Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGià làng người Raglai giữ nghề đan mây, tre ở Khánh Sơn

Già làng người Raglai giữ nghề đan mây, tre ở Khánh Sơn

(Tổ Quốc) – Với người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, đan lát mây, tre không chỉ là để mưu sinh mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc độc đáo.

Sống dưới chân dãy núi hùng vĩ, có độ cao khoảng 1.000 mét so với mực nước biển ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, người Raglai vẫn gìn giữ nghề đan lát mây, tre với các sản phẩm đặc trưng như đàn Chapi, gùi nhỏ, gùi to, tấm cót,…

Theo các già làng người Raglai, những sản phẩm đan lát thủ công này không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo, thậm chí là “linh hồn” của cả tộc người.

Ông Mấu Xuân Điệp, 71 tuổi, trú xã Sơn Trung, sau khoảng thời gian đục khoét ống tre với đôi tay thoăn thoắt, ông bắt đầu hoàn thiện công đoạn cuối của chiếc đàn Chapi, loại nhạc cụ gắn liền với ông Điệp từ bé như bao người Raglai khác để bán cho du khách.

Già làng người Raglai giữ nghề đan mây, tre ở Khánh Sơn - Ảnh 1.

Già làng Mấu Xuân Điệp làm đàn Chapi.

Ông Điệp chia sẻ, nhiều sản phẩm trở thành lễ vật không thể thiếu trong các dịp cúng tế, cưới hỏi,… Hầu như người Raglai nào cũng phải học nghề đan lát, xem việc thuần thục đan lát là niềm tự hào của cá nhân và đồng bào mình.

Đàn Chapi làm từ một ống tre to tròn khoảng 8 – 10cm, dài hai gang tay, dây đàn được làm từ sợi tre, trên thân đục lỗ,… âm thanh từ ống đàn phát ra trầm bổng, nhịp nhàng mà “như chứa cả núi rừng”.

Những năm gần đây, các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào huyện Khánh Sơn rất được du khách trong và ngoài tỉnh ưa thích, giúp bà con phát triển kinh tế. Chứ không như trước kia, sản phẩm thủ công truyền thống do người dân địa phương làm ra cứ mãi quanh quẩn ở buôn làng.

Già làng người Raglai giữ nghề đan mây, tre ở Khánh Sơn - Ảnh 2.

Người dân Khánh Sơn làm đồ mây tre.

Ở xã Thành Sơn, bà Cao Thị Tính, 70 tuổi, hoàn thiện công đoạn cuối để cho ra chiếc Gùi tre, dụng cụ mang vác quen thuộc của người Raglai. Ánh mắt chăm chú, tay bà Tính thoăn thoắt cài từng thanh lạt vào nhau, tạo nên họa tiết đều và đẹp mắt, đảm bảo gùi không bị vênh, thô và xấu.

Chiếc gùi của người Raglai thường làm từ tre và mây, có 2 quai để đeo lên vai, thuận tiện cho đồng bào lên rừng, đi rẫy, đi chợ,… rất chắc chắn, đựng được hàng chục ký thóc, ngô, măng rừng.

Dù cho nghề đan lát mất nhiều thời gian, thu nhập không bằng những nghề khác, song già Điệp, già Tính và nhiều người khác ở Khánh Sơn vẫn luôn tâm huyết và quyết tâm phát triển nghề để giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương mình.

Nhiều người trẻ trong cộng đồng Raglai nhờ hiểu được giá trị và ý nghĩa của các vật dụng tạo ra từ nghệ thuật đan của dân tộc mình, nên vẫn giữ niềm đam mê với nghề thủ công này. Các sản phẩm họ tạo ra không chỉ dùng ở bản làng mà đã được mang về xuôi, đến với những miền xa.

Huyện Khánh Sơn cách TP. Nha Trang 100km về phía tây nam, khí hậu mát mẻ, là nơi sinh sống của 13 dân tộc anh em, trong đó trên 70% là đồng bào Raglai, đưa huyện thành nơi có nền văn hóa Raglai đậm đà bản sắc.

Đặc biệt, các nghề thủ công truyền thống như đan lát, làm nhạc cụ dân tộc, chế biến rượu cần,… vẫn còn được lưu giữ trong cuộc sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Già làng người Raglai giữ nghề đan mây, tre ở Khánh Sơn - Ảnh 3.

Du khách tìm hiểu quy trình làm đồ thủ công mỹ nghệ của đồng bào Raglai.

