Trang chủNewsThế giớiĐịnh hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử
Mỹ luôn coi Tokyo là đối tác ưu tiên tại châu Á. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Kyodo News)

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) – viện nghiên cứu chính sách độc lập có tiếng tăm của Mỹ mới đây đã đưa ra những phân tích, nhận định về sự chuẩn bị của Tokyo trước thềm bầu cử ở xứ cờ hoa.

Theo đó, liên minh an ninh Mỹ-Nhật đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua dưới các đời chính quyền khác nhau. Trong bối cảnh an ninh khu vực phát đi tín hiệu xấu, Washington đang tăng cường phối hợp với Tokyo nhằm bổ sung năng lực răn đe với Bắc Kinh.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng coi Tokyo là đối tác ưu tiên tại châu Á và nhất trí phát huy tầm nhìn chiến lược về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, duy trì an ninh, ổn định và thịnh vượng tại một trong những khu vực năng động nhất thế giới. Xu hướng hợp tác này tăng tốc dưới thời Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Kishida Fumio.

Trong bối cảnh đó, theo phân tích của CSIS, xứ sở Mặt trời mọc đang chuẩn bị sẵn phương án ứng phó với các kịch bản bầu cử Tổng thống Mỹ. Nếu ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, Tokyo sẽ tìm cách duy trì lập trường thống nhất với Washington trong cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời giảm thiểu chính sách đơn phương của ông Trump về vấn đề Triều Tiên và vận động Bình Nhưỡng đẩy mạnh hợp tác.

Với tư cách đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, quốc gia Đông Á sẽ nỗ lực duy trì nguồn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của Washington trong hệ thống kinh tế quốc tế trước viễn cảnh ông Trump tái áp đặt chính sách phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, chính quyền tân Thủ tướng Ishiba Shigeru có khả năng nâng cấp ngành công nghiệp quốc phòng nội địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, cũng như khuyến khích Nhà Trắng củng cố liên minh với các đối tác trong khu vực, gồm Australia và nhóm Bộ tứ (Quad).

Ngược lại, các chuyên gia của CSIS cho rằng, trong trường hợp bà Kamala Harris thắng cử, Tokyo kỳ vọng tiếp nối động lực phát triển của quan hệ song phương, theo dõi kỹ lưỡng chính sách tiếp cận Trung Quốc, đường lối kinh tế và xây dựng quan hệ đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ứng viên Đảng Dân chủ.

Bên cạnh đó, chính quyền ông Ishiba Shigeru sẽ vận động bà Harris triển khai chính sách kinh tế tiến bộ, giảm bớt lo ngại kịch bản Mỹ rút khỏi hệ thống thương mại đa phương, vốn buộc Nhật Bản và các nước khác tái xây dựng quy tắc và chuẩn mực kinh tế mới mà không có sự dẫn dắt của Washington.

Bất kể ai đắc cử vào tháng 11, Nhật Bản vẫn là đối tác không thể thiếu của Mỹ tại địa bàn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Không đồng minh nào của Washington có khả năng định hình mạnh mẽ trật tự khu vực dựa trên luật lệ như Tokyo.

Do đó, Nhà Trắng cần tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Á và các nước có cùng chí hướng, nhằm duy trì vai trò trung tâm của mạng lưới liên minh do Mỹ dẫn dắt trong bảo đảm hòa bình và thịnh vượng khu vực.

Trên cơ sở đó, theo CSIS, vị Tổng thống Mỹ sắp tới có thể xem xét một số gợi ý chính sách như sau:

Một là nâng tầm khả năng phối hợp của liên minh. Trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Kishida Fumio tháng 4/2024, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí cam kết nâng cấp bộ phận chỉ huy liên minh, giúp bổ sung khả năng phối hợp giữa quân đội hai bên trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp. Tổng thống mới của Mỹ nên tìm cách thúc đẩy cơ chế trên bằng việc yêu cầu Quốc hội cung cấp nguồn lực tài trợ và duy trì hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Hai là củng cố mạng lưới đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thời gian gần đây, Mỹ và Nhật Bản đạt nhiều tiến bộ trong xây dựng liên kết với các đối tác thứ ba, bao gồm Hàn Quốc, Australia và Philippines, qua đó ngăn Trung Quốc tìm cách chia rẽ mạng lưới đồng minh do Washington triển khai trong khu vực. Ngoài ra, các cơ chế như Bộ tứ (Quad) nên phát huy vai trò cung cấp tài trợ cho nhóm các nước đang phát triển vì tương lai ổn định và thịnh vượng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dinh-hi-nh-cuc-dien-quan-he-my-nhat-truoc-the-m-ba-u-cu-290876.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Top 9 cách giảm dung lượng file Word dễ thực hiện nhất

Để chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn, bạn nên giảm dung lượng file Word trước khi gửi. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giảm dung lượng file Word!

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới, thêm hai tuần nhằm tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc chính trị hiện nay.

Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải “trả giá đắt”; có lĩnh vực không thể tách rời

Khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các chính sách thuế quan mà ông cảnh báo ở thời điểm tranh cử đang khiến thế giới lo ngại. Châu Âu cũng không ngoại lệ.

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR “dắt tay nhau” đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Bỉ chưa thể thành lập chính phủ mới, đâu là rào cản?

Ngày 12/11, Vua Philippe của Bỉ quyết định gia hạn nhiệm vụ của nhà đàm phán Bart De Wever, Chủ tịch đảng Liên minh Flanders mới, thêm hai tuần nhằm tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc chính trị hiện nay.

Đại sứ Phần Lan và ‘Lửa trời đuôi cáo’

"Chúng ta không chỉ có một câu chuyện duy nhất. Mỗi người đều có suy nghĩ và góc nhìn riêng của mình. Khi lắng nghe lẫn nhau, chúng ta cũng học hỏi thêm về văn hóa của chính mình". ...

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập. ...

Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất 2 điểm được soạn thảo riêng cho ông Donald Trump và đưa vào “kế hoạch chiến thắng”.

Ông Trump đã chọn người làm Giám đốc CIA

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 12.11 thông báo đã chọn cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trong chính quyền kế tiếp. ...

Mới nhất

Rời Da LAB, trưởng nhóm Cào giờ ra sao?

(Dân trí) - Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB hồi cuối tháng 9, khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Mới đây, cựu trưởng nhóm Da LAB - MPaKK (Cào) - ra mắt MV Em à em ơi, kết hợp cùng JGKiD (Thơm). Đây là ca khúc được Cào và Thơm sáng tác và thực hiện từ những ngày...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số...

Ngân hàng “chạy đua” hút tiền gửi

(ĐCSVN) - Khi lãi suất tiết kiệm nhích tăng vào cuối năm, các ngân hàng tăng tốc huy động vốn, thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và các kênh đầu tư khác chưa ổn định, gửi tiết kiệm trở thành phương án an toàn mà nhiều người lựa...

Đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile lên những tầm cao mới

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. ...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm...

Mới nhất