Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDùng gừng đúng cách chữa nhiều bệnh tốt không ngờ

Dùng gừng đúng cách chữa nhiều bệnh tốt không ngờ


Gừng có tác dụng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Gừng có tác dụng chữa nhiều bệnh – Ảnh minh họa

70% vị thuốc Đông y có gừng

Dược sĩ cao cấp Trần Xuân Thuyết, nguyên cán bộ Công ty Dược phẩm Trung ương 1, cho biết gừng là loại cây gia vị được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới.

Khoảng 70% vị thuốc trong Đông y có vị gừng. Bộ phận dùng là thân rễ thường gọi là củ thu hái vào thu đông. Tùy theo cách dùng mà cách gọi khác nhau: dùng tươi gọi là sinh khương; phơi sấy khô gọi là can khương. 

Gừng tươi đem nướng gọi là ổi khương. Gừng khô thái lát dày sao cháy đen tồn tính (bẻ ra trong lòng màu nâu vàng) gọi là thán khương. Gừng khô thái lát dày sao sém vàng, đang nóng vẩy vào ít nước sôi nguội, đậy kín để nguội gọi là tiêu khương. Vỏ gừng là khương bì.

Thành phần hóa học của củ gừng tươi: tinh dầu 2 – 3%, nhựa dầu 5%, chất cay là zingeron, shogaol và zingiberol (trong đó zingiberol chiếm tỉ lệ cao nhất). Carbohydrat 17,7%, chất béo 0,75%, chất đạm 1,82%, các vitamin: B1: 0,025mg, B2: 0,034mg, B3: 0,075mg, B5: 0,203mg, B6: 0,16mg, B9: 11mg, C: 5mg. 

Khoáng chất: Ca 16mg, Mg 43mg, Phospho 34mg, K 415mg, sắt 0,6mg, kẽm 0,34mg. Ngoài ra còn chứa alpha – camphen, beta phelandren, eucaliptol, nen phân giải protid…

Gừng có tác dụng tốt trong y học: kháng sinh, chống viêm, giảm đau, chống nôn, chống co thắt cơ trơn. Theo dược sĩ Thuyết, gừng rất cần thiết trong đời sống hằng ngày để phòng và chữa bệnh:

– Chống nôn + nhiễm lạnh: Gừng tươi 1g cho người 16 tuổi trở lên nhai hoặc uống nước gừng, có tác dụng: chống say sóng khi đi tàu thuyền, chống nôn khi đi tàu xe, chống nôn do tác dụng phụ của hóa dược trị ung thư. 

Chống nhiễm lạnh khi ra ngoài trời rét. Chống nhiễm lạnh khi phải ngâm mình dưới nước lâu (tối đa 4 lần/ngày). 

 – Chống khô miệng + sỏi mật: Thái gừng thành lát mỏng (để trong túi PE sạch) mỗi lần ngậm 1 lát gừng sẽ kích thích niêm mạc miệng tiết nước bọt. Chống tích tụ sỏi mật cho người có tiền sử sỏi mật (thường xuyên mỗi ngày dùng 1 – 2 lần).

– Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống nhiễm vi rút: Người lớn nhai 1 miếng gừng buổi sáng sau ngủ dậy; trẻ em trên 5 tuổi tập nhai 0,25g gừng. Nếu sợ nhai có thể chế nước gừng theo cách: gừng tươi cạo sạch vỏ rửa sạch 10g nghiền nát, thêm 500ml nước sôi, cho vào lọ sạch có nút tốt. Khi dùng rót ra 50ml nước gừng để uống (trẻ em 12ml).

– Trị đau nửa đầu: uống 50ml nước gừng rồi xoa nước gừng vào bàn tay xoa lên đầu nhiều lần đến ướt tóc sau 20 phút sẽ đỡ.

– Trị đau vai, đau lưng: Thấm nước gừng vào gạc xoa rồi đắp vào chỗ đau.

– Giảm đau do thấp khớp: Ngày uống 5 lần x 50ml nước gừng bệnh sẽ chuyển rõ rệt sau 3 ngày dùng thuốc.

– Chữa cao huyết áp đột ngột, chân lạnh (do dương khí kém): Lấy 200ml nước gừng hòa với 800ml nước nóng cho vào 2 túi ni lông để ngâm chân, sau 15 phút sẽ từ từ hạ huyết áp.

