Trang chủNewsThế giớiG7 lên tiếng về Ukraine, đàm phán trần nợ công Mỹ ‘tiến...

G7 lên tiếng về Ukraine, đàm phán trần nợ công Mỹ ‘tiến triển ổn định’



Thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc, ông Zelensky sẽ tới Nhật Bản, diễn biến mới trên chính trường Thái Lan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(05.19) Thượng đỉnh G7 đã chính thức khai mạc ngày 19/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Ủy ban châu Âu)
Thượng đỉnh G7 đã chính thức khai mạc ngày 19/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Ủy ban châu Âu)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Thượng đỉnh G7

* Thượng đỉnh G7 ra tuyên bố về Ukraine: Ngày 19/5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Hiroshima, Nhật Bản đã ra một tuyên bố về Ukraine.

Một mặt, các nhà lãnh đạo cho biết sẽ tiếp tục cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sựngoại giao theo đề nghị của Ukraine cho tới khi nào còn cần thiết. G7 nhấn mạnh Ukraine sẽ có nhận được hỗ trợ ngân sách cần thiết cho năm nay và đầu năm 2024.

Mặt khác, họ khẳng định sẽ áp thêm trừng phạt để buộc Nga và những ai ủng hộ hành động của xứ bạch dương “trả giá đắt”. G7 cho biết đã đạt thành công bước đầu khi bảo đảm rằng Nga không thể vũ khí hóa năng lượng để chống lại phương Tây.

Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sẽ không thể có hòa bình nếu Nga không rút toàn bộ và vô điều kiện binh sĩ, trang thiết bị quân sự khỏi Ukraine. (Reuters)

* Tổng thống Ukraine sẽ dự trực tiếp Thượng đỉnh G7: Ngày 19/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo ông đã tới Saudi Arabia và sẽ phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL), trước khi sang Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 21/5.

Trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên tới Saudi Arabia, Tổng thống Zelensky sẽ có cuộc gặp với Thái tử Mohammed bin Salman và tham gia các đối thoại song phương khác. Theo nhà lãnh đạo này, ưu tiên của ông là thảo luận về công thức hòa bình của Ukraine nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo ở Ukraine và đưa các “tù nhân chính trị” từ Crimea về nước.

Trong một tin liên quan, Đài truyền hình CNN-News 18 (Ấn Độ) cùng ngày đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp ông Zelensky bên lề thượng đỉnh G7 tại Hiroshima (Nhật Bản), lần đầu tiên kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Thông tin về cuộc gặp diễn ra chỉ vài giờ vài giờ sau khi Thủ tướng Modi lên đường sang Hiroshima để tham dự hội nghị G7.

Hiện Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa bình luận về thông tin trên. Ấn Độ được mời tới dự hội nghị thượng đỉnh G7 với tư cách quốc gia khách mời. (Reuters/AFP)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh G7: Ông Zelensky dự trực tuyến; Trung Quốc, Iran lên tiếng

Nga-Ukraine

* Bộ trưởng Quốc phòng Nga thị sát sở chỉ huy trên hướng Zaporizhzhia: Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/5 cho biết: “Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã thị sát sở chỉ huy tiền phương của một trong những đơn vị thuộc quân khu Vostok theo hướng Zaporizhzhia”.

Tại cuộc gặp với chỉ huy cấp cao, ông Shoigu hoan nghênh quân đội đã “xác định và phá hủy các thiết bị quân sự cũng như nơi tập trung đối thủ ở hướng chính”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga giao nhiệm vụ cho chỉ huy và sĩ quan chỉ huy các nhóm tiếp tục tích cực trinh sát toàn diện, phát hiện trước và ngăn chặn các kế hoạch tấn công. Ông đặc biệt chú ý việc “bảo đảm hỗ trợ toàn diện cho quân đội” và thiết lập “điều kiện để triển khai nhân sự an toàn”. (AFP/Sputnik)

