Trang chủNewsThời sựDoanh nghiệp nội 'thất thế' trên sân nhà

Doanh nghiệp nội ‘thất thế’ trên sân nhà


Theo đuổi dệt may từ ngày ngành này mới bùng nổ, đến nay đã gần 30 năm, ông Nguyễn Cao Phương, quản lý sản xuất công ty may Việt An (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), chưa bao giờ cảm thấy ngành khó khăn như lúc này.

Năm 2020, khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, ngành dệt may hứng chịu hệ quả từ điểm yếu cố hữu: quá tập trung gia công, và phó mặc nguyên vật liệu cho chuỗi cung ứng ngoài nước. Việt Nam khi đó nhập khẩu 89% vải để sản xuất cho xuất khẩu, trong đó 55% từ quốc gia láng giềng tỷ dân. Chuỗi cung ứng vốn hoạt động trơn tru bỗng đứt gãy hoàn toàn vì “tắc” nguyên liệu khi Trung Quốc “đóng băng” giao thương để chống dịch.

Ông Phương đã nhận ra “gót chân Achilles” này từ nhiều năm trước, nhưng không có lựa chọn.

Đối tác xuất khẩu từ chối nhận hàng gia công nếu nguyên liệu không đến từ nhà cung cấp được chỉ định, gồm cả keo, vải lót, nút áo… Hệ quả, lợi nhuận bị kéo giảm do gần như không thương lượng được giá. Doanh nghiệp muốn có lợi phải “ăn” vào chi phí nhân công.

Việt An được thành lập năm 1994, “chớp” thời cơ khi nền kinh tế đón làn sóng FDI đầu tiên vào Việt Nam. Chính từ những đơn hàng được chia sẻ bởi các “vị khách” FDI, ông Phương nuôi hoài bão xây dựng doanh nghiệp lớn để làm chủ trên sân nhà, như cách người Hàn Quốc, Trung Quốc đã thành công.

Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi thu hút FDI giai đoạn đó là tạo bước đệm để doanh nghiệp nội cất cánh cùng “đại bàng”. Nhưng sau ba thập kỷ, dù quy mô công ty lên đến hơn 1.000 lao động, Việt An vẫn chưa tìm thấy lối thoát khỏi vị trí cuối cùng trong chuỗi giá trị dệt may.

“Vòng kim cô” cắt – may

Ba phương thức sản xuất chính của ngành dệt may với lợi nhuận theo thứ tự tăng dần gồm: gia công, đầu vào do bên mua cung cấp (CMT); nhà máy được chủ động mua nguyên liệu, sản xuất, rồi giao hàng (FOB); và doanh nghiệp gia công được tham gia cả vào khâu thiết kế (ODM).

Suốt 30 năm qua, công ty của ông Phương vẫn theo phương thức đầu tiên – luôn sử dụng nguyên vật liệu do đối tác đặt hàng chỉ định, bao gồm vải, keo, nút áo, nếu không sẽ bị từ chối nhận hàng. Theo nghiên cứu chuyên sâu về ngành dệt may Việt từng được Công ty Chứng khoán FPTS công bố, cách thức này chỉ mang lại tỷ lệ lợi nhuận bình quân 1-3% trong đơn giá gia công, thấp nhất toàn chuỗi giá trị.

Tình thế của công ty ông Phương không phải ngoại lệ. Khoảng 65% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam theo phương thức CMT. Số lượng đơn hàng FOB – phương thức mang lại lợi nhuận cao hơn – chiếm 30%; còn lại là ODM – khâu có lời nhất lại chỉ chiếm 5%.

“Có lần chúng tôi thấy quá vô lý, vải lót vì sao cứ phải nhập từ Trung Quốc trong khi Việt Nam cũng làm được với giá thấp hơn, nên quyết định mua hàng trong nước”, quản lý Việt An kể về một lần làm “trái ý” đối tác khoảng 10 năm trước. Ông cho rằng họ chỉ định nguồn nguyên phụ liệu theo dạng gợi ý, nên vẫn có thể linh động nhà cung cấp, miễn là không giảm chất lượng sản phẩm.

