Trang chủChính trịNgoại giaoĐiều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến...

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’ năng lượng Moscow

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Đức cảnh báo hậu quả khủng khiếp nếu quay lưng với khí đốt Nga, EU tuyên bố giữ nguyên lệnh cấm. (Nguồn: Getty Images)
Châu Âu đã chứng minh rằng, việc thiếu Nga, những quốc gia này vẫn ‘sống tốt’. (Nguồn: Getty Images)

Ba năm trước, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và châu Âu là khách hàng hàng đầu của nước này. Đối với các nhà lãnh đạo châu lục này, việc tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ đã vượt qua mọi mối lo ngại khi làm ăn với Tổng thống Vladimir Putin.

Sau đó, tháng 2/2022, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sự phụ thuộc quá lớn vào Nga – với vai trò là nhà cung cấp duy nhất – đã khiến châu Âu lao đao.

Thời điểm đó, Moscow cũng phải đối mặt với “cơn mưa” trừng phạt từ phương Tây. Trong khi châu Âu tích cực tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế, dần từ bỏ mặt hàng này của Điện Kremlin.

Châu Âu đang phải trả nhiều tiền hơn

Châu Âu đã chứng minh rằng, việc thiếu Nga, những quốc gia này vẫn “sống tốt”. Nhiều nhà nhập khẩu khí đốt, dầu và than, từng là “khách ruột” của Nga đã từ bỏ nước này để chuyển sang sử dụng các nguồn thay thế.

Ở châu Âu, người tiêu dùng cũng tìm cách sử dụng ít năng lượng hơn, giảm nhu cầu. Cuối cùng, đèn vẫn sáng bừng ở các nước châu Âu và hầu hết các nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động hết công suất.

Thế nhưng, mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy!

Châu Âu đang phải trả nhiều tiền hơn cho khí đốt, dầu mỏ và một số ngành công nghiệp ngốn nhiều năng lượng hơn đang phải vật lộn để duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Và điều bất ngờ là: Nga vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Từ hơn nửa thế kỷ trước, Liên Xô cần tiền và thiết bị để phát triển các mỏ khí đốt khổng lồ mới được phát hiện ở Siberia. Tây Đức đang săn lùng năng lượng giá rẻ để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh chóng.

Năm 1970, Liên Xô và Tây Đức đã ký một thỏa thuận về đường ống dẫn khí đốt, trong đó các nhà máy Đức cung cấp hàng nghìn km đường ống để vận chuyển khí đốt của Nga đến Tây Âu.

Dòng năng lượng đó tăng trưởng ổn định trong những thập kỷ tiếp theo cho đến khi Berlin nhận thấy họ đang mua hơn một nửa lượng khí đốt từ Moscow, cùng với khoảng một phần ba tổng lượng dầu của nước này.

Đức và các nước châu Âu đã đầu chuyển sang sử dụng năng lượng gió và mặt trời trong những năm gần đây. Nhưng khí đốt qua đường ống của xứ bạch dương vẫn là một lựa chọn thuận tiện, giá cả phải chăng.

Một trang trại gió gần Hagen, miền Tây nước Đức. Nhiếp ảnh gia: Ina Fassbender/AFP/Getty Images
Một trang trại gió gần Hagen, miền Tây nước Đức. (Nguồn: AFP)

Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel ở Brussels, năm 2023, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đạt khoảng 1 tỷ USD/tháng, giảm từ mức cao 16 tỷ USD/tháng vào năm 2022.

Hầu hết lượng nhập khẩu còn lại là khí đốt tự nhiên.

Theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu, Moscow vẫn chiếm 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối 27 thành viên vào năm 2023, xếp sau Na Uy và Mỹ lần lượt là 30% và 19%. Phần lớn khí đốt của Nga được vận chuyển qua các đường ống đi qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số những người mua lớn nhất có Áo, Slovakia và Hungary – những nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu.

Những nước tiêu thụ năng lượng lớn bao gồm Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ và Hà Lan cũng vẫn đang nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của xứ bạch dương.

Một số doanh nghiệp vẫn “gắn chặt” với khí đốt Nga

Các khách hàng châu Âu của Nga thường bị ràng buộc bởi những hợp đồng dài hạn, cứng rắn.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi, tìm kiếm nhà cung cấp thay thế Moscow có thể tốn kém vì nguồn cung sẵn có trên thị trường khí đốt toàn cầu dự kiến ​​sẽ vẫn khan hiếm trong ít nhất một năm nữa.

Những khách hàng chính – bao gồm Slovakia và Hungary – cho biết họ đang tìm kiếm các nguồn thay thế. Nhưng các quốc gia không giáp biển này sẽ phải trả nhiều tiền hơn nếu họ mua khí đốt không phải của Nga.

Những quốc gia này đang nhập khí đốt của Moscow qua Kiev, theo hợp đồng thương mại duy nhất còn sót lại giữa hai đất nước chịu xung đột. Hợp đồng sẽ hết hạn cuối năm nay và Ukraine tuyên bố sẽ không gia hạn.

Các công ty lớn từ Slovakia và Hungary đang thúc đẩy một thỏa thuận cho phép tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025. Cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều tháng nhưng hiện vẫn chưa có kết quả.

Hiện tại, không có lệnh cấm khí đốt của Nga trên toàn châu Âu, mặc dù một số nước như Anh, Đức và các nước vùng Baltic đã quyết định ngừng nhập khẩu nhiên liệu này.

Một số khách hàng lớn nhất và lâu đời nhất của tập đoàn khí đốt Gazprom như công ty Uniper SE của Đức và công ty năng lượng OMV AG của Áo, đã chấm dứt hợp đồng.