– Giải độc do cua cá: Uống 50ml nước gừng hòa với 20ml nước sôi còn 80 độ C.

Trị nôn do thai nghén: Mỗi lần uống 20ml nước gừng hòa với 30ml nước nóng x 4 lần/ngày.

– Phòng bệnh nghẽn mạch máu: Ngày uống 5 lần x 50ml nước gừng (tốt hơn dùng aspirine).

– Trị ho: Lấy 5ml mật ong (1 thìa cà phê) cho vào 50ml nước gừng rồi nhấp từng ít đến hết, ngày dùng 4 lần.

– Chữa cảm mạo phong hàn: Bạc hà, kinh giới, tía tô mỗi thứ 10g; bạch chỉ, địa liền, vỏ quýt mỗi thứ 6g, gừng tươi 3g lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.

– Chữa thượng thổ hạ tả do lạnh: Gừng lùi: rửa sạch củ gừng tươi khoảng 20g, bọc 3 lớp giấy rồi vùi vào than củi hoặc hơ trên lửa cho chín, bỏ hết giấy rồi giã nát và vắt lấy nước gừng thêm 50ml nước nóng cho người bệnh uống. Bã gừng đem xát vào lòng bàn chân, bàn tay người bệnh.

– Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ói: Gừng khô 10g, chích cam thảo 4g, sắc nước còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày.

– Chữa đau bụng, đầy bụng, tiêu phân loãng: Gừng sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc, mỗi lần uống 2-4g.

– Chữa đau ở tim: Gừng khô tán bột 4g uống với nước cơm.

– Chữa lỵ ra máu: Gừng khô thiêu tồn tính tán bột, ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2-4g chiêu bằng nước cháo.

Chế gừng để chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa

Chế gừng để chữa nhiều bệnh – Ảnh minh họa

Dùng gừng giải say rượu cẩn thận tai biến nguy hiểm

Nhiều người hiện dùng gừng chữa say rượu, nhưng theo bác sĩ Đông y, đây là cách làm không tốt cho sức khỏe.

Theo đó, say rượu là tình trạng ngộ độc cấp tính do uống một lượng rượu quá nhiều. Dưới tác dụng của rượu vỏ não bị ức chế dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi, nói cười không tự chủ, đầu nặng mắt hoa, đi đứng xiêu vẹo, nôn mửa bừa bãi, da lạnh, thở nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các tai nạn giao thông nguy hiểm. 

Khi lâm vào trạng thái phiền toái này, theo quan niệm của y học cổ truyền, người say nên ăn những đồ có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát hóa đàm để nhằm mục đích giải rượu và phòng chống các tai biến không mong muốn.

“Không có việc ăn gừng chữa hoặc chống đỏ mặt khi uống rượu. Bởi trong gừng có những hoạt chất gây kích thích hưng phấn trong cơ thể, gây giãn mạch và làm thông các mạch máu.

Bởi vậy, Đông y thường dùng gừng để trị cảm lạnh, khi đi ngoài trời lạnh ngậm gừng tươi để tăng sức ấm cho cơ thể, tăng cường các chức năng hoạt động của cơ thể như: như nhịp tim, huyết áp… Đặc biệt, gừng làm giãn mạch, tăng cường hệ thống giao cảm, kích thích cơ thể vã mồ hôi để giải cảm.

Uống rượu đã khiến cơ thể đại nhiệt, giãn mạch, mặt đỏ… nếu dùng thêm gừng thì chỉ khiến mạch giãn nhiều và đỏ hơn. Không có kinh nghiệm dân gian nào dùng gừng để giải rượu. Vì vậy, nếu đã uống rượu thì hoàn toàn không nên uống nước gừng hoặc ăn gừng. 

Dùng gừng lúc này: cả rượu và gừng đều giãn mạch có thể làm tăng thêm các biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…” – ThS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhấn mạnh.

– Không dùng gừng cho người nội nhiệt, say nắng, sốt cao, bệnh gan, bệnh trĩ, biểu hư (ra nhiều mồ hôi), mất máu nhiều, trước và sau phẫu thuật.

– Gừng tương kỵ với thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi trị tăng huyết áp (amlodipine…).

– Không dùng gừng bị giập nát hoặc chuyển màu vì sinh chất độc sẽ hại gan.

