Trang chủNewsThời sựDoanh nghiệp nhà nước: Chiến lược quốc gia, cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước: Chiến lược quốc gia, cơ chế thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần giao nhiệm vụ theo chiến lược quốc gia với mục tiêu cao, tạo ra thách thức để thấy rõ vai trò đi đầu của doanh nghiệp nhà nước.
Tổng tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang dần co lại nhưng vẫn rất lớn trong tương quan với các khu vực doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Theo tính toán sơ bộ, tổng tài sản của khối DNNN theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng; đến năm 2022, tổng tài sản còn 3,8 triệu tỷ đồng. Ước tính, trung bình mỗi DNNN có tài sản khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đóng góp của khu vực DNNN vẫn rất lớn, tương ứng 29% vào GDP của đất nước. DNNN cần phát huy tối đa nguồn lực đang nắm giữ để tập trung phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, các DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi, tập trung cho phát triển bền vững của quốc gia. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về đổi mới DNNN.
nguyen manh hung 3.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Vừa qua, chúng ta chưa nhấn mạnh đúng mức vai trò đi đầu trong thực hiện chiến lược quốc gia của DNNN”.Ảnh: Lê Anh Dũng.

Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp sức mạnh của thị trường và sức mạnh của nhà nước, là sự kết hợp của thị trường mạnh và nhà nước mạnh. Doanh nghiệp nhà nước là một đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó là lực lượng vật chất quan trọng để đi đầu trong thực hiện các chiến lược quốc gia, là chỗ dựa và trụ cột quan trọng để Đảng và Nhà nước chấn hưng đất nước.

“Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện các chiến lược dài hạn.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Chiến lược quốc gia thường là dài hạn, nhưng thị trường thì lại thường mạnh ở ngắn hạn, vì vậy, nhà nước phải mạnh trong dài hạn. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện các chiến lược dài hạn.

Thực hiện chiến lược quốc gia thì DNNN phải đủ lớn, do vậy, nên nắm lớn bỏ nhỏ. Vừa qua, chúng ta chưa nhấn mạnh đúng mức vai trò đi đầu trong thực hiện chiến lược quốc gia của DNNN.

Thứ hai, dựa trên chiến lược tổng thể quốc gia, Nhà nước phải giao nhiệm vụ, đặt mục tiêu cao, tạo ra thách thức cho DNNN. Nhà nước có một đội quân thì phải bày binh bố trận cho cả đội quân này, mà phải làm tập trung để tạo ra hiệu quả cộng hưởng.

Việc này không thể làm phân tán. Hiện nay, lại đang là, doanh nghiệp tự đề xuất chiến lược, kế hoạch cho mình, thường là từ góc nhìn của riêng doanh nghiệp, lợi ích riêng của doanh nghiệp, và cũng thường là không thách thức để an toàn.

 Và cũng chính vì mục tiêu không cao, không nhiều thách thức mà DNNN chưa phát triển xứng tầm, ít xuất hiện các lãnh đạo DNNN xuất sắc.

Cái cần thay đổi là, Chính phủ cầm trong tay các DNNN lớn thì phải giao nhiệm vụ theo chiến lược quốc gia, mục tiêu cao và phải tạo ra các thách thức, tạo ra sự đi đầu của DNNN về phát triển xanh, phát triển số, về quản trị và công nghệ, về tự cường và hội nhập quốc tế, và đặc biệt là về chuyển đổi số (CĐS).

CĐS vừa là không gian phát triển mới vừa là mô hình kinh doanh mới, cách quản trị mới.

dnnn 7.jpg

DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tập trung chuyển đổi số.Ảnh: Hoàng Hà

Thứ ba, doanh nghiệp thì có lợi nhuận là do chấp nhận rủi ro. Rủi ro bằng không thì lợi nhuận bằng không. Nhưng hiện nay, đại diện chủ sở hữu, thanh tra, kiểm tra lại tập trung nhiều vào một rủi ro cụ thể. Doanh nghiệp mà đánh 10 trận, 7 thắng 3 thua, tổng thể là thắng thì vẫn bị đánh giá là 3 thua. Và đây đang là nỗi sợ chính của các DNNN.

“Cái cần thay đổi là không đánh giá DNNN theo từng dự án, mà đánh giá toàn bộ. Nếu không thay đổi cách đánh giá thì sẽ không tạo ra sự phát triển DNNN.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Nỗi sợ này làm cho DNNN không dám chấp nhận rủi ro, luôn chọn cái an toàn nhất. Với một doanh nghiệp thì cái an toàn nhất lại thường là cái không an toàn nhất theo góc nhìn phát triển và góc nhìn thị trường. Cái cần thay đổi là, không đánh giá DNNN theo từng dự án, mà đánh giá toàn bộ.