Các tập đoàn lớn khác của châu Âu vẫn có những khoản đầu tư lâu dài vào năng lượng của Moscow mà họ không muốn từ bỏ.

Cụ thể, TotalEnergies SE của Pháp vẫn là cổ đông của dự án Yamal LNG khổng lồ ở Bắc Cực của Nga. Công ty năng lượng Natorgy Energy Group SA của Tây Ban Nha có hợp đồng 20 năm mua nhiên liệu hóa lỏng từ Yamal cho đến năm 2038.

Dầu Nga “phăng phăng” tới châu Âu

Về lĩnh vực dầu thô, EU vẫn nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường ống và vận chuyển bằng đường bộ. Lệnh cấm của khối 27 thành viên chỉ áp dụng với vận chuyển bằng đường biển.

Vẫn chưa có lệnh cấm đối với các sản phẩm dầu được sản xuất tại các nhà máy lọc dầu bên ngoài châu Âu sử dụng dầu của Moscow, chẳng hạn như ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Global Witness, doanh số bán từ các nhà máy lọc dầu này vào EU đã mang lại cho Nga doanh thu thuế ước tính 1,1 tỷ EUR (tương đương 1,2 tỷ USD) vào năm 2023.

Giới chuyên gia nhận thấy, có khả năng, dầu thô của Nga đã tìm thấy đường đến châu Âu qua trung gian.

Việc truy tìm dầu thô và LNG của Nga trở nên khó khăn hơn kể từ khi Moscow triển khai một “hạm đội bóng tối” chở dầu lớn để tránh tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Năng lượng tái tạo – hướng đi của châu Âu

Nga chiếm chưa đến 10% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu vào năm 2023, giảm so với hơn 1/3 trước năm 2022.

Na Uy đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất lục địa. Một phần nhờ vào các cơ sở mới được xây dựng ở châu Âu để vận chuyển LNG từ các quốc gia xuất khẩu thay thế. Trong khi đó, Mỹ đã trở thành nhà cung cấp LNG hàng đầu của châu Âu.

Châu Âu cũng đang tiêu thụ ít nhiên liệu hóa thạch hơn. Một số ngành sử dụng nhiều năng lượng đang gặp khó vì hóa đơn năng lượng tăng cao, khiến họ phải cắt giảm sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất hàng hóa ít sử dụng năng lượng hơn.

Ngoài ra, châu Âu cũng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Cuộc khủng hoảng năm 2022 khiến các chính phủ châu Âu quyết tâm hơn trong việc đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng sạch.

Kết quả là sản lượng điện từ khí đốt và than đã giảm mạnh. Theo UBS Group AG, trong 8 tháng đầu năm nay, nhu cầu khí đốt của châu Âu thấp hơn 20% so với mức cùng kỳ năm 2021 – thời điểm trước khủng hoảng năng lượng.

Năng lượng tái tạo cũng giúp châu Âu tiến gần hơn đến mục tiêu loại bỏ hoàn toàn năng lượng Nga trước năm 2027, bao gồm cả dầu mỏ, khí đốt và than đá.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dieu-bat-ngo-cua-nga-va-chau-au-co-lien-quan-den-khi-dot-huong-di-moi-co-the-giup-eu-hoan-toan-cach-nang-luong-moscow-297904.html

Cùng chủ đề

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Xây dựng lực lượng không quân tinh, gọn, mạnh, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình hình mới, việc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân nói riêng theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiện đại trở thành yếu tố quan trọng để nâng cao sức mạnh quốc phòng. Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thiện, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không-Không quân về những giải...

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025. Ngày 13/12/2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn...

“Bốc hơi” hơn 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (19/12): Giá vàng thế giới giảm 1%, xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần khiến giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC giảm mạnh. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 19/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, tuy nhiên, xuất khẩu sẽ vẫn còn thuận lợi, theo Vicofa.

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê robusta đang chịu áp lực, Fed giảm thêm lãi suất, thị trường tiếp tục chinh phục kỷ lục mới?

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, tuy nhiên, xuất khẩu sẽ vẫn còn thuận lợi, theo Vicofa.

Thứ trưởng Lê Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

Đoàn đã gặp đại diện chính quyền bang New South Wales (NSW), thăm và làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và có các cuộc gặp gỡ với đại diện các Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Úc (VASEA), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Úc, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Sydney (VEAS), Tổ chức trao đổi Văn hóa Việt Nam – Úc (VACEO), một số doanh nghiệp...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Fed chốt vấn đề lãi suất, chứng khoán “đỏ rực”, S&P 500 “bốc hơi” 178,45 điểm

Ngày 18/12, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 9/2024.

Tăng mạnh dịp cận Tết

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại miền Bắc và miền Trung. Theo khảo sát, giá heo hơi trên toàn quốc đang được giao dịch trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg. Cận Tết, giá thịt heo trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh.

Mới nhất

Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Theo Healthline, một nghiên cứu cho thấy không chỉ lượng đường tiêu thụ, mà nguồn gốc của nó và tần suất tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch. ...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi giúp khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, Ban Chỉ đạo đã chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp...

Saigon Co.op khởi động Chuyến xe hạnh phúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ

20 chuyến xe miễn phí sẽ khởi hành ngày 25-1, đưa 900 người lao động, sinh viên, công nhân khó khăn trở về quê đoàn tụ gia đình trong dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc và nhận định rằng kho vũ khí hạt...

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Sáng 19-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi lễ. Thưa lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân đội các nước! Thưa quý vị đại biểu,...

Mới nhất