Thực hiện tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Điện Biên đã tổ chức tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề cho 12.450 lao động là người dân tộc thiểu số.
[caption id="attachment_604510" align="aligncenter" width="768"]Trong đó, có 2.071 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề; 20 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài; 5.731 lượt người lao động dân tộc thiểu số được tư vấn, giới thiệu việc làm; nói chuyện chuyên đề, định hướng nghề nghiệp cho 4.648 lượt người dân tộc thiểu số.
Hình thức đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu là đào tạo tập trung, theo nhóm nghề được người lao động lựa chọn, song chủ yếu là các nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp; chăm sóc, phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm…
Từ nguồn kinh phí được giao thực hiện tiểu dự án, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh đã giải ngân hơn 6,467 tỷ đồng (đạt 7,3% kế hoạch), dự kiến đến 31/12/2023, giải ngân kinh phí tiểu dự án đạt hơn 80% kế hoạch vốn giao.
Tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu trong năm 2024 sẽ đào tạo nghề cho 5.500 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao năng lực cho khoảng 5.000 người là cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp trong tỉnh.
Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh Điện Biên tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung dự án. Đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ chương trình để đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn đến người dân trong vùng.
Một chính sách dành cho dân tộc thiểu số cũng được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả là xóa nhà tạm, xây nhà mới cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn.
Từ năm 2019 đến nay, nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền, tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ xây dựng hơn 5.200 căn nhà cho các hộ nghèo.
[caption id="attachment_604522" align="aligncenter" width="768"]Tiêu biểu như huyện Mường Nhé là huyện đầu tiên được triển khai thực hiện hỗ trợ, đạt 1.140 ngôi nhà, trong đó có 891 ngôi nhà hoàn toàn xây mới, 249 căn nhà sửa chữa cải tạo; huyện Nậm Pồ có 8/15 xã biên giới, đã có 613 ngôi nhà hoàn thành theo chương trình phối hợp này (589 ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn mới, 24 nhà sửa chữa, cải tạo).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng vào cuộc, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cùng tham gia. Tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc rà soát, thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ nhà ở.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt triển khai và đẩy nhanh tiến độ làm nhà cho hộ nghèo theo 2 nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
Theo đó, đối với các hộ nghèo xây nhà mới sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ, còn sửa chữa nhà được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ. Kết quả, theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) tính đến tháng 7/2023 là 342 hộ. Số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (hộ được hỗ trợ xây mới, hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) là 18 hộ.
Nhiều ngôi nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn của tỉnh đã được xây dựng mới. Các hộ xây dựng nhà đều bảo đảm theo đúng 3 mẫu nhà điển hình do Sở Xây dựng hướng dẫn với diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
Bình luận (0)