Sự liều lĩnh này khiến Việt An lao đao. Nhãn hàng bắt bẻ đủ thứ, hàng bị trả về dù theo ông, vải lót không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm. Sau lần đó, công ty tiếp tục phụ thuộc vào nguyên vật liệu do đối tác chỉ định.

Từ góc độ của đối tác nước ngoài, chị Hoàng Linh, quản lý nhà máy có 5 năm làm cho một tập đoàn thời trang Nhật Bản, lý giải những nhãn hàng toàn cầu gần như không bao giờ để doanh nghiệp sản xuất tự do lựa chọn nhà cung cấp đầu vào.

Ngoài hai tiêu chí bắt buộc là chất lượng và giá cả, nhãn hàng phải đảm bảo các công ty cung ứng nguyên vật liệu không vi phạm trách nhiệm xã hội, môi trường để tránh rủi ro. Ví dụ như Mỹ từng cấm nhập khẩu hàng may mặc sử dụng bông Tân Cương vào năm 2021, vì cho rằng điều kiện lao động ở đây không đảm bảo tiêu chuẩn.

“Nếu cho nhà máy quyền mua nguyên vật liệu, nhãn hàng cũng phải biết đối tác của họ là ai để thuê đơn vị kiểm toán độc lập đến đánh giá tổng thể. Quá trình đó phải mất ít nhất vài tháng, trong khi lịch sản xuất đã lên trước cả năm”, chị Linh lý giải.

Nguyên liệu ngành dệt may Việt hiện vẫn phụ thuộc vào bên ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc. Ảnh bên trong kho vải của nhà máy Việt Thắng Jeans, tháng 11/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Không thể thoát ra khỏi lối mòn cắt – may, công ty của ông Phương rơi vào cảnh khó càng thêm khó khi ngành dệt may khủng hoảng đơn hàng từ giữa năm ngoái. Nhà máy khát việc, nhãn hàng ép giá, lợi nhuận rơi xuống đáy.

“Công ty cần đơn hàng để duy trì việc làm cho cả nghìn công nhân, lỗ cũng phải làm”, ông nói. Không còn cách nào khác, ông phải giảm đơn giá sản phẩm, nghĩa là công nhân làm việc nhiều hơn với thu nhập như cũ.

Lợi nhuận thấp, các công ty trong nước vốn chỉ quen may gia công như Việt An không đủ tích lũy dòng tiền cho những cú sốc thị trường, hay tái đầu tư để mở rộng.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn tăng trưởng đều đặn, nhưng giá trị đóng góp từ các doanh nghiệp trong nước không cải thiện đáng kể 10 năm qua. Hơn 60% giá trị xuất khẩu dệt may thuộc về FDI, dù doanh nghiệp ngoại chỉ chiếm số lượng 24%. Trong ngành da giày, FDI cũng nắm đến hơn 80% kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ trọng đóng góp vào giá trị xuất khẩu hàng dệt may, giày dép của doanh nghiệp trong nước và FDI

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

30 năm thất thế

“Doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà”, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, chuyên gia có gần 20 năm nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ, kết luận về thực trạng của ngành dệt may và da giày.

Bà Thuý cho rằng điều đáng buồn là Việt Nam từng có hệ thống chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh nhưng ngày nay lại lép vế. Trước đây, ngành dệt may xuất khẩu cả áo quần lẫn vải sản xuất trong nước. Nhưng công cuộc hội nhập kinh tế đã đưa ngành này đến một khúc quanh mới: đổ xô vào gia công, dựa trên lợi thế so sánh lớn nhất là giá nhân công.

Bà Thuý phân tích đó là lựa chọn đúng đắn vào thời điểm mở cửa thu hút FDI, bởi Việt Nam khi ấy tụt hậu về công nghệ nên đương nhiên không thể cạnh tranh về chất lượng sợi, vải so với Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng vấn đề là trạng thái thất thế về nguyên vật liệu kéo dài suốt 30 năm qua.