* Nga lên kế hoạch xây dựng lại Bakhmut: Ngày 19/5, Phát biểu bên lề Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 14 “Nga – Thế giới Hồi giáo: Diễn đàn Kazan”, Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin nói: “Khi kiểm soát thành phố này, chúng tôi sẽ lên kế hoạch. Tôi đã ở đó và xem xét mức độ bị tàn phá… Hoàn toàn có thể xây dựng lại thành phố. Chúng tôi đã ước tính ngân sách sơ bộ và đang vạch ra kế hoạch hành động. Khi tình hình cho phép, chúng tôi sẽ xây dựng lại nó”. Theo ông, hiện một số công ty đã sẵn sàng xây dựng lại thành phố. (Sputnik/TASS)

* Nga: NATO làm leo thang xung đột Ukraine: Ngày 18/5, phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại diện thường trực của Nga tại tổ chức này Vasily Nebenzya nói: “Phương Tây liên tục nói rằng họ không phải là bên tham gia cuộc xung đột và chỉ giúp Ukraine tự vệ. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Phương Tây đang thực hiện xung đột ủy nhiệm ở Ukraine để chống lại Nga.

Kể từ cuộc họp hội đồng cuối cùng về các chuyến hàng vũ khí phương Tây cho Ukraine tháng 2, số lượng không những không giảm mà còn tiếp tục tăng lên. Điều này chứng tỏ ý định leo thang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Họ không quan tâm đến bất kỳ giải pháp hòa bình nào cho xung đột”. (TASS)

* Ukraine đẩy lui đợt tấn công bằng UAV và tên lửa của Nga: Ngày 19/5, phát biểu trên đài truyền hình Ukraine, người phát ngôn Không quân Ukraine Yuriy Ihnat cho biết: “Chúng tôi đã bắn hạ 3 tên lửa phóng từ Biển Đen và 16 máy bay không người lái (UAV). Hiện các đợt pháo kích tiếp diễn gần như hàng ngày… Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu đều bị tấn công”. (Reuters)

* Đại sứ Ukraine dự báo thiệt hại nặng nề trong đợt phản công: Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ITV (Anh) ngày 18/5, Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristaiknhấn mạnh: “Tôi biết rằng đó có thể là một mùa Hè rất khủng khiếp và cái giá phải trả sẽ rất đắt”. Theo ông Pristaiko, phương Tây đã gây “quá nhiều áp lực” đối với Kiev và tạo ra “quá nhiều kỳ vọng” về chiến dịch mùa Xuân.

Về câu hỏi tại sao Ukraine duy trì quan điểm không tiết lộ con số tổn thất trong cuộc xung đột, Đại sứ Pristaiko giải thích: “Về mặt nội bộ, chúng tôi hiểu có bao nhiêu người đã thiệt mạng và mất tích. Chúng tôi hiểu sẽ vô cùng khó khăn khi chiến đấu với một quốc gia lớn gấp 16 lần chúng tôi. Nhưng chúng tôi quyết tâm làm điều đó và chúng tôi sẽ không nói với người Nga rằng điều đó đau đớn như thế nào – họ biết điều đó là đau đớn và chúng tôi cũng biết như vậy”.

Liên quan đến quyết định của Mỹ không cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, Đại sứ Prystaiko cho rằng Nhà Trắng có thể thay đổi kế hoạch, bởi có thể bức tranh địa chính trị hiện tại chưa phù hợp. Ông cũng cảnh báo khả năng sự ủng hộ cho Ukraine suy yếu sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024: “Một điểm yếu của nền dân chủ là tính chu kỳ. Chúng ta phải tính đến chu kỳ này trong chính trị. Sẽ có lúc Ukraine không nhận được sự ủng hộ lớn từ đồng minh. Đó là lý do Kiev gây áp lực về cung cấp vũ khí ngay lúc này”. (RT)

* Liên hợp quốc: 23.000 dân thường đã thương vong trong xung đột Ukraine: Ngày 19/5, Phó đại diện cấp cao của LHQ về các vấn đề giải trừ quân bị Adedeji Ebo cho biết: “Kể từ ngày 24/2/2022, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền ghi nhận 23.821 dân thường thương vong ở Ukraine: 8.836 người thiệt mạng và 14.985 người bị thương, với con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Hầu hết dân thường thiệt mạng và bị thương là do vũ khí nổ với hiệu ứng diện rộng, bao gồm pháo hạng nặng, xe tăng, tên lửa phóng loạt, tên lửa và không kích”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Viện trợ quân sự Ukraine: Nga tố ý đồ của NATO, tuyên bố có quyền vô hiệu tất cả đe dọa bằng mọi biện pháp

