De nombreux résultats positifs

Việt NamViệt Nam04/02/2025


Làm đường giao thông nông thôn tại xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành.

Hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển

Giai đoạn 2021-2025, có hơn 4.700km đường giao thông nông thôn trong toàn tỉnh đã được đầu tư, trong đó: khoảng 803km đường trục xã; 868km đường trục ấp; 1.322km đường ngõ, xóm; 1.778km đường nội đồng.

Hệ thống giao thông nông thôn phát triển về số lượng và nâng cấp về chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn; qua đó, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh cùng các địa phương nỗ lực hoàn thiện, nâng cao chất lượng thuỷ lợi trên địa bàn. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh thực hiện đầu tư, nâng cấp, sửa chữa 272 công trình/dự án xây dựng với tổng kế hoạch vốn hơn 1.436 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 486,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương hơn 950 tỷ đồng).

Thực hiện kiên cố hoá trên 50km kênh; nạo vét khoảng 127km kênh tiêu phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, bảo đảm cấp nước tưới ổn định cho trên 28.520 ha và tiêu thoát nước kịp thời khoảng 17.779 ha đất sản xuất nông nghiệp...

Ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện trên địa bàn các xã, huyện xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm bảo đảm tiêu chí số 4 về điện theo quy định. Từ năm 2021-2024 đã cải tạo, nâng cấp, sữa chữa gần 185km đường dây trung thế, gần 490km đường dây hạ thế, 235 trạm biến áp; xây dựng mới gần 114km đường dây trung thế, 239km đường dây hạ thế, 540 trạm biến áp.

Dự kiến trong năm 2025, ngành điện đầu tư cải tạo, nâng cấp, sữa chữa 9,3km đường dây trung thế, 52,7km đường dây hạ thế, 51 trạm biến áp; xây dựng mới 45,2km đường dây trung thế gần 60km đường dây hạ thế, 141 trạm biến áp.

Nhờ đồng bộ hạ tầng nông thôn, người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế (Ảnh nuôi cá lóc tại xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng).

Hạ tầng cơ sở thương mại, dịch vụ thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng hoàn thiện

Toàn tỉnh có 108 chợ đang hoạt động (bao gồm cả chợ bán 1 buổi sáng, buổi chiều, chợ tạm, chợ tự phát), 13 siêu thị và 1 trung tâm thương mại, trong đó đã khởi công cải tạo nâng cấp 5 chợ, với tổng kinh phí đầu tư 3,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chợ Thanh Phước (huyện Gò Dầu) đã hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng. Hầu hết, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hoá của nhân dân địa phương.

Giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp đã tiếp nhận quản lý, vận hành hệ thống cấp nước đô thị Mộc Bài với công suất thiết kế 7.000 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 3.000 hộ dân và công trình cấp nước ấp Trảng Trai, xã Tân Hoà, huyện Tân Châu với công suất thiết kế 147 m3/ngày.đêm, cấp nước cho 100 hộ dân.

Ngoài ra, ngành đã đưa vào vận hành công trình cấp nước Khu dân cư cầu Sài Gòn 2 tại ấp Cây Khế và ấp Con Trăn, xã Tân Hoà, huyện Tân Châu với công suất 2.300 m3/ngày.đêm; thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa 11 công trình cấp nước với tổng kinh phí khoảng 72,5 tỷ đồng, góp phần bảo đảm công tác cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 72%, tăng 9,9% so với năm 2020; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tăng 0,98% so với năm 2020.

Nhà máy nước khu đô thị Mộc Bài vận hành cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân một số xã nông thôn huyện Bến Cầu và thị xã Trảng Bàng, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch.

100% xã đạt chuẩn nông thôn

Dự kiến đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 71/71 xã đạt chuẩn NTM; 26/71 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4/71 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Như vậy, dự kiến đến cuối năm 2025, tỉnh có 71/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết số 01-NQ/ĐH, ngày 16.10.2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Có thể thấy rằng, giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc thực hiện chương trình. Hạ tầng cơ sở nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ, phát triển tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển, qua đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người tại nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Các tiêu chí về giáo dục và y tế được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn. Sự tham gia tích cực của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

Những kết quả này không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững cho nông thôn Tây Ninh mà còn góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận quá trình thực hiện chương trình vẫn còn một số hạn chế, tồn tại.

Các địa phương gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ phụ trách NTM cấp xã thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tham mưu, triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tuy được đầu tư, nâng cấp song một số lĩnh vực chưa theo kịp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và với biến đổi khí hậu; một số công trình đang có dấu hiệu xuống cấp, cần đầu tư duy tu, bảo dưỡng.

Tấn Hưng

(Còn tiếp)



Nguồn: https://baotayninh.vn/bai-1-nhieu-ket-qua-kha-quan-a185644.html

Comment (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

No videos available