Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối...

Đưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối nước ngoài: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?


Tiềm năng lớn

Đây là nội dung được đưa ra tại Hội thảo “Đưa đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài” trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế năm 2023 (Vietnam Sourcing 2023) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, bất chấp sự khó khăn chung của thị trường và những xáo trộn trong chuỗi cung ứng, xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam những năm gần đây vẫn có nhiều bứt phá.

Với những ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cùng ưu đãi từ 15 Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực đang thực hiện với nhiều đối tác trên thế giới mà đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), liên tục trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm duy trì tốc độ tăng trưởng trên hai con số. Năm 2022, xuất khẩu nông, lâm thủy sản của Việt Nam đạt 53,2 tỉ USD, tăng gần 10% so với 2021. Trong đó có nhiều nhóm hàng có kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD như gỗ, thủy sản, cà phê, cao su, gạo, rau quả, và điều..

Đặc biệt là trong năm 2022, nhiều loại nông sản của nước ta như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, chanh leo, sầu riêng… được cấp phép xuất khẩu sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây.

Đưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối nước ngoài: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Toàn cảnh hội thảo

Năm 2023, trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, đặc biệt là lạm phát tăng cao ở tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam được dự báo vẫn sẽ vượt qua con số 50 tỉ USD. Hiện nay Việt Nam là nhà cung ứng trong top 3 thế giới về cà phê, lớn thứ nhất về hạt điều, lớn thứ nhất về hạt tiêu, lớn thứ ba về gạo, …

Trong số các sản phẩm nông sản, Rau quả là một trong những điểm sáng trong các nhóm ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Dự báo cả năm 2023, nhiều khả năng xuất khẩu rau quả sẽ cán đích ở cột mốc lịch sử 5 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, năm 2023, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu bùng nổ sau hậu Covid-19 cộng với lợi thế về vị trí địa lý gần khiến chi phí logistics và rủi ro về thời gian thấp hơn các thị trường khác.

Mặc dù có nhiều tiềm năng lớn, song theo bà Hiền xuất khẩu nông sản đang đối mặt với nhiều thách thức khi các quốc gia không chỉ điều chỉnh khung khổ pháp lý của mình với hàng loạt các Luật, các quy định mới. Điển hình như, giữa tháng 5 vừa qua, EU cũng đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Cuối tháng 6/2023, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.

Các quy định về bảo vệ môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ và các thị trường Đông Bắc Á ngày càng chặt chẽ hơn. Chính phủ Hoa Kỳ và Canada cũng đang cân nhắc các cơ chế tương tự CBAM và EUDR của EU. EU cũng nêu rõ các nhóm mặt hàng nằm trong CBAM và EUDR sẽ được mở rộng trong tương lai.

Đáp ứng các yếu tố về môi trường

Ông Paul Lê – Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, Central Retail đã hối hợp với Bộ Công Thương tổ chức “Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan” nhằm giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, gia tăng cơ hội bán hàng vào kênh phân phối của Thái Lan. Và muốn xuất khẩu và đưa hàng vào các hệ thống phân phối, doanh nghiệp phải nắm rõ thông tin thị trường. Khi tham dự các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối xuất khẩu, doanh nghiệp nên đem đến câu chuyện sản phẩm thay vì những sản phẩm thông thường.

Đưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối nước ngoài: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được cải thiện

Dẫn ví dụ cụ thể, ông Paul Le cho biết, tại tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2022, một doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam tại Cà Mau đã thu hút sự quan tâm của khách hàng khi có cách tiếp cận thị trường một cách chủ động.

Theo đó, doanh nghiệp này đem đến hội chợ hai sản phẩm gồm bánh phồng tôm và tôm khô. Sau khi setup gian hàng tại hội chợ, doanh nghiệp này đã chủ động đến các chợ, siêu thị tại Thái Lan để tìm hiểu về nhu cầu các sản phẩm tương tự trước khi tham gia phiên kết nối B2B.

Theo đại diện doanh nghiệp cho biết, khảo sát thị trường, doanh nghiệp nhận thấy tại Thái Lan, các sản phẩm phồng tôm, tôm chỉ chiếm 25% trong thành phần, trong khi đó các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp có tới 40% tôm. Đáng chú ý, các sản phẩm tôm này là tôm sinh thái… Chính sự chủ động tìm hiểu này đã giúp doanh nghiệp đạt được thành công sau hội chợ bởi có nhiều khách hàng quan tâm và ký kết hợp đồng.

“Khi tham gia hội chợ, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường, cũng như sự chuẩn bị về nguồn hàng. Ngoài kỹ năng cứng là hồ sơ giấy tờ, doanh nghiệp phải có kỹ năng mềm để tìm kiếm thị trường”, ông Paul Le nhấn mạnh.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, ông Vincent Gothknecht, Trưởng đại diện Công ty I.Schroeder (Đức), cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế lớn về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU nhờ Hiệp định EVFTA.