Đông Nam Á

* Thái Lan: Đảng Tiến bước nêu điều kiện thành lập liên minh: Ngày 19/5, đảng viên Sirikanya Tansakun thuộc đảng Tiến bước (MFP) của Thái Lan nói: “Nếu các đảng đồng ý với chúng tôi về Điều 112 (về việc sửa đổi luật khi quân), thì chúng tôi sẵn sàng đưa điều này vào thỏa thuận, nhưng nó không phải là một điều kiện để tham gia chính phủ liên minh”.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh MFP đang tìm cách giành sự ủng hộ của các đảng khác để thành lập chính phủ vào ngày 22/5 với 8 chính đảng khác.

Trước đó, Đảng MFP do ông Pita Limjaroenrat lãnh đạo đã giành được đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử diễn ra trong tuần này. Đảng này nhận được sự ủng hộ của giới trẻ nhờ các chính sách như xóa bỏ độc quyền kinh doanh và sửa đổi luật khi quân nghiêm ngặt, quy định tại Điều 112 của Bộ luật Hình sự. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Đông Bắc Á

* Ngoại trưởng Hà Lan, Congo thăm Trung Quốc: Ngày 19/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 23-24/5. Trước đó, phát biểu tại quốc hội ngày 11/5, ông Hoekstra cho biết sẽ trao đổi với người đồng cấp Tần Cương về “các chủ đề dễ cũng như khó”.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết Ngoại trưởng Cộng hòa Dân chủ Congo Christophe Lutundula sẽ thăm nước này từ 21-24/5. (Reuters)

* Tổng giám đốc IAEA sớm thăm Trung Quốc: Ngày 19/5, trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 19/5 cho biết ông sẽ thăm Trung Quốc vào cuối tháng này, khẳng định đây là hoạt động “rất được đợi chờ”.

Quan chức này cũng nhận định: “Trung Quốc, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và là một trong những cường quốc toàn cầu, có tiếng nói trong nhiều việc mà IAEA cũng đóng một số vai trò. Khi chúng ta nói về các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, các cuộc thảo luận của tôi với Bắc Kinh đơn giản là không thể thiếu…”. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông cũng có thể tới một số cơ sở hạt nhân quan trọng của Trung Quốc.

Nếu thành hiện thực, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của quan chức này tới Trung Quốc kể từ khi ông đảm nhận Tổng giám đốc IAEA vào năm 2019. (Sputnik)

* Hàn-Trung thảo luận về hợp tác kinh tế: Ngày 19/5, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung Ho đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Hình Hải Minh để thảo luận về kinh tế cùng nhiều vấn đề song phương khác. Tại cuộc gặp, đại diện chủ nhà hy vọng song phương có thể tiếp tục hợp tác kinh tế dựa trên lợi ích và sự tôn trọng lẫn nhau. Ông cũng đề nghị Trung Quốc ủng hộ công tác chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng kinh tế song phương, dự kiến diễn ra tại Seoul năm nay.

Trước đó, cuộc gặp gần đây nhất giữa ông Choo Kyung Ho và người đồng cấp Trung Quốc Hà Lập Phong diễn ra hồi tháng 8/2022. (Reuters/Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á: Bắc Kinh công bố khoản tài trợ 3,7 tỷ USD

Trung Á

* Trung Quốc đề cao mối quan hệ với Trung Á: Ngày 19/5, trả lời họp báo sau hội nghị thượng đỉnh song phương tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định với với nỗ lực tập thể, quan hệ Trung Quốc-Trung Á sẽ đóng góp năng lượng tích cực, mạnh mẽ vào hòa bình và ổn định khu vực.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh cả 6 quốc gia cùng ký kết Tuyên bố Tây An của Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, thông qua các kết quả đạt được sau hội nghị và vạch ra kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc-Trung Á. Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, các bên quyết tâm hợp tác cùng nhau để vượt qua những thách thức và thúc đẩy một cộng đồng Trung Quốc-Trung Á gần gũi hơn với một tương lai chung.