“Lúc đầu, chúng ta chấp nhận dùng vải nước ngoài, nhưng lẽ ra phải tiếp tục nuôi dưỡng ngành dệt, sợi trong nước, học hỏi công nghệ với mục tiêu bắt kịp họ”, bà Thuý nói và cho rằng chính dệt may đã tự chặt đứt các mắt xích trong chuỗi cung ứng của mình.

Xuất khẩu dệt may, da giày tăng cùng xu hướng nhập khẩu vải, phụ liệu… cho thấy sự phụ thuộc nguyên liệu của ngành này

Theo chuyên gia Thuý, những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chỉ thật sự lộ ra hậu quả khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP. Muốn được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu, hàng may mặc “made in Việt Nam” phải đảm bảo nguyên liệu cũng xuất xứ trong nước. Doanh nghiệp chỉ may gia công nay nhận “bàn thua” vì phụ thuộc hoàn toàn vào vải nước ngoài.

“Người hưởng lợi từ các hiệp định cuối cùng lại là doanh nghiệp FDI vì họ có nguồn lực lớn, đầu tư đồng bộ hoàn thiện chuỗi sợi – dệt – may”, bà Thuý phân tích. Trong giai đoạn 2015-2018, ngay trước khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực, Việt Nam chính là nước đón FDI nhiều nhất từ nhà đầu tư dệt may Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Theo chuyên gia, lỗi này không chỉ của nhà nước mà còn do doanh nghiệp.

Các nước công nghiệp tiên tiến thế giới đều bắt đầu bằng ngành dệt may, sau đó tìm cách đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Ví dụ, Đức vẫn duy trì hoạt động nghiên cứu các loại vật liệu, công nghệ dệt mới ứng dụng trong dệt may. Mỹ nhiều thập kỷ qua giữ vai trò là nước cung ứng bông, sợi cotton lớn nhất thế giới, Chính phủ duy trì trợ cấp cho nông dân trồng bông. Nhật suốt nhiều năm làm chủ các công nghệ vải như giữ nhiệt, làm mát, chống nhăn… ứng dụng trong thời trang cao cấp.

“Tất cả những gì mang đến giá trị cao nhất, cốt lõi, họ đều giữ lại cho đất nước mình”, chuyên gia Thúy đúc kết.

Công nhân ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn tập trung vào khâu gia công, chưa thể đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Ảnh: Thanh Tùng

Trong khi đó, Việt Nam trong suốt 35 năm thu hút FDI gần như lãng phí thời gian vàng. Năm 1995, khi Mỹ – Việt bình thường hóa quan hệ, cũng là thời điểm ngành dệt may bùng nổ. Tuy nhiên, ba thập kỷ qua ngành chỉ làm tốt gia công may, không đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sản xuất vải…

“Chính sách đã không nhìn xa và doanh nghiệp quá tập trung vào cái lợi trước mắt”, chuyên gia nói.

Ban đầu, dệt may Việt Nam vẫn đi theo xu hướng chuỗi, tức các doanh nghiệp đều có nhà máy dệt, sản xuất sợi, may. Tuy nhiên, khi đơn hàng xuất khẩu quá lớn, khách hàng chỉ muốn đặt gia công may thì doanh nghiệp Việt bỏ luôn các công đoạn khác. Chỉ còn một số ít tập đoàn nhà nước được đầu tư đồng bộ từ hàng chục năm trước như Thành Công, các công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là còn làm chủ chuỗi cung ứng.

Tình trạng này dẫn đến cán cân lệch pha hiện nay: tổng số doanh nghiệp kéo sợi, dệt, nhuộm vải, và các ngành phụ trợ liên quan cộng lại mới bằng hơn nửa lượng công ty may, theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

“Đầu cá” của nền công nghiệp

“Nếu các ngành công nghiệp của TP HCM được xem như một con cá, thì ngành dệt may bị xem như cái đầu, có thể bị cắt bỏ bất kỳ lúc nào”, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (TP Thủ Đức), than thở.