Nếu chúng ta không thay đổi cách đánh giá DNNN thì sẽ không tạo ra sự phát triển DNNN, các DNNN sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng thấp như hiện nay để an toàn. Số liệu cho thấy, tăng trưởng của các DNNN giai đoạn 2016-2020 thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của đất nước, tức là khu vực DNNN đang nhỏ dần đi.

Thứ tư, đổi mới sáng tạo (ĐMST) là hoạt động có rủi ro cao nhất. DNNN kém về ĐMST chính là vì nỗi sợ rủi ro. Giải được câu chuyện đánh giá trên thì cũng giải được câu chuyện ĐMST của DNNN. Ngoài ra, ĐMST còn liên quan đến đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ của DNNN đang bị quản như tiền ngân sách.

Nếu không sớm thay đổi cách quản lý quỹ theo hướng nghiên cứu là dự án có rủi ro cao thì tiền này sẽ vẫn còn nằm đó, doanh nghiệp sẽ không dám sử dụng. Và thực tế thì quỹ này được trích đến 10% lợi nhuận trước thuế, nhưng hiện nay sử dụng chỉ xung quanh 1%, tức là mới dùng khoảng 1/10.

dnnn 3.jpg

Giá trị tạo ra của doanh nghiệp là do vốn và lao động.Mô hình giá trị tạo ra được chia thành 2 phần đã thí điểm hơn chục năm nay đang chứng tỏ hiệu quả.Ảnh: Hoàng Hà

Thứ năm, Nhà nước quản lý DNNN chặt chẽ phần nhiều là vì do không nhìn thấy nên sợ, và vì sợ nên chặt. Nếu Nhà nước xây dựng được hệ thống giám sát toàn diện DNNN, tức là nhìn thấy, thì Nhà nước sẽ thả nhiều hơn cho DNNN.

“Khi DNNN chuyển đổi số, Nhà nước yên tâm vì nhìn thấy, sẽ giao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì được cảnh báo sớm mà sửa sớm, giảm tai nạn, bảo vệ được cán bộ.” – Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

 Bởi vậy, Chính phủ nên yêu cầu các DNNN chuyển đổi số, trước mắt, đưa toàn bộ hoạt động quản lý của DNNN lên môi trường số, và kết nối online về cơ quan quản lý nhà nước, về cơ quan chủ sở hữu, về cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rồi dùng công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, để giám sát, đánh giá, cảnh báo sớm, nhắc nhở sớm.

Khi đó, Nhà nước thì yên tâm vì nhìn thấy, và cũng vì yên tâm hơn mà sẽ giao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp thì được cảnh báo sớm mà sửa sớm, giảm tai nạn, bảo vệ được cán bộ.

Thứ sáu, giá trị tạo ra của doanh nghiệp là do vốn và lao động. Mô hình giá trị tạo ra, tức là lợi nhuận trước thuế và trước lương, được chia thành 2 phần, một phần cho quỹ lương doanh nghiệp, phần còn lại là cho Nhà nước, đã được thí điểm hơn chục năm nay và chứng tỏ hiệu quả thì nên cho áp dụng rộng rãi.

Thí dụ, Viettel được giao khoán 20% lợi nhuận trước thuế và trước lương để lập quĩ lương. Nó hơi giống việc người lao động sở hữu 20% doanh nghiệp, đây là động lực rất mạnh mẽ để DNNN tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm ra nhiều thì được hưởng nhiều, và nhà nước cũng được hưởng nhiều, trong trường hợp của Viettel là nhiều gấp 4 lần phần người lao động được hưởng. Đây cũng là cách cổ phần hoá mà không cổ phần hoá.

Thứ bảy, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cần phải bình đẳng. Giai đoạn đầu mở cửa, chúng ta dành nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, có lúc đến mức như bảo hộ ngược, khó với doanh nghiệp trong nước, dễ với doanh nghiệp nước ngoài.

“Các doanh nghiệp Việt chỉ lớn lên được khi giao những dự án lớn.” –  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Qua 35 năm đổi mới, đã đến lúc phải coi trọng hơn thị trường trong nước. Coi trọng sự tự cường và doanh nghiệp trong nước thì việc đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước là cần thiết.

Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp trong nước, trong đó có DNNN. Nuôi dưỡng, phát triển các doanh nghiệp trong nước là câu chuyện lâu dài và khó hơn là thu hút đầu tư nước ngoài, bởi vậy cần có bàn tay nhà nước.

Cần chuyển từ cách làm giao Tây rồi Tây thuê ta làm thầu phụ thành giao ta rồi ta thuê Tây làm những phần mà ta chưa làm được. Các doanh nghiệp Việt chỉ lớn lên được khi giao cho họ những dự án lớn.