Ông khẳng định hai bên sẽ kiên quyết ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của mỗi bên, như chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng các nước Trung Á nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của con đường hiện đại hóa của Trung Quốc đối với sự phát triển của thế giới, cũng như nhắc lại cam kết vững chắc của các nước này đối với nguyên tắc một Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tái khẳng định tất cả các bên sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình thức khủng bố, chủ nghĩa ly khai và cực đoan, nạn buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chung tay xây dựng một Trung Á không xung đột và có hòa bình lâu dài.

Ông Tập và lãnh đạo 5 nước Trung Á cũng đã chính thức công bố thành lập Cơ chế Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á. (Tân Hoa xã)

* Nga nỗ lực hàn gắn quan hệ Armenia-Azerbaijan: Ngày 19/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gặp những người đồng cấp từ Armenia, Ararat Mirzoyan và Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov gồm Ngoại trưởng Ararat Mirzoyan và Jeyhun Bayramov ở Mosscow về việc hàn gắn quan hệ giữa Baku và Yerevan.

Đại diện Armenia-Azerbaijan sẽ họp riêng để thảo luận về các cơ hội cho việc đạt được một thỏa thuận hòa bình.

Trước đó, ngày 14/5, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã gặp nhau tại Brussels (Bỉ) với sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Cả hai bên đều đánh giá tích cực kết quả của các cuộc đàm phán , trong đó chủ yếu là sự công nhận lẫn nhau về toàn vẹn lãnh thổ của hai quốc gia trong đường biên giới được quốc tế công nhận. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Hòa đàm Armenia-Azerbaijan: EU khen thiện chí của lãnh đạo hai nước Kavkaz, Yerevan úp mở tìm ‘nhà buôn’ vũ khí mới ngoài Nga

Châu Âu

* Anh tiếp tục công bố thêm biện pháp trừng phạt Nga: Ngày 19/5, London đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới chống Moscow, bao gồm các công ty liên quan tới “ăn trộm ngũ cốc” Ukraine và 9 tổ chức dính líu tới hoạt động vận chuyển năng lượng Nga. Danh sách trừng phạt mới bao gồm 86 cá nhân và thực thể bị đóng băng tài sản do có liên quan tới các nguồn thu lợi bất chính.

Bộ Ngoại giao Anh cũng xác nhận tài sản nước ngoài của Nga vẫn bị tịch thu cho tới khi xứ bạch dương nhất trí bồi thường thiệt hại gây ra tại Ukraine. (Reuters)

* Lãnh đạo vùng ly khai của Moldova bác tin sắp bị Ukraine tấn công: Ngày 19/5, người đứng đầu vùng ly khai Transnistria của Moldova, ông Vadim Krasnoselsky nói: “Chúng tôi không thấy sự củng cố lực lượng và thiết bị của các đơn vị Lực lượng vũ trang Ukraine ở mức độ cần thiết, giả sử như để tấn công trực tiếp. Tất nhiên, bất kỳ hành động khiêu khích nào, chẳng hạn như phá hoại hay hành động khủng bố là không thể loại trừ”. Ông lưu ý rằng khu vực biên giới với Ukraine “được cơ quan biên giới và các cơ quan thực thi pháp luật khác giám sát”.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng Ukraine đã tăng cường chuẩn bị một cuộc tấn công nhắm vào vùng lãnh thổ Transnistria, được cho là nhằm đáp trả một hành động tương tự của lực lượng Nga từ đó. Bộ này cũng thông báo về việc Kiev có dấu hiệu tập trung lực lượng và thiết bị gần biên giới Transnistria. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Trừng phạt Nga: Anh nhằm vào 86 cá nhân và công ty; Mỹ ‘mạnh tay’ kiểm soát xuất khẩu, có liên quan đến cả nước thứ ba

Châu Mỹ

* Đàm phán về trần nợ công của Mỹ “tiến triển ổn định”: Ngày 19/5, quan chức Nhà Trắng cho biết dù hiện đang dự Thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, song ông Biden “vẫn yêu cầu và tiếp nhận thông tin cập nhật vào sáng nay từ nhóm đàm phán”. Nhân vật này cũng khẳng định “tiến trình ổn định đang diễn ra”, đồng thời cho biết Tổng thống Mỹ “đã chỉ đạo nhóm đàm phán tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận lưỡng đảng”. (AFP/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia Trung Quốc: ‘Cuộc chiến’ trần nợ công ở Mỹ tạo thời cơ cho Nhân dân tệ tiến lên, truất quyền bá chủ của đồng USD

Trung Đông-Châu Phi

* Căng thẳng liên quan Lễ diễu hành quốc kỳ của Israel: Ngày 18/5, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết những người Palestine ở dải Gaza đã tuần hành quyết liệt để phản đối Lễ diễu hành quốc kỳ của Nhà nước Do Thái tại Jerusalem. Nhiều người Arab đã ném các vật liệu nổ về hàng rào an ninh.

