Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐiều gì đang xảy ra với tầng lớp trung lưu Trung Quốc?

Điều gì đang xảy ra với tầng lớp trung lưu Trung Quốc?


Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về quy mô và tầm ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu, nhưng một loạt những thách thức gần đây đang đe dọa sự gia tăng của tầng lớp này.

Điều gì đang xảy ra với tầng lớp trung lưu Trung Quốc?
Điều gì đang xảy ra với tầng lớp trung lưu Trung Quốc? (Nguồn: China Briefing)

Lao đao trước thách thức

Trước tình trạng nhu cầu yếu, chậm chạp hậu đại dịch, Kelly Fang và chồng – chủ một doanh nghiệp mỹ phẩm có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông đang cân nhắc đến kế hoạch cắt giảm nhân công lần đầu tiên kể từ khi thành lập. “Chúng tôi đang cảm thấy áp lực tài chính rất lớn vì công việc kinh doanh ngày càng thu hẹp”, cô than thở.

Điều đáng nói, theo Kelly Fang là doanh số bán hàng của năm nay thậm chí còn tồi tệ hơn cả thời điểm năm ngoái, dù Trung Quốc đã dỡ bỏ những hạn chế để phòng dịch. Để đủ trang trải chi phí sinh hoạt, gia đình cô đã phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu không cần thiết.

“Học phí cho con, tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt là hơn 76.000 USD mỗi năm. Mong muốn của tôi trong năm nay là có thể thanh toán tất cả các hóa đơn. Thực tế là số lượng các gia đình mới mắc nợ sẽ tăng nhanh, do thất bại trong đầu tư hoặc do nhu cầu kinh doanh bị thu hẹp”, Kelly Fang dẫn chứng.

Anh họ của Kelly Fang – một kỹ sư cấp cao làm việc tại một công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc cho biết, anh đang rất lo lắng về khả năng bị sa thải trong thời gian tới.

Jade Zeng, chủ sở hữu một căn hộ 3 phòng ngủ rộng 70 mét vuông và 2 căn hộ ở Thâm Quyến, cho biết, rất nhiều bạn bè cô đã vay ngân hàng để đầu tư vào bất động sản, nhưng việc thị trường này tiếp tục gặp khủng hoảng khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, khốn đốn.

Zeng và chồng đang nợ 60.000 NDT (khoảng 8.245 USD) tiền thế chấp hàng tháng, ngoài khoản học phí trường tư cho con trai. “Hàng tháng, chúng tôi gần như không để dư ra được đồng nào”, Zeng nói. Cô cho hay, tổng giá trị tài sản của gia đình đã giảm 1/4 so với thời điểm diễn ra đại dịch năm 2020.

Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về quy mô và tầm ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu trong những thập kỷ cải cách và mở cửa. Tuy nhiên, trên thực tế, một số chính sách nhằm vào các doanh nghiệp tư nhân được cho là đã làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. “Điều này có thể đã làm suy yếu sự mở rộng của tầng lớp trung lưu”, Gavin Chiu Sin-hin, cựu giảng viên và là phó giáo sư tại một số trường đại học ở Quảng Đông và Hong Kong, nhận định.

Chuyên gia này cũng cho rằng, dân số già và tỷ lệ sinh ngày càng giảm sút cũng ảnh hưởng đáng kể đến lực lượng lao động và an sinh xã hội của Trung Quốc, tạo thêm “trở ngại” cho việc gia tăng tầng lớp trung lưu. “Sự suy giảm của tầng lớp trung lưu cho thấy, nền kinh tế sẽ khó thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành một nước phát triển”, ông nói.

Từ lâu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới luôn “ám ảnh” về bẫy thu nhập trung bình – một giai đoạn phát triển kinh tế với mức thu nhập trì trệ, ngăn cản một quốc gia gia nhập hàng ngũ các quốc gia giàu có.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu đạt mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia phát triển trung bình vào năm 2035 – GDP bình quân đầu người dự kiến ít nhất là 200.000 USD. Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đang trong quá trình chuyển từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao khi GDP bình quân đầu người vượt qua mốc 10.000 USD vào năm 2020.

Các chuyên gia kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo rằng, dân số già, cùng với áp lực kinh tế đến từ sự căng thẳng của quan hệ Mỹ-Trung Quốc, kéo theo niềm tin của nhà đầu tư tư nhân bị suy giảm, đang tạo ra những trở ngại lớn cho sự gia tăng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.

“Đòn giáng mạnh” vào tầng lớp trung lưu

Một quan chức trong ngành lao động của chính phủ Trung Quốc lý giải, chính những tác động từ đại dịch, sự phục hồi ảm đạm của kinh tế toàn cầu đã dẫn đến việc cắt giảm quy mô tuyển dụng trên diện rộng. Điều này đồng nghĩa với tình trạng sẽ có ít việc làm mới ở khu vực thành thị hơn, tầng lớp trung lưu vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, kể từ năm 2017, Trung Quốc có 400 triệu người có mức thu nhập trung bình, tương đương khoảng 28% trong tổng số 1,4 tỷ dân.

Nhóm ngành nghề doanh nhân, nhà quản lý, bác sĩ, luật sư và giáo viên… vốn được coi là động lực chính của nền kinh tế, nhưng lại đang phải đối mặt với những lo lắng mới, điển hình là mức tăng trưởng thu nhập bị chậm lại, thậm chí trở nên trì trệ. Đây cũng là một thách thức cho lộ trình tiến đến sự thịnh vượng của một quốc gia.

