứ tư, Tuyên ngôn còn là lời nhắc nhở, căn dặn các thế hệ mai sau phải có trách nhiệm cùng nhau hợp tác, ngăn chặn bạo tàn, kiềm chế và loại trừ chiến tranh vì đó là thủ phạm xâm hại quyền con người lớn nhất.

Trong phạm vi ở mỗi quốc gia, giá trị đạo đức, nhân văn trong Tuyên ngôn còn thể hiện ở chỗ răn dạy con người, nhất là những người cầm quyền mà pháp luật ở mỗi quốc gia trao cho họ chỉ với tư cách họ là người đại diện, người đầy tớ nên phải luôn ý thức rằng quyền lực họ đang sử dụng là bắt nguồn từ chính người dân của họ trao, như lời mở đầu của Tuyên ngôn đã ghi nhớ rằng, “Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được nhà nước pháp quyền bảo vệ để con người không bị buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức”.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới
Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Nguồn: UNICEF)

Hoàn thiện cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Đến nay, sau gần 40 tiến hành công cuộc Đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và từng bước tương thích với các quy định quốc tế về quyền con người.

Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước, cán bộ công chức, viên chức nhà nước trong việc tông trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Dưới ánh sáng, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá; bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương đã được tăng cường bảo đảm, bảo vệ trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật.

Trong lĩnh vực thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: Nhìn bức tranh tổng thể, đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt với sự liên tục cải thiện các chỉ số quan trọng liên quan đến con người như chỉ số phát triển con người (HDI) (Việt Nam hiện xếp thứ 115/191 quốc gia), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), tuổi thọ bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người…

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hoàn thành sớm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ (MDGs). Theo xếp hạng của LHQ năm 2020 về thực hiện SDGs, Việt Nam xếp thứ 51/193 quốc gia thành viên của LHQ, đạt thành tích cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS… luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình thực thi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Trong giai đoạn phát triển mới, thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng được xác định tại Đại hội XI của Đảng là “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”1 và Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”2. Đảng coi tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người là trọng yếu của xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và nền dân chủ XHCN.

Với vai trò, sứ mệnh và trọng trách của Nhà nước pháp quyền là tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, tại Hội nghị lần thứ 6 đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới, đã xác định mục tiêu tổng quát là thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân và mục tiêu cụ thể đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân3.

Đây là những định hướng, quan điểm, tầm nhìn quan trọng cho việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân trong giai đoạn mới.


1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. H.2016, trang 76.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tr.28.

3 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2023), Các văn kiện của Đảng, chính phủ về quyền con người, Tuyển chọn và trích dẫn – sách tham khảo, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, trang 144.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền, khẳng định mạnh mẽ nếu trúng cử Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực, xây dựng, có trách nhiệm. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh các thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới là kết quả của chủ...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh...

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024: Kích cầu tiêu dùng thời điểm “vàng”

Thực hiện Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024”, đến thời điểm hiện tại, gần 100% siêu thị, chuỗi bán lẻ của các ngành hàng, thương hiệu trên địa bàn tỉnh đều triển khai các chương trình khuyến mại với đa dạng hình thức để đẩy mạnh tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng trong thời điểm...

Phát huy truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang Điện Biên quyết tâm hoàn thành...

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, được thành lập ngày 22/12/1944 tại chiến khu Việt Bắc, với tên gọi ban đầu là Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. 80 năm xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định là lực lượng chủ chốt, trọng...

Mới nhất