Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGia đình là điểm tựa trong sự nghiệp trồng người

Gia đình là điểm tựa trong sự nghiệp trồng người


Dự hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng”.

Sáng 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu chính Hà Nội với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

10 điểm sáng của năm học 2023 – 2024

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cả nước, nhất là sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo bứt phá.

Nêu 10 điểm sáng nổi bật trong kết quả năm học 2023 – 2024, Thủ tướng Chính phủ cho biết, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên phát triển; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông dần đi vào ổn định, bước đầu đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra; công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ tiếp tục được chú trọng, đạt kết quả toàn diện.

Gia đình là điểm tựa trong sự nghiệp trồng người- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan tâm giáo dục và đào tạo để tạo động lực, nguồn lực phát triển đất nước nhanh và bền vững – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; đào tạo giáo dục đại học ngày càng được chú trọng và được cải thiện rõ rệt về chất lượng; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tiếp tục bổ sung chỉ tiêu biên chế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về số lượng theo quy định; toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin…

Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của ngành giáo dục, nhất là trong đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tình trạng thiếu giáo viên cục bộ; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu; chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu…

Giải pháp trọng tâm năm học 2024 – 2025

Chỉ rõ các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, phân tích về bối cảnh tình hình và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 – 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại những cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo Thủ tướng, năm học 2024 – 2025 kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; đồng thời bắt đầu triển khai thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành, địa phương thực hiện 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới và tổ chức tốt Lễ khai giảng ngày 5/9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới; tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới giáo dục, đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Gia đình là điểm tựa trong sự nghiệp trồng người- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 – 2025.

Cho biết, năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư; thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy mạnh giáo dục đào tạo phi lợi nhuận bậc đại học; xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp; thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đôi ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số.

Nhấn mạnh, giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành…; trung học thì cần bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực…; tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công…, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khoẻ của các cháu”; “Các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Gia đình là điểm tựa trong sự nghiệp trồng người- Ảnh 3.

Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan phát biểu.

Thủ tướng phân tích và yêu cầu tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể; thầy cô giáo là động lực; nhà trường làm bệ đỡ; gia đình là điểm tựa; xã hội là nền tảng”. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

Trước thềm năm học mới 2024-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo luôn phát huy tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Nguồn: VGP, TTXVN



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/gia-dinh-la-diem-tua-trong-su-nghiep-trong-nguoi-20240819123943215.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Thủ tướng: Bất cập phân cấp, phân quyền chủ yếu tập trung ở Trung ương

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 8, chiều nay (12/11).Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho biết, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất trong bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn...

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

Chiều nay 12-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.   Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: GIA HÂN Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan.  Tiếp đó, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 15h: Chủ tịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn

(Dân trí) - Sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, theo thông lệ kỳ họp cuối năm, Thủ tướng sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Chiều 12/11, sau 3 phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tái đắc cử

Nhân dịp Quốc hội Nhật Bản triệu tập phiên họp đặc biệt sau tổng tuyển cử để bầu lại Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru được tái bổ nhiệm.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng gửi Thư chúc mừng Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro tái cử và tân Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho thành viên Ban quản lý hợp tác xã

Hội LHPN tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp Hội về hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã...

Cô gái ngồi xe lăn mở thư viện miễn phí cho trẻ em quê lúa

Không có đôi chân khỏe mạnh nhưng Hoàng Thị Dịu vẫn bước đi bằng tâm hồn và ý chí mạnh mẽ. Cùng với dạy học, cô còn lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Trường Trung cấp Lê Thị Riêng mời chuyên gia “hiến kế” giúp sinh viên nữ khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, đổi mới sáng tạo, khát vọng vươn lên đến nữ học sinh, sinh viên là vấn đề hiện nay cần được quan...

Vietcombank đồng hành tổ chức cuộc thi Vietnam ESG Challenge 2024

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự đồng hành tổ chức cuộc thi Vietnam ESG Challenge 2024 - một sự kiện tiên phong thúc đẩy tinh thần phát triển bền vững trong cộng đồng doanh...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Trao giải ‘Người thầy kính yêu’ lần 3: Gieo tri thức cho đời thêm xanh

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi 'Người thầy kính yêu' lần 3. Ban tổ chức đã trao giải cho 7 tác phẩm xuất sắc và 4 nhà giáo tiêu biểu. Trong đó, có...

Cô gái ngồi xe lăn mở thư viện miễn phí cho trẻ em quê lúa

Không có đôi chân khỏe mạnh nhưng Hoàng Thị Dịu vẫn bước đi bằng tâm hồn và ý chí mạnh mẽ. Cùng với dạy học, cô còn lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại...

Hiến kế phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới

Ngày 14/11, TP Hạ Long tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu...

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế. Lời tòa soạn: Có những câu chuyện về thầy cô lặng thầm nhưng mãi lưu giữ trong trái tim mỗi chúng ta - từ lời khuyên nhủ ân cần, ánh mắt động viên đến những bài học giản dị, ý nghĩa. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, VietNamNet...

Mới nhất

Triều cường Rằm tháng 10 tại TPHCM có thể đạt đỉnh

TPO - Đỉnh triều cao nhất đợt này tại TPHCM có thể xuất hiện vào ngày 16 - 17/11 (tức 16 - 17 tháng 10 Âm lịch), thời gian xuất hiện từ 4-6h và 16-18h.  TPO - Đỉnh triều cao nhất đợt này tại TPHCM có thể xuất hiện vào ngày 16 - 17/11 (tức 16 -...

Ôtô nối nhau hàng cây số chờ qua nút giao đang thi công cao tốc ở Đà Nẵng

TPO - Hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày khiến khu vực nút giao đang thi công hạ tầng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đoạn qua Đà Nẵng liên tục ùn tắc, gây nhiều khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông. 14/11/2024 | 08:26 ...

Lãnh đạo Liên minh châu Âu đề xuất đình chỉ đối thoại với Israel

(CLO) Giám đốc chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, vừa đề xuất tạm dừng đối thoại chính trị với Israel, khi cho rằng có thể...

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ...

Mới nhất

Có cả Thái Lan và…