Điều gì đang xảy ra với tầng lớp trung lưu Trung Quốc?
Dân số già và tỷ lệ sinh ngày càng giảm sút cũng ảnh hưởng đáng kể đến lực lượng lao động và an sinh xã hội của Trung Quốc, tạo thêm “trở ngại” cho việc gia tăng tầng lớp trung lưu. (Nguồn: AP)

Thời gian gần đây, các ngành công nghiệp cũng chứng kiến làn sóng giảm lương, sa thải nhân viên trong bối cảnh thị trường chứng khoán và bất động sản trong nước rơi vào bế tắc, ảm đạm khiến người dân phải cân nhắc nhiều hơn khi chi tiêu. Điều này là tín hiệu xấu đối với Bắc Kinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ khi Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy tầng lớp trung lưu phát triển thì quốc gia châu Á này mới thực sự trở nên hấp dẫn, khiến các nhà đầu tư quốc tế tin rằng chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và dồi dào dư địa cho hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.

Tình trạng mất việc làm ở các khu vực có thu nhập cao cũng “giáng một đòn mạnh” vào tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.

Theo tờ 21st Century Business Herald vào tháng Tư,19 trong số 22 công ty môi giới hàng đầu đã chứng kiến mức lương bình quân đầu người giảm rõ rệt trong năm qua. Theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Thâm Quyến, số lượng bất động sản được chủ sở hữu rao bán đã tăng vọt ở nhiều thành phố của Trung Quốc, với 52.397 căn được niêm yết trên thị trường thứ cấp Thâm Quyến vào giữa tháng Năm, tăng từ mức 35.000 căn vào cuối tháng Một.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nhận định, việc 70% tài sản mà các hộ gia đình thành thị nắm giữ – hầu hết thuộc tầng lớp trung lưu – là bất động sản sẽ dẫn đến xu hướng đáng lo ngại.

Yan Chao, 34 tuổi, CEO của một công ty quảng cáo có trụ sở tại Thượng Hải lo ngại rằng, bất kỳ một cuộc khủng hoảng sức khỏe nào giống như đại dịch Covid-19 vừa qua hay những bất ổn địa chính trị trong tương lai chắc chắn sẽ khiến nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề.

“Nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi, hoặc nếu xảy ra một trận đại dịch khác hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh bất ngờ, thì chắc chắn tầng lớp trung lưu sẽ bị tổn thương, sự lo lắng ngày càng trở nên tồi tệ hơn”, Yan Chao nói.

Không riêng Trung Quốc, Mỹ cũng đang đau đầu đối mặt với việc tầng lớp trung lưu suy giảm. Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Pew, tầng lớp trung lưu Mỹ đã giảm từ 61% dân số vào năm 1971 xuống còn 50% vào năm ngoái. Cũng theo Pew, những khó khăn tài chính do Covid-19 gây ra đã ảnh hưởng đến hầu hết các gia đình Mỹ có thu nhập thấp và trung bình – khi thu nhập trung bình đã giảm 2,1%.

Harry Holzer, Giáo sư tại Trường Chính sách công McCourt tại Đại học Georgetown ở Washington, cho biết: “Tăng trưởng tiền lương ở Mỹ dù tăng trưởng mạnh mẽ nhưng có lẽ không đủ để đưa những người lao động có mức lương thấp trở thành tầng lớp trung lưu. Số lượng tuyển sinh đại học cũng đang giảm, gây bất lợi cho sự phát triển của tầng lớp trung lưu trong tương lai”.

Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu Mỹ, theo Derek Scissors, học giả thường trú tại Viện nghiên cứu Chính sách công thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, thường khá giả hơn nhiều so với những đối tượng cùng nhóm ở Trung Quốc. “Phần lớn tầng lớp trung lưu Trung Quốc sống ở các thành phố mà ở đó chi phí sinh hoạt không thấp hơn nhiều so với Mỹ”, ông nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, Đức có tân Bộ trưởng Tài chính, Canada dự kiến cấm Tiktok

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12/7.

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11 này. Theo Global Times, nguyên nhân là nguồn cung bị gián đoạn ở Myanmar khiến thị trường trở nên khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm

Các doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối nămCác doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. ...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Cùng chuyên mục

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Sản phẩm xanh độc đáo của SCG hút khách tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian xanh của Tập đoàn SCG nằm ngay lối ra vào của Ngày hội Việt Nam Xanh là nơi ‘check-in' ấn tượng với những sản phẩm xanh, thu hút người dân đến trải nghiệm, tham gia những hoạt động náo nhiệt bậc nhất ngày hội. ...

Chen chân đổi rác lấy quà tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Nhiều người dân tại TP.HCM đã đem chai nhựa, vỏ hộp sữa, quần áo cũ đến các gian hàng trong Ngày hội Việt Nam Xanh đổi lấy quà, voucher mua sắm, sen đá… ...

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC tham gia bán vàng bình ổn như thế nào?

(NLĐO) - Cùng với 4 ngân hàng, Công ty vàng SJC đã tham gia mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để bán trực tiếp tới người dân, từ đầu tháng 6-2024 đến nay. ...

Mới nhất

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Mới nhất