Theo ông Vincent, châu Âu là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này phải có truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó là đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn về môi trường, lao động.

Nhìn nhận về chất lượng nông sản Việt, ông Vincent Gothknecht cho biết, hiện có khoảng 50 nhà cung ứng tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản như vải, thơm, chanh dây… và hàng thủy sản cho công ty. Theo đó, chất lượng sản phẩm không còn là vấn đề với nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, điểm nghẽn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải chủ yếu là yêu cầu về môi trường, việc giảm phát thải, trung hòa carbon…

“Nhiều nhà mua hàng muốn những nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ phải trung hòa carbon. Do đó, nếu doanh nghiệp Việt Nam không đạt được tiêu chuẩn này sẽ mất cơ hội”, ông Vincent nhấn mạnh.

Cùng với đó là sự hỗ trợ của Chính phủ với các ngành hàng. Đơn cử như, tại Đồng bằng sông Cửu Long, các sản phẩm cá tra, tôm… xuất khẩu của Việt Nam đã đạt nhiều tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các quốc gia nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council) xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn với các mặt hàng thủy sản đánh bắt. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia khác như Philippines… các sản phẩm thủy sản đánh bắt đã có chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council – MSC) khai thác bền vững nguồn thủy sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã mất cơ hội xuất khẩu vào thị trường này.

Cũng theo ông Vincent Gothknecht, muốn xuất khẩu vào EU, sản phẩm phải có chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn môi trường, lao động… Để làm được điều này, doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư nguồn lực khá lớn bởi đây là yêu cầu bắt buộc để thâm nhập thị trường.

“Chiến lược đường xa có thể thua trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn chắc chắn doanh nghiệp sẽ thắng”, Vincent Gothknecht nhấn mạnh.





Source link

Cùng chủ đề

Thị trường Halal – ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, Halal đang được xem là thị trường lớn rất tiềm năng cho cho các nước sản xuất lương thực thực phẩm lớn; trong đó, có Việt Nam.

Những lô dừa tươi Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Trung Quốc

Theo thông tin từ Hải quan Côn Minh, Vân Nam, ngày 15/10, lô hàng dừa tươi có trọng lượng 30 tấn của Việt Nam đã thông quan và nhập cảnh qua cửa khẩu Hà Khẩu thuộc tỉnh này. Đây là lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên nhập khẩu bằng đường bộ sang Trung Quốc.Truyền thông nước này cho biết, quá trình thu hái và vận chuyển dừa tươi đến cửa khẩu chỉ mất chưa đầy 3...

Con đường mở ra cánh cửa mới cho nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn là điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%; giá trị xuất siêu đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ 2023.

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55...

Kết nối giao thương doanh nghiệp trái cây, nông sản thực phẩm Việt Nam-Trung Quốc tại Quảng Châu

Các đại biểu nêu bật vai trò quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với xuất khẩu trái cây, nông sản thực phẩm của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường liên hệ, trao đổi, giao thương.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối ổn định và duy trì ở mức tốt vì nguồn cung khan hiếm do vụ thu hoạch ở Tây Nguyên...

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị. Anh Nguyễn Trí Thức - Quản đốc Phân xưởng Vận hành, Công ty Thủy điện Quảng Trị là một người có năng lực, hết lòng tận tụy với công việc, có lối sống hòa đồng, gần gũi được đồng nghiệp; là gương...

Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (11/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc giảm gần 3%. Bên cạnh đó là thị trường năng lượng với hai mặt hàng giá dầu thô WTI và...

Bạc trong nước duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay (12/11), thị trường bạc tiếp tục hưởng lợi từ quyết định giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và đồng USD suy yếu. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.140.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.175.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch...

Có nên cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Thị trường vàng dần ổn định nhưng tình trạng khan hiếm vẫn diễn ra. Vì vậy, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng là một trong các cách cải thiện nguồn cung. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bình ổn thị trường vàng. Những nỗ lực đó đã mang lại không ít kết quả tích cực, mà nổi bật nhất chính là việc giá vàng SJC đang tiệm cận giá vàng...

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?

Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Báo cáo tháng 10/2024 của Quỹ đầu...

Cùng chuyên mục

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

(PLVN) - Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín...

Bộ Xây dựng: Không có quy định cấm cho thuê căn hộ chung cư để ở

Luật Nhà ở 2023 quy định chủ sở hữu nhà ở có quyền "sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm". Cho thuê căn hộ phải làm thế nào? Thời gian qua, những người...

Giá vàng giảm sâu, diễn biến “lạ” tại các điểm mua bán

(NLĐO) - Giao dịch vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn ở TP HCM và Hà Nội từ sáng đến trưa 12-11 khá trầm lắng, khi giá vàng trong nước và thế giới rớt mạnh ...

Kích thích thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Tiền vào chứng khoán “nhỏ...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Mới nhất