Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDu học sinh Việt Nam 'mắc kẹt' ở Belarus

Du học sinh Việt Nam ‘mắc kẹt’ ở Belarus


Được nhận học bổng diện hiệp định ở Belarus nhưng suốt 4-6 tháng, Nghĩa không được cấp tiền để sinh hoạt và gặp nhiều rắc rối trong học tập.

Lê Trọng Nghĩa, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được Cục Hợp tác quốc tế cử du học Belarus theo diện hiệp định liên chính phủ giữa hai nước vào năm 2022. Hôm 23/10, Nghĩa gửi đơn “cầu cứu” tới Bộ Giáo dục và Đào tạo vì không được phía bạn tiếp nhận theo học bổng này, khiến việc học bị chậm trễ, đời sống khó khăn.

Nghĩa cho hay cùng hai bạn khác bay sang Belarus vào tháng 12 năm ngoái. Học bổng bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm y tế, vé máy bay, lệ phí làm hộ chiếu, visa… Hàng tháng, các du học sinh nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt khoảng 17,5 triệu đồng (hơn 700 USD). Trong đó, phía Việt Nam chi 10 triệu đồng, còn lại do phía Belarus chi trả (không tính thời gian học tiếng Nga).





Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky, thành phố Pinsk, Belarus. Ảnh: Just Arrived

Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky, thành phố Pinsk, Belarus. Ảnh: Just Arrived

Theo Nghĩa, ba sinh viên phải học một khóa tiếng Nga, trước khi nhập học chuyên ngành vào đầu tháng 9 năm nay. Nghĩa được cử sang học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Polessky và cùng một sinh viên khác học tiếng luôn tại đây. Nam sinh còn lại học ở trường khác.

Tuy nhiên, đến tháng 6, Nghĩa được phòng hợp tác quốc tế của trường thông báo tất cả du học sinh Việt Nam đến Belarus năm 2022 không được tiếp nhận theo diện hiệp định.

“Nếu muốn tiếp tục học chuyên ngành tại Belarus, chúng em phải chi trả như mọi sinh viên quốc tế khác”, Nghĩa nói.

Nam sinh và các bạn liên hệ, gửi giấy tờ liên quan về Bộ Giáo dục và Đào tạo hồi tháng 7. Đến tháng 10, các em được Cục Hợp tác quốc tế gửi một văn bản của Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam, cho biết sẽ tiếp nhận cả ba. Cục hướng dẫn các em mang theo công văn đến trường để nhập học theo diện hiệp định. Tuy nhiên trường cho biết đây là học bổng miễn học phí do trường cấp.

Hôm 13/10, Nghĩa được nhập học chuyên ngành. Tuy nhiên, lớp học đã bắt đầu từ 4/9, đồng nghĩa với việc em đã vắng mặt nửa học kỳ, không có điểm chuyên cần; không tham gia các bài kiểm tra và lỡ mất nhiều kiến thức nền tảng.

“Ở Belarus, nếu kết quả học tập yếu hoặc tỷ lệ vắng cao, chúng em có thể bị đuổi học”, Nghĩa giải thích. Nghĩa và bạn cũng đang lo phải học lại, không còn cơ hội lấy bằng xuất sắc.

Ngoài ra, từ ngày sang cho đến tháng 5/2023, Nghĩa không nhận được sinh hoạt phí do phía Việt Nam cấp. Gia đình ở quê khó khăn nhưng phải vay mượn, nhờ người thân gửi cho Nghĩa để trang trải ăn uống, trả phí ký túc xá.

Hồi tháng 5, Bộ chuyển cho Nghĩa tiền sinh hoạt phí của 7 tháng, sau đó lại dừng. Nam sinh cho hay thời gian qua phải sống nhờ vào số gạo, rau, thức ăn từ sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở Belarus.

“Em đã hy vọng về một tương lai xán lạn, muốn du học để không là gánh nặng cho gia đình nhưng không ngờ lại như vậy”, Nghĩa nói.

Nghĩa cho biết theo thông báo tuyển sinh đi học tại Belarus diện hiệp định năm 2022, những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học phải bồi hoàn kinh phí đào tạo. Do đó, nếu trở về nước, nam sinh có thể phải đền bù số tiền hàng trăm triệu, nhưng ở lại mà không nhận được tiền sinh hoạt thì sẽ rất chật vật. Chi phí sinh hoạt ở mức bình thường tại Belarus hiện nay khoảng 10 triệu đồng một tháng, nhưng với du học sinh, khoản này sẽ cao hơn do phải chi trả tiền bảo hiểm, hộ khẩu… Phí ký túc xá cũng cao gấp 5 lần so với sinh viên bản địa.