– Khi thấy củ gừng mọc mầm trắng phải cắt bỏ mầm ngay để tránh mất hoạt chất.

Gừng gây ra các tương tác với thuốc nào?Gừng gây ra các tương tác với thuốc nào?

Gừng là nguyên liệu có nhiều chức năng – một loại thực phẩm, gia vị, chất tăng hương vị và là thành phần làm thuốc. Gừng có tác dụng tạo vị cay nồng và mùi thơm dễ chịu cho cả món mặn và món ngọt.



Nguồn: https://tuoitre.vn/dung-gung-dung-cach-chua-nhieu-benh-tot-khong-ngo-20240523223239689.htm

Cùng chủ đề

Ai không nên ăn gừng?

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, người tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, người nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi thì không nên ăn gừng. Ăn nhiều gừng, thời gian lâu có thể bị toét mắt, chảy nước mắt sống.Gừng là loại cây thảo, sống dai, thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, mang nhiều chồi, từ đó phát ra những thân cao 80-100 cm....

Cách chọn, sử dụng gừng hiệu quả, bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa Đông

Lý do nên ăn gừng vào mùa Đông Với hương vị cay nồng và nhiều lợi ích sức khỏe, gừng vừa ngon vừa bổ dưỡng lại rất đa năng, dễ thêm vào nhiều món ăn. Lợi ích sức khỏe của gừng chủ yếu là do chất chống oxy hóa, đặc tính chống viêm và hàm lượng các hợp chất có trong gừng. Hương thơm độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên trong nó, trong đó quan trọng...

Những loại gia vị giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Nghệ Hợp chất hoạt động chính trong nghệ là curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghệ có thể giảm viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ruột. Curcumin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm ruột bằng cách điều chỉnh các con đường gây viêm trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, curcumin có thể ức chế sự hoạt hóa của các tế bào...

Gừng có giúp giảm cân không?

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe Trà gừng Trà gừng có thể được chỉ định để chống buồn nôn và nôn, cải thiện tiêu hóa, làm thông thoáng đường thở và giảm ho khan. Phương pháp chuẩn bị 2 đến 3 cm gừng tươi nghiền; 200 ml nước. Trà gừng cũng có thể được chế biến với các loại thực phẩm hoặc thảo mộc khác, chẳng hạn như chanh, quế hoặc bạc hà. Cho gừng và nước vào nồi và đun sôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

Nữ vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân đại diện thanh niên báo công tại đại hội

Nữ vận động viên vừa giành 2 HCV Giải vô địch quyền taekwondo thế giới Châu Tuyết Vân đại diện 980 đại biểu báo công, tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ Bệnh gan nhiễm mỡ...

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 17-12: Lấn chiếm, đổ rác quanh ga metro số 1; Việt Nam sẽ có 6 bệnh viện tầm quốc tế

Tin tức đáng chú ý: Đề nghị xử lý việc lấn chiếm quanh ga metro số 1; Việt Nam sẽ có 6 bệnh viện ngang tầm quốc tế; Sửa quy định về thẩm quyền của cảnh sát môi trường... ...

6 bệnh viện được ưu tiên nâng cấp đầu tư ngang tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, huy động nguồn lực gắn với trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế; xây dựng lộ trình thực...

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khai trương trung tâm chẩn đoán hình ảnh tuyến vú công nghệ cao

DNVN - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa chính thức khai trương Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Tuyến vú Công nghệ cao, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sàng lọc và điều trị ung thư vú tại Việt Nam. ...

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khai trương trung tâm chẩn đoán hình ảnh tuyến vú công nghệ cao

DNVN - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa chính thức khai trương Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Tuyến vú Công nghệ cao, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sàng lọc và điều trị ung thư vú tại Việt Nam. ...

7 dấu hiệu phổ biến nhất khi thiếu vitamin C, cần bổ sung ngay

Vitamin C là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương và nhiều lợi ích khác… ...

Mới nhất

Chuỗi hoạt động chào mừng đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Ngày 7 /12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao chào mừng Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Bình Bương lần thứ IV năm 2024. Sự kiện là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số có dịp gặp gỡ, giao lưu...

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Việt Nam lọt top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia

Trang asianaviation.com (Singapore) ngày 16/12 dẫn Báo cáo Xu hướng du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến du lịch ngày càng hấp dẫn du khách Australia. ...

Mới nhất