Các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày đang đứng trước áp lực phải dịch chuyển hoặc đổi mới, theo Đề án phát triển các khu chế xuất và công nghiệp giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến 2050 mà TP HCM đang hoàn thiện. Định hướng trong tương lai của thành phố là tập trung phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái, công nghệ cao.

“Giờ đi đâu cũng chỉ nghe công nghệ cao, chúng tôi rất mặc cảm, cảm giác bị miệt thị vì gắn mác thâm dụng lao động, gây ô nhiễm”, ông nói.

Để dần chuyển đổi, Việt Thắng Jean đã tiến hành tự động hóa máy móc, ứng dụng công nghệ trong các khâu wash laser, tẩy, phun… giúp giảm nước, hóa chất đến 85%. Tuy nhiên, doanh nghiệp gần như “tự bơi” trong quá trình này.

Theo ông Việt, muốn vay vốn đầu tư, công ty phải thế chấp tài sản. Thường ngân hàng định giá 70-80% giá trị thực, sau đó cho vay 50-60%, trong khi đầu tư công nghệ, máy móc rất tốn kém.

“Chỉ ông chủ nào có tâm với ngành mới dám đầu tư”, ông Việt nói.

Hơn ba thập kỷ gắn bó với nghề, CEO Việt Thắng Jean cho rằng muốn ngành này đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị, trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp, mà phải từ chính sách. Ví dụ, thành phố cần đầu tư trung tâm thời trang để đào tạo con người, nghiên cứu sợi vải, làm chủ nguồn phụ liệu, giới thiệu sản phẩm… Các hiệp hội và doanh nghiệp sẽ cùng tham gia.

Còn khi không thể chuyển đổi, doanh nghiệp phải lựa chọn rời bỏ thành phố hoặc thu hẹp quy mô. Phương án nào, công nhân cũng là người chịu thiệt sau cùng.

Công nhân cắt may tại nhà máy của Việt Thắng Jeans, tháng 11/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Chính sách trên văn bản không hề bỏ quên những doanh nghiệp trong ngành truyền thống. Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt ra yêu cầu tiếp tục phát triển ngành dệt may, da giày, nhưng ưu tiên tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hoá.

Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư sản xuất vải vẫn gặp rào cản, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trần Như Tùng.

“Nhiều địa phương cứ nghĩ dệt nhuộm là ô nhiễm nên không cấp phép, dù thực tế các công nghệ tiên tiến đều có thể xử lý an toàn”, ông Tùng cho hay.

Phó chủ tịch VITAS nhấn mạnh sản xuất xanh hiện là yêu cầu bắt buộc trên thế giới, nên nếu muốn bán được hàng, tự thân doanh nghiệp phải ý thức về phát triển bền vững. Thế nhưng, nếu nhiều địa phương vẫn định kiến thì chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục bị khuyết.

Trong khi chưa thể làm chủ vật liệu đầu vào, lợi thế lớn nhất của Việt Nam nhiều năm qua là giá nhân công ngày càng thất thế so với các nước đi sau như Bangladesh, Campuchia.

So sánh dệt may Việt Nam với một số nước

Nền kinh tế không thể chỉ “bắt trend”

Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đang đặt nhiều kỳ vọng vào ngành công nghiệp “thế hệ mới” như bán dẫn, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life).

“Điều này không có gì sai bởi đây là xu hướng của thế giới, nhưng với điều kiện hiện tại thì cần xem xét kỹ. Nó có thể là con dao hai lưỡi. Nền kinh tế không thể chỉ bắt trend”, ông nói.

Ví dụ, ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến cần 50.000 nhân lực, nhưng dự báo trong nước chỉ đáp ứng 20%. Sẽ có hai tình huống: nhà đầu tư đến nhưng Việt Nam không có nguồn lao động, họ buộc phải mang nhân lực từ nước ngoài sang; hoặc họ sẽ bỏ, không đầu tư.

“Cách nào thì chúng ta cũng thiệt. Nếu họ đầu tư và mang cả người sang thì Việt Nam chỉ bày mâm cho người khác dùng. Còn nếu doanh nghiệp bỏ thì kế hoạch của chúng ta lỡ dở”, ông Lộc nói.