Thứ tám, quản lý DNNN nên tránh nhảy từ cực này sang cực kia. Về kinh doanh, có lúc thì đa ngành quá đà, có lúc lại đơn ngành cực đoan làm cho DNNN hết không gian phát triển. Về tổ chức, có lúc thì DNNN sinh con đẻ cái quá thoải mái, có lúc đến thành lập một trung tâm cũng phải lên đến Thủ tướng, làm cho DNNN không còn sự linh hoạt.

Về vốn, có lúc để lại cả 100% lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, có lúc lại hạn chế việc tăng vốn. Bởi vậy, chính sách cho DNNN cần có sự điều chỉnh tiệm tiến. Lắng nghe kỹ DNNN, phân tích khoa học, tổng thể, không nên vì một tai nạn mà nóng vội thay đổi lớn về chính sách.

Nói tóm lại, đổi với DNNN, chiến lược thì quốc gia, cơ chế vận hành thì thị trường.

Vietnamnet.vn

Cùng chủ đề

Bài phát biểu của Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video...

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024. Vietnam.vn xin đăng tải Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT tại buổi lễ. Vietnam.vn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Hạnh phúc là điều lớn lao nhưng ở ngay trong chúng ta”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024" trao huy chương vàng cho 2 tác phẩm ''Hạnh phúc ngọt ngào'' (tác giả Vũ Việt Hoa) và Gia Lai miền sử thi (tác giả Nguyễn Văn Hoàn). Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh,...

Tri thức khai thác và chế biến Yến sào Khánh Hòa là di sản phi vật thể

(NLĐO) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận tri thức khai thác và chế biến Yến sào Khánh Hòa là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công...

Dự tiệc cuối năm lộng lẫy cùng trang sức DOJI, Thế Giới Kim Cương

Với những bộ cánh lộng lẫy kết hợp khéo léo cùng các món trang sức tinh xảo và đẳng cấp từ DOJI và Thế Giới Kim Cương, các quý cô sẵn sàng tham gia những buổi tiệc cuối năm rực rỡ. Tỏa sáng cùng trang sức kim cương Với những sự kiện gia đình, hay nhóm bạn bè, đồng nghiệp, trang sức kim cương thanh lịch thường được các quý cô xem là lựa chọn lý tưởng. Lấy cảm hứng từ ngọn...

Giá xăng RON 95 tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (19/12) được điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp, lên mức 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay. So với kỳ điều hành trước đó, trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng E5 được điều chỉnh tăng 380 đồng/lít, lên mức...

Dùng công nghệ để định danh và xác thực văn bằng thật, giả

Với việc ứng dụng công nghệ dựa trên blockchain, người dùng có thể phát hiện ra văn bằng, giấy tờ… thật, giả bằng cách chạm smartphone vào chúng. Ngày 19/12, tại Trường Cao đẳng Huế đã diễn ra Lễ công bố Quyền tác giả “Phần mềm tự xác thực giấy tờ” và Ứng dụng trong chuyển đổi số. Những chiếc văn bằng của Trường Cao đẳng Huế sẽ được ứng dụng giải pháp công nghệ Nomion tương tác với chip NFC/RFID...

Mỹ xem xét cấm thiết bị định tuyến TP-Link

Bộ định tuyến Internet của TP-Link bị chính phủ Mỹ cáo buộc dính líu đến các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào nước này. Theo đó, các cơ quan liên bang tại Mỹ như Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp đã đồng loạt tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia. Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Cùng chuyên mục

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Chỉ đạo rà soát lại công tác quy hoạch, trật tự xây dựng khu bãi sông

Kinhtedothi-Qua phiên giải trình cho thấy, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, đạt nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Sau một thời gian làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, phiên giải trình của Thường...

Cuộc hẹn 17 năm của tuyến metro đầu tiên ở TPHCM

(Dân trí) - Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM từ những bước chuẩn bị đầu tiên đến đầu tư xây dựng nay đã hoàn thành, sẵn sàng đón hành khách sau 17 năm chờ đợi. 12 năm xây dựng, 5 lần lùi kế hoạch hoàn thành, 1 năm cuối cùng chạy nước rút là những cột mốc tượng trưng, gắn liền với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Thời khắc tuyến đường sắt đô...

Mới nhất

Quyết liệt tìm giải pháp duy trì mức sinh thay thế trên cả nước

Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ông Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế)...

Cần chủ động và sáng tạo trong việc lan tỏa những câu chuyện về nhân quyền

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 – 10/12/2024), sáng 19/12 tại Hà Nội, Bộ...

Xăng 95 tăng giá thêm 408 đồng/lít, lên trên 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 19/12. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh tăng. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (19/12). Thời gian...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải...

Mới nhất