Ngay sau đó, IDF đã bắn đạn thật, hơi cay và các phương tiện khác để trấn áp các cuộc bạo loạn này, khiến một số người Palestine bị thương.

Đáp lại, Chính quyền Palestine (PA) đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động của Israel, coi đây là “nỗ lực tuyệt vọng” nhằm chứng tỏ chủ quyền của Israel với Jerusalem.

Thủ tướng PA Muhammad Shttayeh khẳng định cuộc diễu hành “khiêu khích và lố bịch” là một phần trong nỗ lực của Israel nhằm “áp đặt những điều sai sự thật về Jerusalem”. Bộ Ngoại giao Palestine tố cáo Israel đang cố gắng thay đổi thành phần nhân khẩu học, tình trạng pháp lý và nguyên trạng lịch sử của Jerusalem.

Lễ diễu hành quốc kỳ của Israel được tổ chức để kỷ niệm Ngày Jerusalem, ngày Nhà nước Do Thái giành quyền kiểm soát Jerusalem sau Chiến tranh 6 ngày năm 1967. Israel đã triển khai an ninh nghiêm ngặt để ngăn chặn bạo lực sau khi các cuộc diễu hành quốc kỳ trước đây được đánh dấu bằng các đợt tấn công nhằm vào người Palestine và khẩu hiệu đòi “cái chết cho người Arab”. (Reuters/TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Bất chấp cảnh tượng đầy kịch tính vụ cháy lớn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Ukraine và Nga vẫn không ngừng ‘vạch...

Các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau sau khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nơi quân đội Nga kiểm soát từ tháng 3/2022.

EU quyết định “bơm” viện trợ cho quân đội Armenia, Azerbaijan nói “sai lầm”

Ngày 22/7, Bộ Ngoại giao Azerbaijan ra tuyên bố phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 10 triệu Euro (10,8 triệu USD) dành cho Armenia.

Pháp gắn “kíp nổ” vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận

Thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR giữa Pháp và Armenia đã gây nên căng thẳng giữa quốc gia Kavkaz này với quốc gia nhiều duyên nợ Azerbaijan.

Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 17/5.

Hàn Quốc “tiếp cận chiến lược nhất” với Nga, Ba Lan đón hai khách quý, Bulgaria bất ngờ cải tổ nội các

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/4.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Chiều 11/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc".

Bài đọc nhiều

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Cùng chuyên mục

Hezbollah, Israel mâu thuẫn về tiến trình đàm phán ngừng bắn

Lực lượng Hezbollah ở Li Băng ngày 11.11 khẳng định họ chưa nhận được đề xuất ngừng bắn chính thức nào trong khi Israel cho rằng các nỗ lực ngoại giao đang tiến triển. ...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Moscow dồn quân tấn công ở Kursk, thống kê thiệt hại của Kiev

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cấp cao quân đội Ukraine, ngày 11/11 cho biết, Nga đang huy động hàng chục nghìn binh sĩ ở khu vực giáp biên giới nhằm tìm cách đánh bật lực lượng Kiev khỏi vùng lãnh thổ đang kiểm soát tại tỉnh Kursk.

Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số?

Ông Ishiba Shigeru, người trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử hôm 27/9, vừa tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội nước này.

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm

Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chưa hề điện đàm như báo chí phương Tây đưa tin. ...

Mới nhất

Việt Nam – Ô-xtrây-li-a trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên...

(Bqp.vn) - Sáng 8/11, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong hoạt động GGHB Liên hợp quốc. Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó Cục...

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Ivermectin là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Hầu như ai cũng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột. Ivermectin là một trong số những loại thuốc trị giun được bác sĩ kê đơn khi có chỉ định...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Mới nhất