Theo ông Đinh Văn Dũng, chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, các nghề thủ công truyền thống như đan lát, thủ công mỹ nghệ, làm nhạc cụ,… là yếu tố quan trọng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách.

Những năm gần đây, huyện Khánh Sơn đã nỗ lực triển khai công tác phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai, trong đó có tổ chức 2 lớp đan lát cho thanh thiếu niên trên địa bàn.

Từ nay đến năm 2030, huyện sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện công tác phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai, cụ thể như phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc Raglai; hàng năm tổ chức lớp truyền dạy nhạc cụ;…

Thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số Raglai chú trọng, trong đó có nghề thủ công truyền thống. Đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tích cực vận động nhân dân tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, nhân rộng các loại hình văn hóa truyền thống vào trong sinh hoạt cộng đồng.

Trong tiến trình phát triển du lịch, Khánh Sơn đặt mục tiêu đến đến năm 2025 thu hút 22.000 lượt khách, xây dựng được mô hình làng du lịch cộng đồng, điểm đến sinh thái nông nghiệp, đồng thời phục dựng lễ hội truyền thống của người Raglai,… nhằm phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển du lịch nông nghiệp đặc trưng, sớm trở thành “Đô thị sinh thái núi rừng” theo định hướng Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.



Nguồn: https://toquoc.vn/gia-lang-nguoi-raglai-giu-nghe-dan-may-tre-o-khanh-son-20241204133158904.htm

Cùng chủ đề

Gìn giữ nghệ thuật làm đàn Tính

(Tổ Quốc) - Cây đàn Tính (còn gọi là Tính tẩu) là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái nói chung. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Cây đàn Tính trong âm nhạc của...

Tháng 12 trải nghiệm Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa

(Tổ Quốc) - Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các...

4 dự án “bom tấn” hoạt hình màn ảnh rộng trong năm 2025

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên, bốn dự án phim hoạt hình điện ảnh được công bố, đánh dấu sự khởi sắc trong thị trường hoạt hình Việt Nam. Năm 2025 sẽ đánh dấu chấm hết cho một thời gian dài màn ảnh rộng chỉ là sân chơi của những bộ...

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch

(Tổ Quốc) - Mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng, thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc cho vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. ...

Tranh giấy độc đáo của người H’Mông ở Sơn La hút du khách

(Tổ Quốc) - Đến với bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La), người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân tộc H'Mông mà còn được tận tay trải nghiệm nghề làm giấy thủ công truyền thống của họ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 có thêm 6 chương trình hưởng ứng

(Tổ Quốc) - Lâm Đồng điều chỉnh kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10, trong đó thay đổi địa điểm, thời gian tổ chức một số chương trình và bổ sung 6 chương trình hưởng ứng. ...

Nhiều thay đổi về miễn phí tham quan Di sản Huế từ 1/1/2025

(Tổ Quốc) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. ...

Vi phạm bản quyền trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học

(Tổ Quốc)- Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động lưu trữ và xây dựng trung tâm thư viện tài liệu số là sự tất yếu để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người...

Quảng bá hình ảnh, thương hiệu, tiềm năng thế mạnh của du lịch nông thôn Việt Nam đến bạn bè quốc tế

(Tổ Quốc) - Với việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism tại Việt Nam, sự kiện sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng du lịch toàn...

Bảo tồn “kho báu di sản” chuông đồng thời Nguyễn

(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh hiện nay, việc phát huy giá trị chuông đồng thời Nguyễn thông qua các hoạt động du lịch là một giải pháp được các chuyên gia gợi mở nhằm bảo tồn những giá trị cho di sản quý báu này. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Cùng chuyên mục

4 con giáp bỏ lỡ hạnh phúc vì mải mê làm việc và kiếm tiền

GĐXH - Những con giáp này bận rộn kiếm tiền đến mức không còn thời gian để nghĩ đến chuyện yêu đương. ...

Gần 150 tài liệu quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), sáng 4/12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân...

Ấn tượng Việt Nam tại Islamabad, Pakistan

Hội chợ từ thiện Bazaar 2024 do Bộ Ngoại giao Pakistan phối hợp với Hội Phụ nữ Đoàn Ngoại giao nước ngoài tại Islamabad (PFOWA) tổ chức với chủ đề “Kết nối đôi tay, hòa nhịp trái tim - Joining Hands, Joining Hearts” diễn ra tại Islamabad, Pakistan, ngày 1/12.

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2024 – 2029

(NADS) - Sáng ngày 03/12/2024, Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có NSNA Duy Bằng, Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phụ...

Mới nhất

Mới nhất