Trong bối cảnh này, ông cho rằng không nên chỉ tập trung “bắt trend” ngành bán dẫn hoặc công nghệ cao, mà bỏ quên những ngành truyền thống vốn đem lại giá trị xuất khẩu cho Việt Nam. Đơn cử như dệt may mỗi năm mang về hàng tỷ USD. Với ba thập kỷ phát triển, các doanh nghiệp ít nhất có kinh nghiệm, việc bây giờ là giúp họ đi lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị.

“Hãy giữ cho đoàn tàu chạy theo nguyên tắc 30-30-30-10”, ông Lộc kiến nghị. Trong đó, giữ 30% ngành truyền thống, 30% là ngành phải chuyển dịch, 30% đầu tư vào những ngành “đang trend”, và 10% cho nhóm ngành đột phá.

Chuyên gia ví cách làm này như đàn chim bảo vệ nhau. Bay đầu đàn là những ngành công nghiệp thế hệ mới, còn ngành truyền thống thuộc nhóm già yếu sẽ bay sau cùng, tạo thành hình mũi tên tiến về phía trước. Phương pháp này không chỉ giúp cả đàn bay nhanh hơn, mà cốt lõi là bảo vệ được nhóm lao động đang làm việc trong những ngành truyền thống, tránh tạo thêm một thế hệ dở dang, trở thành gánh nặng cho “lưới” an sinh.

Ngành may mặc hiện tạo việc làm cho hơn 2,6 triệu lao động – nhiều nhất trong các ngành công nghiệp. Ảnh công nhân tại công ty may mặc ở quận Bình Tân giờ tan ca. Ảnh: Quỳnh Trần

Cùng với nâng đỡ các ngành công nghiệp truyền thống, nhà nước cũng phải nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ thế hệ công nhân dở dang do quá trình dịch chuyển này. PGS.TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất Việt Nam học tập cách ứng xử của Hàn Quốc là thành lập Quỹ Lao động để hỗ trợ đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, tư vấn tài chính… cho người lao động.

Chuyên gia Nguyễn Thị Xuân Thuý cho rằng cần thẳng thắn thừa nhận khả năng cạnh tranh bằng giá nhân công của Việt Nam sẽ sớm biến mất. Nhà hoạch định chính sách vì thế cần chuẩn bị cho hai nhiệm vụ trong tương lai gần: hỗ trợ nhóm lao động giản đơn chuyển đổi sang các ngành công nghiệp khác, và định vị lại chỗ đứng trong chuỗi giá trị.

Ở vế đầu tiên, bà dẫn cách làm của Singapore, ngay ở các khu công nghiệp, chính phủ lập trung tâm tư vấn, hướng nghiệp, đóng vai trò thúc đẩy công nhân có suy nghĩ chuyển đổi. Các trung tâm ghi nhận tâm tư, mong muốn của lao động rồi tư vấn, đưa ra phương án để công nhân lựa chọn. Tùy vào nhu cầu, chính phủ sẽ mở khóa đào tạo hoặc hỗ trợ chi phí để công nhân tự đi học ngành nghề mới.

Còn với nhiệm vụ thứ hai, chuyên gia cho rằng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội khi dòng tiền FDI đang đổ về nhờ ba lợi thế: quy mô thị trường lớn – 100 triệu dân, địa chính trị thuận lợi; dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc; và xu hướng xanh hóa của Liên minh châu Âu (EU) khiến doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng.

“Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thời gian. Nhưng nếu định hướng đúng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bắt nhịp cùng các tập đoàn FDI”, bà Thuý nói.

Nội dung: Lê Tuyết – Việt Đức

Dữ liệu: Việt Đức

Đồ họa: Hoàng Khánh – Thanh Hạ

Bài 4: “Đại bàng” ở trọ



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều nhà nhập khẩu áp thuế chống phá giá thép Việt

Trong các tuần vừa qua, Bộ Công Thương lần lượt tiếp nhận nhiều thông báo điều tra và kết luận áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép Việt Nam xuất khẩu từ các thị trường lớn như Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ.Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều...