Do đó, nguyện vọng của Nghĩa và các bạn là được nhập học lại vào năm sau, vẫn theo diện hiệp định.

Chiều 25/10, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác nhận nắm được thông tin của ba du học sinh từ tháng 7. Cục này đã tham mưu lãnh đạo Bộ gửi công hàm tới Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus, đề nghị tiếp nhận ba du học sinh vào học chuyên ngành theo diện hiệp định.

Đến hôm 5/10, Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam cho hay sẽ tiếp nhận nhưng chỉ miễn học phí, theo ông Thanh.

Về nguyện vọng của Nghĩa, ông nói phía Belarus không đồng ý cho du học sinh tạm dừng học một năm, trừ khi có lý do về sức khỏe hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

“Cục sẽ trao đổi với phía Belarus để đảm bảo quyền lợi và các chế độ chính sách cho du học sinh theo diện hiệp định”, ông Thanh chia sẻ.

Lý giải việc chậm sinh hoạt phí, ông Thanh nói do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine nên không thể chuyển tiền. Phương án chuyển vào tài khoản của các em ở Việt Nam cũng chưa được phê duyệt.

Học bổng chính phủ Belarus nằm trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác giáo dục giữa Belarus và Việt Nam, mỗi năm có 20 suất, chia đều cho bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập sinh. Để được xét học bổng đại học, sinh viên phải có điểm tổng kết trong ba năm THPT và kỳ đầu ở đại học từ 7 trở lên. Nếu ứng tuyển từ lớp 12, ngoài điều kiện học lực, các em còn phải đạt giải học sinh giỏi ở các kỳ thi khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Minh




Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

‘Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc’

Trong dự Luật Nhà giáo trình Quốc hội khoá XV, Kỳ họp 8, Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi thẩm quyền tuyển dụng giáo viên sẽ do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm. Việc tuyển giáo viên phải căn cứ vào đề án vị trí việc làm; chuẩn nhà giáo; chương trình giáo dục, đào tạo; quỹ tiền lương nhằm bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu nhà giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

(ĐCSVN) - Đồng chí Phan Xuân Thuỷ chúc mừng và biểu dương Học viện Chính trị Khu vực III trong thời gian qua luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh giao. Học viện đã không ngừng nỗ lực, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Trao giải ‘Người thầy kính yêu’ lần 3: Gieo tri thức cho đời thêm xanh

Sáng 14-11, Báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi 'Người thầy kính yêu' lần 3. Ban tổ chức đã trao giải cho 7 tác phẩm xuất sắc và 4 nhà giáo tiêu biểu. Trong đó, có...

Cô gái ngồi xe lăn mở thư viện miễn phí cho trẻ em quê lúa

Không có đôi chân khỏe mạnh nhưng Hoàng Thị Dịu vẫn bước đi bằng tâm hồn và ý chí mạnh mẽ. Cùng với dạy học, cô còn lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại...

Hiến kế phát triển giáo dục Hạ Long trong kỷ nguyên mới

Ngày 14/11, TP Hạ Long tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Giáo dục Hạ Long trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu...

Mới nhất

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Hưng Yên

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã về chung vui Ngày...

Lợi thế giúp gia tăng giá trị bất động sản Vinhomes Global Gate

(Dân trí) - Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội) đồng hành nhà đầu tư bằng việc thúc đẩy hạ tầng, gia tăng tiện ích và xây dựng cộng đồng dân cư cùng chính sách ưu việt. Những lý do giúp dự án Vinhomes thu hút nhà đầu tưHơn 10 năm qua, Vinhomes khẳng định vị thế là thương hiệu...

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Triều cường Rằm tháng 10 tại TPHCM có thể đạt đỉnh

TPO - Đỉnh triều cao nhất đợt này tại TPHCM có thể xuất hiện vào ngày 16 - 17/11 (tức 16 - 17 tháng 10 Âm lịch), thời gian xuất hiện từ 4-6h và 16-18h.  TPO - Đỉnh triều cao nhất đợt này tại TPHCM có thể xuất hiện vào ngày 16 - 17/11 (tức 16 -...

Ôtô nối nhau hàng cây số chờ qua nút giao đang thi công cao tốc ở Đà Nẵng

TPO - Hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày khiến khu vực nút giao đang thi công hạ tầng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đoạn qua Đà Nẵng liên tục ùn tắc, gây nhiều khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông. 14/11/2024 | 08:26 ...

Mới nhất

Có cả Thái Lan và…