Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐiều gì xảy ra khi mắc viêm não Nhật Bản?

Điều gì xảy ra khi mắc viêm não Nhật Bản?


Khoảng 30% trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tử vong và một nửa số người sống sót phải vĩnh viễn chung sống với các di chứng từ liệt đến thiểu năng trí tuệ.

Bệnh viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm B gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản và các nhà khoa học nước này đã phân lập được virus vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản.

JEV lây truyền qua muỗi Culex, sau khi chúng hút máu từ các loài động vật bị bệnh, rồi truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Các loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa… và chim hoang dã.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm não Nhật Bản sẽ tấn công hệ thống thần kinh trung ương và xâm chiếm não, gây sưng tấy, viêm nhiễm và thường làm tổn thương các cơ quan quan trọng, phức tạp nhất. Người bệnh có thể chịu những khuyết tật nặng về thể chất hoặc xuất hiện những thay đổi về tâm thần. Đôi khi, triệu chứng rõ ràng nhất của JE là thay đổi hành vi, dẫn đến chẩn đoán không chính xác về tâm thần.

Chỉ một trong 250 ca mắc viêm não Nhật Bản dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh khá cao, khoảng 30-50%. Đối với phần lớn những người sống sót, di chứng mà bệnh để lại rất nặng nề.

Theo một bài viết được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, 30% những người bị JE sống trong tình trạng thiểu năng vận động do biến dạng tay và chân, 20% bị suy giảm nhận thức và ngôn ngữ nghiêm trọng và 20% khác bị co giật. Khoảng 30-50% trường hợp sẽ sống tiếp với di chứng tâm thần vĩnh viễn. Một nghiên cứu ở Cam Túc, Trung Quốc, phát hiện ra tình trạng di chứng thần kinh ở 44,7% bệnh nhân JE, bao gồm trí tuệ dưới mức thường, được đánh giá dựa trên chỉ số IQ, ở 21,2% đối tượng.

Ngoài ra, những trường hợp khuyết tật sau JE rất đa dạng như: bị mất thị lực; khiếm khuyết về thể chất dẫn tới phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc từ gia đình; phụ thuộc vào máy thở và không thể đứng dậy được hoặc vật lộn với chứng mệt mỏi dai dẳng sau vài năm mắc bệnh. Thông thường, ngay cả những người được cho là “hồi phục tốt” sau JE cũng phải trải qua những thay đổi như: gặp khó khăn trong học tập, thay đổi hành vi hoặc thần kinh nhưng khó phát hiện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên toàn cầu mắc viêm não Nhật Bản. Trong đó, 75% các trường hợp xảy ra ở trẻ em từ 14 tuổi trở xuống và khoảng 15.000-20.000 người tử vong. Những con số này có nguy cơ gia tăng do tình trạng tăng dân số, biến đổi khí hậu và mô hình sử dụng đất khiến một số khu vực rộng lớn trên thế giới thuận lợi cho virus viêm não Nhật Bản phát triển.

JEV là virus gây viêm não hàng đầu châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi.





Điều gì xảy ra nếu bị viêm não Nhật Bản?

Tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản hiện vẫn là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh cũng như tỷ lệ tử vong. Ảnh: Freepik

Hiện chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu đối với viêm não Nhật Bản và phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm triệu chứng. Màn chống muỗi và thuốc chống côn trùng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, nhưng vaccine vẫn được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, giảm các triệu chứng nghiêm trọng của JE cũng như tỷ lệ tử vong.

Theo WHO, hiện có 4 loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản đang được sử dụng gồm vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ não chuột, vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ tế bào vero, vaccine sống giảm độc lực và vaccine tái tổ hợp sống.

Cục Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết trước khi vaccine viêm não Nhật bản Jevax được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, JEV từng là nguyên nhân của khoảng 25-30% ca viêm não nhập viện, nhiều trường hợp tử vong. Hiện nay tỷ lệ này đã giảm (còn dưới 10%) sau nhiều năm triển khai tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi, với tỷ lệ tiêm duy trì ở mức cao.

Hiện Việt Nam đang có hai loại vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ em và người lớn là Imojev và Jevax. Đối với Jevax, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Trẻ tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Cứ 3-4 năm cần tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Với vaccine Imojev, trẻ em từ 9 tháng đến 18 tuổi chỉ cần tiêm một liều cơ bản và một liều nhắc lại sau một năm đã đủ tạo miễn dịch. Người từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm một mũi.

Rất nhiều ca mắc viêm não Nhật Bản là do không tuân thủ lịch tiêm vaccine. Do đó, để đảm bảo hiệu quả miễn dịch tốt nhất, mọi người cần tiêm đủ mũi, đúng lịch theo khuyến cáo.

Như Ý (Theo Gavi, VNVC)




Source link

Cùng chủ đề

Sớm giải quyết chênh lệch cung – cầu vaccine

Trong khi các cơ sở y tế công lập có chức năng tiêm chủng như trạm y tế phường - xã, bệnh viện, trung tâm tiêm chủng công lập luôn trong tình trạng thiếu vaccine thì một số cơ sở tiêm chủng tư nhân lại dư dả vaccine, thậm chí nhiều loại vaccine “hiếm có khó tìm” cũng dễ dàng được đặt mua nếu… có điều kiện. Nơi thừa, nơi thiếu Đến hẹn, chị Nguyễn Thụy...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy...

Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hành

Tin mới y tế ngày 27/7: Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hànhTheo Sở Y tế TP.HCM, sản phẩm NAD+ chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế. Hiện nay, trên các trang web và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép...

TPHCM công bố kết quả kiểm tra các cơ sở tiêm chủng của FPT Long Châu

Ngày 13/7, Sở Y tế TPHCM đã công bố kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty Cổ phần dược phẩm FPT Long Châu.Theo đó, trên địa bàn Thành phố có 21 cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty Cổ phần dược phẩm FPT Long Châu tại 12 quận huyện, TP Thủ Đức.Tuy nhiên qua rà soát, Công ty Cổ phần dược phẩm FPT Long Châu xin...

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăng

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăngThống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản tăng so cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Cùng chuyên mục

Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau

Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Nam bệnh nhân 86 tuổi tại Bình...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Mới nhất

Việt Nam sẵn sàng cùng LHQ ủng hộ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững

(ĐCSVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ). Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ,...

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Mới nhất