Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnĐộc đáo lễ cưới người Ba Na

Độc đáo lễ cưới người Ba Na


Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình.

Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau sẽ tìm gặp, làm quen và được sự thông qua của ông mai. Khi đôi trai gái muốn về ở với nhau, ông mai sẽ họp mặt ông mối phụ, già làng và gia đình hai bên, để xét xem đã đủ tuổi chưa, xem hai trẻ đi lại với nhau lâu dài chưa, xin gia đình hai bên cho phép về ở với nhau.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Các lễ vật được chuẩn bị trước lễ cưới. (Ảnh: TUYẾT LOAN)

Khi hai gia đình đã đồng ý, ông mai và cả hai bên sẽ rà soát xem hai bên có liên quan đến huyết thống, họ hàng không, và sẽ tổ chức bên nhà gái hay nhà trai trước. Với các cặp lấy nhau cùng trong làng, thường sẽ cưới ở nhà gái trước, sinh sống khoảng 2-3 năm bên nhà gái, khi sinh con đẻ cái, rồi chuyển sang nhà trai ở tiếp năm sau, rồi lại chuyển về nhà gái… Chuyển qua chuyển lại như thế khoảng vài năm, đến khi hai vợ chồng đủ khả năng tự lấy gỗ dựng nhà cho mình, sẽ được ra ở riêng. Anh Đinh Mỡi cho biết, sở dĩ có chuyện ở luân phiên hai bên như vậy là để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ hai bên đã sinh thành, nuôi nấng cả hai trưởng thành như ngày hôm nay. Người Ba Na không quan trọng giàu hay nghèo, chỉ cần tìm người siêng năng, khỏe mạnh và trung thực. Người Ba Na cũng duy trì chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Ông mối treo khăn và dao lên cây cột gưng.

Khi lễ cưới được định ngày, cả làng sẽ cùng nhau chuẩn bị từ sáng sớm. Ngoài rượu cần, heo, gà, nhất thiết phải có đôi khăn, cuộn chỉ… để đôi trai gái trao nhau ngày cưới. Những lễ vật quan trọng trong lễ cưới gồm có 2 xâu thịt heo và gan heo, 2 khăn choàng truyền thống của 2 bên gia đình treo trên 2 con dao gỗ. Theo quan niệm xưa, mọi xích mích giữa hai người phải giải quyết xong hết trước lễ cưới, nếu trong lễ cưới vẫn còn xích mích, cô gái phải lấy khăn choàng đó treo cổ, chàng trai phải lấy dao tự đâm mình.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Xâu thịt lợn và gan gà được treo trên cột gưng. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các vật thiêng được ông mối treo lên cây cột gưng ở giữa nhà rông. Đây là cây cột thiêng, thường đặt ở giữa nhà rông, là nơi thờ cúng chung của làng hoặc của gia đình (nếu đặt trong nhà). Đôi trai gái sẽ trao cho nhau vòng tay, khi đã nhận vòng của nhau, hai người sẽ không được phép có quan hệ yêu đương khác nữa. Ông mối đọc lời thề rằng nếu chàng trai bỏ cô gái hoặc ngược lại, sẽ phải đền một con trâu, một tạ heo và 50 ché rượu.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Một số vật phẩm trong lễ cưới như rượu, thịt, gạo, cuộn chỉ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Khi rước chú rể về đến nhà gái, đằng gái sẽ chuẩn bị trước một chiếc cuốc trên đó đặt một cây nến, chú rể sẽ bước qua trước, cô dâu bước qua sau, dùng chân dập tắt cây nến, coi như hai người đã trở thành vợ chồng. Một người sẽ trải tấm chiếu mới để hai vợ chồng cùng ngồi làm lễ.

Ông mối đọc lời thề rằng nếu chàng trai bỏ cô gái hoặc ngược lại, sẽ phải đền một con trâu, một tạ heo và 50 ché rượu.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Cô dâu chú rể trao vòng cho nhau. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Sau khi đôi trai gái trao vòng cho nhau, chính thức trở thành vợ chồng, dân làng cùng nhau uống rượu, ăn thịt, nhảy múa suốt từ chiều đến đêm để mừng và chúc phúc cho đôi vợ chồng mới.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Gia đình cô dâu chúc phúc cho chú rể.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Cô dâu chú rể sẽ cùng nhau uống rượu, ăn thịt, bắt đầu cuộc sống chung. (Ảnh: TUYẾT LOAN)

Điều đặc biệt trong lễ cưới của người Ba Na là mọi người sẽ mang theo nến trong lễ rước dâu từ nhà đến nhà rông và từ nhà rông về nhà gái. Nến bằng sáp ong do gia chủ chuẩn bị. Ai cũng phải cố gắng giữ ngọn nến không tắt trong suốt chặng đường để cầu cho cô dâu và chú rể sống với nhau tới đầu bạc răng long.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Dân làng sẽ nhảy múa và ăn mừng đến tối. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Điểm đặc biệt của lễ cưới là trong đêm tân hôn, cô dâu và chú rể không được ngủ mà cùng nhau thức để giữ cho ngọn nến của mình sáng hết đêm. Ai đi ngủ trước sẽ bị xem là yểu mệnh. Đôi vợ chồng mới cưới chỉ đi ngủ khi gà gáy sáng, họ mới đi ngủ. Việc thức cùng nhau cả đêm tượng trưng cho sự đồng hành cùng nhau đến cuối đời.