Giá cà phê Robusta lại lập kỷ lục

Tháng 11 là cao điểm thu hoạch của cà phê Robusta Việt Nam nhưng giá cà phê giao ở kỳ hạn này lại lên mức đỉnh, hơn 5.000 USD/tấn. ...

Dệt may và giày dép sẽ có trung tâm nguyên liệu thô

Dự kiến, trung tâm này sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025 và được đặt tại một địa điểm chiến lược để tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong nước và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.Mục tiêu của trung tâm không chỉ là cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc vật liệu, đảm bảo rằng mọi hoạt động sản xuất diễn ra minh bạch và đạt...

Cải thiện môi trường đầu tư, tăng hút vốn FDI

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm nay, tính đến ngày 31/8, Việt Nam đã thu hút được tổng vốn FDI lên đến 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, 2.247 dự án mới đã được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD, thể hiện sự tăng trưởng tích cực (tăng 27% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái).Cũng theo Tổng cục Thống kê,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ,...

Cùng chuyên mục

Việt Nam vào top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho du khách

Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre đã mở cuộc khảo sát để chọn ra top 10 quốc gia hàng đầu thế giới cho khách du lịch, trong đó có Việt Nam. Cuộc khảo sát của Flight Centre đã phân tích phản hồi từ hơn 170.000 du khách từ Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada và Vương quốc Anh để xác định 10 quốc gia được đánh giá cao nhất trong năm 2024. Theo đó, Việt Nam có trong top...

Báo Pháp làm phim giới thiệu du lịch Việt Nam đầy màu sắc ấn tượng

Trang báo Le Figaro của Pháp vừa ra mắt bộ phim tài liệu "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", giới thiệu về đất nước và con người nơi đây. Với hình ảnh và âm thanh sống động, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống thường nhật, bộ phim dài hơn 52 phút của đạo diễn Eric Bacos đưa người xem vào hành trình khám phá Việt Nam. Ảnh chụp màn hình Bacos dẫn dắt người xem đi...

‘Siêu dự án’ đường bộ 136.000 tỷ ở TPHCM sắp trình Quốc hội có quy mô thế nào?

UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn báo cáo Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét, phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải sớm báo cáo, tham mưu Thủ tướng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Đây là dự án đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết...

Du lịch Việt ‘chạm ngõ’ Hollywood

Du lịch Việt sẽ có cuộc 'chạm ngõ' Hollywood qua chương trình Xúc tiến du lịch - điện ảnh với chủ đề Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Giao lưu văn hóa và công nghiệp điện ảnh Với ông Marc E.Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, công nghiệp điện ảnh là một chủ đề quan trọng vì quê ông ở Los Angeles - nơi có "kinh đô điện ảnh" Hollywood hùng mạnh. Tại họp báo...

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h sáng nay áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần...

Mới nhất

Nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt cáo buộc sở hữu súng

Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, sống tại bang Hawaii, bị cáo buộc tội sở hữu súng mặc dù đã có án tích và sở hữu súng có số serie bị xóa. Ngày 16/9, nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc 2 tội danh...

Báo Pháp làm phim giới thiệu du lịch Việt Nam đầy màu sắc ấn tượng

Trang báo Le Figaro của Pháp vừa ra mắt bộ phim tài liệu "Toàn cảnh Việt Nam: Bữa tiệc của các giác quan", giới thiệu về đất nước và con người nơi đây. Với hình ảnh và âm thanh sống động, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống thường nhật, bộ phim dài hơn 52 phút của đạo diễn...

Lý do ăn chuối làm tăng đường huyết ở người tiểu đường

Kiều Vũ (tổng hợp từ medicalnewstoday & Medicinenet)   -   Thứ ba, 17/09/2024 07:36 (GMT+7) Người tiểu đường không nên ăn chuối lúc nàoChuối chứa nhiều carbohydrate và có thể làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây mệt mỏi vào giữa buổi sáng cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Do...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ...

Mới nhất