Độc đáo lễ cưới người Ba Na -0
 Vũ điệu tái hiện cuộc chiến đấu của những chiến binh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Những nét độc đáo, thú vị trong sự kiện tái hiện lễ cưới của người Ba Na thu hút khá đông du khách tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sau khi kết thúc lễ cưới, rất nhiều du khách đã tham gia vòng xoang, uống thử rượu cần, chung vui với đoàn nghệ nhân.
 





Nguồn: https://nhandan.vn/doc-dao-le-cuoi-nguoi-ba-na-post685868.html

Cùng chủ đề

Liên hoan hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái diễn ra vào tháng 11/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa thông báo kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Theo dự kiến, Liên hoan diễn ra từ ngày 15 đến 17/11/2024 tại Làng Văn hóa -...

Trải nghiệm và khám phá mùa Hè tại Làng Văn hóa

Hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc có mặt ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam để mang lại nhiều hoạt động văn hoá, ẩm thực đặc sắc cho du khách.

Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tại hội nghị, Phó Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Phạm Văn Quyến đã báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, trong 6 tháng...

Về Đồng Mô hòa vào phiên chợ vùng cao

Kéo dài từ ngày 30/4-1/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng nhằm chào mừng Ngày hội Thống nhất non sông tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Và sự kiện “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng” là điểm nhấn của chuỗi hoạt động diễn ra trong dịp này. Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa...

Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của một phiên chợ vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 gần Biển Đông

NDO - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.   Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn) Hồi 10 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 124,4 độ kinh...

Người nói ngôn ngữ cổ Yamana cuối cùng ở Chile qua đời do Covid-19

Theo đó, cụ Cristina Calderon, đại diện cuối cùng của cộng đồng Yagan thông thạo ngôn ngữ Yamana vừa qua đời vì Covid-19 hồi giữa tuần này, thọ 93 tuổi. Trong ngôi nhà đơn sơ ở Villa Ukika, thị trấn lâu đời do người Yagan khai phá và sáng lập nên ở cực nam xa xôi của Chile, cụ Calderon từng kiếm sống bằng nghề bán tất dệt kim, đồng thời nắm giữ vai trò người đại...

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Bài đọc nhiều

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Lần đầu du lịch Mexico, du khách chớ bỏ qua các điểm sau

Thác nước HorsetailThác nước Horsetail (Cola de Caballo) là một kiệt tác tự nhiên hùng vĩ tại Mexico,...

Hà Nội chuẩn bị ban hành chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sáng 31/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hiện Hà Nội có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, đứng đầu cả nước về số lượng. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội gồm nhiều loại hình phong phú, đặc sắc: lễ hội truyền thống, diễn xướng dân...

Người nói ngôn ngữ cổ Yamana cuối cùng ở Chile qua đời do Covid-19

Theo đó, cụ Cristina Calderon, đại diện cuối cùng của cộng đồng Yagan thông thạo ngôn ngữ Yamana vừa qua đời vì Covid-19 hồi giữa tuần này, thọ 93 tuổi. Trong ngôi nhà đơn sơ ở Villa Ukika, thị trấn lâu đời do người Yagan khai phá và sáng lập nên ở cực nam xa xôi của Chile, cụ Calderon từng kiếm sống bằng nghề bán tất dệt kim, đồng thời nắm giữ vai trò người đại...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Cùng chuyên mục

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Người nói ngôn ngữ cổ Yamana cuối cùng ở Chile qua đời do Covid-19

Theo đó, cụ Cristina Calderon, đại diện cuối cùng của cộng đồng Yagan thông thạo ngôn ngữ Yamana vừa qua đời vì Covid-19 hồi giữa tuần này, thọ 93 tuổi. Trong ngôi nhà đơn sơ ở Villa Ukika, thị trấn lâu đời do người Yagan khai phá và sáng lập nên ở cực nam xa xôi của Chile, cụ Calderon từng kiếm sống bằng nghề bán tất dệt kim, đồng thời nắm giữ vai trò người đại...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp

Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được...

Mới nhất

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa...

Thuê thợ lặn kiểm tra móng cầu Bến Thủy 1 và cầu Linh Cảm

Cầu Bến Thủy 1 bắc qua dòng sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh. Cầu Linh Cảm nằm trên quốc lộ 8A, bắc qua sông Ngàn Sâu, nối 2 huyện Đức Thọ và Hương Sơn (Hà Tĩnh).  Cầu Bến Thủy 1 được đưa vào sử dụng ngày 19/5/1990 và cầu Linh Cảm được đưa vào sử dụng tháng...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng...

Mới nhất